Rớt nước mắt với tâm thư gửi tặng “dì ghẻ”
Lời tâm sự của một bạn gái khiến cộng đồng mạng rơi lệ về câu chuyện đầy cảm động trong mối quan hệ giữa “mẹ ghẻ, con chồng”.
Con xin lỗi “dì ghẻ”….
Mẹ!!!
Hôm nay là ngày mồng 8 tháng 3, ngày của mẹ. Con gái đi học xa nhà không thể mua cho mẹ được một bó hoa, không thể dành cho mẹ một cái ôm ấm áp, không thể tặng mẹ một cái thơm má thật ngọt ngào. Sáng nay, nhận được cuộc gọi của mẹ, mẹ hỏi con đã ăn sáng chưa? Trời Hà Nội lạnh, con có mặc ấm không? Mồng 8 tháng 3 con gái đã nhận được hoa chưa? Và mẹ chúc con những điều tốt đẹp nhất. Con tắt điện thoại, nước mắt ngắn dài, chỉ biết rằng mình đã có lỗi với mẹ thật nhiều, và chẳng biết làm gì để báo đáp tình thương ấy
Con vẫn nhớ như in ngày này 3 năm trước, đó là ngày cả bầu trời sụp đổ trong mắt con, mọi thứ với con thật tồi tệ, mẹ ra đi vì căn bệnh quái ác trong một buổi tối mưa gió nhạt nhòa. Căn nhà bỗng trở nên trống vắng, hiu quạnh, cô liêu. Tóc bố đã bạc, trán bố đã nhăn nheo đi quá nhiều vì khói thuốc lá mỗi đêm. Cứ đêm đến, nước mắt con lúc nào cũng ướt đẫm gối vì nhớ mẹ.
Ba năm sau, mẹ bước chân vào nhà của con. Trước đó, mẹ cũng đã một lần ” lầm lỡ” vì cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Bố con có lẽ cũng đã quá cô đơn, và cần lắm một bờ vai để sẻ chia. Khi bố và mẹ “góp gạo thổi cơm chung”, con cho rằng đó là ác mộng lớn nhất của cuộc đời con. Đám bạn con đùa cợt trêu chọc, rồi một câu ca dao nào đó càng làm con thêm uất ức, và muốn loại bỏ mẹ ra khỏi cuộc sống sau này
“Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng…”
Video đang HOT
Con giận bố, con nghĩ rằng bố đã hết yêu mẹ đẻ của con, đã không còn thương mẹ đẻ nữa. Trong đầu con, mẹ là một người đàn bà không tử tế, yêu hết người này đến người khác. Và cũng có những lúc, câu chuyện cô tích Tấm cám, những mối quan hệ mẹ ghẻ, con chồng ngoài cuộc sống đã khiến con thêm căm phẫn. Con cho rằng, mẹ đến với gia đình này chưa bao giờ là một điều tốt đẹp cả.
Trái với những hằn học, trái với cách xưng hô ngang bướng, hỗn xược của con, mẹ vẫn chăm sóc cho con từng li từng tí, lo cho con bữa ăn giấc ngủ hằng ngày. Lúc nào mẹ cũng gọi mẹ và con gái mẹ, mẹ nhẫn nhịn khi con nói những lời không hay, mẹ gắn kết lại tình yêu mà con dành cho bố
Con không nghi thế, tất cả với con chỉ là sự giả tạo, mẹ còn muốn chiếm luôn cả bố của con. Con hậm hực, và khó chịu với những sự chăm sóc của mẹ. Con xưng hô trống không. Con nhớ có lần con sốt cao, mẹ đã phải thức trắng đêm trong viện hàng tuần liền chăm sóc con. Thế nhưng khi tỉnh dậy, con còn xưng tao- mày đuổi mẹ ra khỏi phòng. Con đâu có biết, những lúc như thế mẹ chỉ biết lặng đi, quay lưng lại và đôi mắt nhòa
Nếu không vì sự hi sinh của mẹ thì con đã không tồn tại trên đời nữa rồi. Hiếm hoi lắm mẹ mới rủ được bố và con đi siêu thị, sau đợt bố đi công tác về. Mẹ bảo là mẹ sẽ nấu rất nhiều món ngon dành cho bố và con gái. Tất nhiên là con chẳng quan tâm tới câu chuyện ấy, lúc sang đường, mải mê với cái máy nghe nhạc và cái tai phone. Ô tô lao tới mà con chẳng hề để ý, nhanh như chớp, mẹ tống giỏ thức ăn, lao ra xô con thoát khỏi tai nạn. Nhìn mẹ nằm trong giường bệnh, khuôn mặt tái đi vì đau đớn, con đã khóc rất nhiều. Sau này con mới biết rằng, chính vì không thể sinh con mà mẹ bị người chồng vũ phu đánh đập dã man, rồi li thân. Mẹ với bố đến với nhau, cảm thông chia sẻ nỗi niềm cho nhau. Và chính vì không thể sinh con, mẹ đã dồn hết tình cảm cho con. Con đã khóc rất nhiều, con không ngờ mình là một người tồi tệ và tàn nhẫn đến như vậy…
Mồng 8 tháng 3, con gái ngồi trong phòng viết những dòng này, nước mắt rơi. Cảm ơn mẹ đã đến và là mẹ của con. Rồi hè đến, khi con được nghỉ học, con sẽ rời xa Hà Nội phồn hoa để về với mẹ, để nói với mẹ rằng: “Con yêu mẹ nhiều lắm…”
Ngàn lần xin lỗi mẹ, mẹ yêu ơi…
Bạn đã từng làm điều gì có lỗi khiến người phụ nữ mình yêu thương (là mẹ, là chị gái, là người yêu, cô giáo….) phải phiền lòng, phải khóc? Bạn đã làm gì để chuộc lại lỗi lầm ấy?
Hãy chia sẻ và viết lên câu chuyện của chính bản thân mình rồi gửi về địa chỉ email: Cudanmang@soha.vn, từ ngày 7/3 tới hết ngày 21/3, bài viết từ 600 – 1000 chữ.
Những bài viết tốt sẽ được đăng tải và có cơ hội nhận được những phần quà hấp dẫn nhất từ các ca sĩ, diễn viên nổi tiếng.
Theo GĐO
'Thà ở vậy suốt đời chứ đừng lấy trai vợ thôi'
Ba mươi lăm tuổi, tôi muốn kết hôn. Biết chồng tương lai của tôi là người đàn ông đã qua một đời vợ, dì Út tôi can:
- Đừng con ơi... có thương chín xe mười vàng đi chăng nữa, lỡ có bầu rồi chăng nữa cũng hãy nuôi con một mình, đừng lấy người đã có vợ!
Tôi ậm ừ vì từ yêu tới giờ chỉ thấy toàn điều tốt từ chồng sắp cưới. Út bồi tiếp:
- Tốt!? Sao vợ nó thôi? Có phải vì khó khăn quá nên sống không vô? Lười biếng, ỷ lại quá nên kham không nổi? Con ơi... nếu không có trai tân để lấy thì thà ở vậy suốt đời chứ đừng lấy trai vợ thôi. Út lấy kinh nghiệm cả đời mình để can con đó!
Hồi ấy... dì Út tôi mãi 38 tuổi mới chịu gật đầu cưới với một người đàn ông đã qua một đời vợ, có hai con riêng. Dượng làm nghề thợ sửa máy nổ, máy cày nên thu nhập cũng rất khá. Cưới xong, dượng mang theo cái nghề, hai đứa con, và mẹ già về nhà dì Út tôi cùng sinh sống. Út chưa từng lập gia đình, nghề thợ may áo dài của Út cũng có thu nhập khá, ông bà ngoại mất rồi nên ngôi nhà khá to xem như quá lý tưởng cho một gia đình.
Cuộc hôn nhân của Út tôi tồn tại 15 năm. Bà mẹ chồng rất quý dì tôi, bà hay mắng con trai hạch sách, khó khăn, lỗi phải với vợ rằng: "Sứt tay gãy gọng một lần rồi giờ phải biết quý chứ con. Mày khó khăn quá nó "thôi" thì ai dám lấy mày nữa?". Nhưng lời người mẹ già vào tai con trai cứ như nước đổ lá khoai. Nghề của dì Út tôi thu nhập khá nhưng cũng phải làm trắng đêm, mờ mắt.
Sau cưới hơn năm thì Út sinh con, xui rủi thay đứa con èo uột và bị "chân chữ chi" nên phải lên xuống bệnh viện thành phố mổ xẻ, sắp xương... rất nhiều lần. Kết quả chân đứa bé có hình thù của cái chân nhưng không bao giờ đi đứng bình thường được. Thế nhưng ngay trong thời gian đó, dượng Út không hề quan tâm tới cơm áo gia đình. Gia đình ở đây là mẹ già và hai con của dượng, chứ dì tôi thì đã lấy bệnh viện làm nhà, có ở nhà nữa đâu. Nghề của dượng ít khách nhưng khi có thì thu về bạc triệu. Vậy mà dượng đi bia ôm, nhậu nhẹt hết, lúc không tiền thì đến quán tạp hóa "ký sổ" thức ăn về cho bà mẹ và hai con.
Tiệm tạp hóa không cho "ký sổ" nữa, vì họ biết dì Út tôi không có nhà. Vậy là dượng chửi, chửi cả làng cả xóm, rằng có vợ tưởng được nhờ cậy, tựa nương ai dè chén gạo, hột muối cũng tính từng đồng từng cắc. Còn mấy bà chủ quán tạp hóa là đồ "ăn cơm nhà đuổi gà hàng xóm", bộ tưởng tao không có tiền trả sao. Tiền tao đốt tụi bây cũng phỏng nữa là... nhưng có vợ phải nhờ vợ chứ!!!
Đoàn thể địa phương đến thăm đứa bé bệnh tật, cho một ít nhu yếu phẩm, dượng lấy mớ quà ân nghĩa ấy đổi ra rượu, ra "mồi" nhậu nhẹt hết.
Ngày mẹ dượng mất bà cứ cầm tay dì Út tôi mãi, nói trên đời không có người mẹ ghẻ nào tốt hơn con, không có đứa con dâu nào hiếu thảo hơn con, dám gánh cả bầy người "vô tích sự" mà không đòi hỏi gì hết. Út buồn, nói "Má thương con, hiểu con vậy là được rồi. Đời người gặp nhau, sống với nhau là duyên nợ, biết rồi kiếp sau má và con có được làm má - con của nhau không".
Cơ ngơi của Út tôi dành dụm từ trước khi lấy chồng to lớn và dư dả bao nhiêu thì đến khi thôi chồng chẳng còn lại gì ngoài vuông đất đủ cất cái nhà 4 x10m. Tất cả đã đổ vào bệnh tật con chung, học hành và phá phách của con chồng cùng nợ nần của ăn nhậu và bao cú "làm ăn" của chồng. Dượng làm chủ thảo hụi ngày, mua bán phụ tùng máy cày, máy kéo, mở tiệm mua bán xe máy cũ... Nhưng tiền lời không thấy, chỉ thấy lâu lâu về tỉ tê vợ "cho mượn" một ít làm vốn. Giọt nước tràn ly là lần dượng lấy giấy đỏ có tên chủ sở hữu là dì Út tôi, người thừa kế là dượng đi thế chấp ngân hàng. Nhưng... kẻ ký tên ở mục chủ sở hữu là một người đàn bà nào khác chứ không phải dì tôi!
Kết quả dượng không có khả năng trả nợ, dì tôi không còn tiền, thửa đất về tay người khác. Người đó khi biết rõ chuyện đã nhân từ cho dì tôi lại 4 x 10m đất cất cái nhà trú thân.
Mười lăm năm sau cưới, dì tôi ly hôn và nuôi đứa con tật nguyền. Dượng ra đi sau khi vòi "một ít tiền xe". Hai con riêng của dượng giờ đã lấy vợ lấy chồng nhưng lâu lâu vẫn tạt về thăm dì tôi, miệng gọi mẹ... mẹ như ngày nào.
Làm sao có thể tin được người đàn ông nào thôi vợ đều vì những lý do y chang nhau? Nhưng ở tuổi này của tôi trai tân còn mấy người để lấy? Nếu có còn, biết người ta có chịu lấy mình?
Tôi thu nhập ổn định, nhà cửa đã đàng hoàng, yêu thì yêu nhiều nhưng lại không muốn "đánh cuộc" với ông tơ vì tuổi tác đã không còn cho phép. Biết lấy ai bây giờ, trai tân thì khó kiếm, người thôi vợ thì đầy ra mà cứ gờn gợn những lời gan ruột của dì.
Theo PNO
Làm 'vợ hờ' của người tình cũ suốt 10 năm 16 tuổi, tôi đã biết chơi 'trò người lớn' với anh. Tôi nghiện sex nên học hành ngày càng sa sút. 17 tuổi, sau một năm quan hệ thì anh theo gia đình đi nơi khác. tôi buồn, nhớ anh nhưng tôi lao vào các mối tình khác. Tôi đã phải trả giá. 21 tuổi, tôi có thai nên phải lấy chồng, bắt...