Rớt nước mắt khi mẹ chồng dồn toàn bộ tiền mừng tuổi cho con dâu đi đẻ
“Đây là tất cả tiền mừng tuổi của mẹ, con cầm lấy bù vào lo tiền đẻ. Mẹ biết mấy năm nay các con lo cho mẹ nhiều, thiếu thốn chẳng dám kêu than. Số tiền mừng tuổi của mẹ không nhiều nhưng đó là tấm lòng của mẹ các con đừng từ chối”.
Bố anh đã mất, chỉ còn mình mẹ. Bà lại đau yếu thường xuyên nên sau khi cưới anh bàn với vợ đón mẹ lên ở cùng. Dù anh chị vẫn phải đi ở trọ, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng chị đồng ý ngay với quyết định của chồng. Chị nghĩ, mẹ chồng cũng như mẹ đẻ mình, mình có sống tốt với mẹ chồng thì chồng mới sống tốt với mình được.
Vì bệnh của mẹ khá nặng nên tháng nào anh cũng phải chi mất nửa tháng lương của mình vào tiền thuốc thang cho bà. Thế nhưng chị chẳng kêu ca lấy nửa lời, thậm chí chính chị là người đưa bà đến viện khám định kì hàng tháng rồi mua thuốc về cho mẹ chồng. Sau mỗi bữa ăn chị lại nhẹ nhàng nhắc bà uống thuốc đều đặn. Chị chăm sóc bà chu đáo từ miếng ăn tới giấc ngủ, khiến anh yên tâm vô cùng.
Cũng chính vì lo chữa bệnh cho mẹ mà chị đã chủ động kế hoạch việc sinh con trong năm đầu sau cưới để chăm sóc cho mẹ chồng được tốt hơn. Hiểu được tấm lòng con dâu, mẹ chồng chị không muốn các con kế hoạch nữa. Thấy sức khỏe của mẹ cũng đã khá hơn, chị mới quyết định bầu bí.
Thấy sức khỏe của mẹ cũng đã khá hơn, chị mới quyết định bầu bí. (Ảnh minh họa)
Chị mang thai được 2 tháng thì mẹ chồng lại phải đi cấp cứu do bà bị ngã khi dậy đi vệ sinh ban đêm. May mắn hôm đó chồng chị thức muộn xem bóng đá nên đưa bà đến viện kịp thời. Sau khi mẹ chồng ra viện chị quyết định ngủ luôn cùng bà.
Video đang HOT
Bạn bè đồng nghiệp cùng cơ quan biết chuyện chị ngủ với mẹ chồng thì trêu chị không sợ chồng ra ngoài à. Chị chỉ cười bảo, nếu chồng có tính ấy thì dù mình có ngủ cùng anh ấy vẫn cứ đi. Mà giờ mình ngủ cùng mẹ chồng là để tránh đêm hôm xảy ra chuyện không hay với bà. Mình lo cho mẹ anh ấy, thì anh ấy phải biết ơn mình chắc chắn sẽ không dám làm gì có lỗi với vợ đâu. Thế nên chị thấy thoải mái lắm, chẳng lo sợ gì cả.
Chị mang bầu hơn 8 tháng thì đến Tết. Bụng vượt mặt nhưng chị vẫn đi chợ sắm sửa mọi thứ rồi cùng chồng và mẹ chồng bắt xe về quê ăn Tết. Vì nhà lâu không có người ở, hôm ông Công ông Táo chị đã bảo chồng nghỉ 2 hôm về dọn nhà trước và làm lễ cúng. Mẹ chồng chị thấy con dâu tốt tính và chu toàn như thế thì cảm động lắm.
Mặc dù cả năm nuôi mẹ và lo thuốc thang cho bà nhưng mùng 1 Tết theo đúng lễ nghĩa chị vẫn chuẩn bị phong bao lì xì một triệu để mừng tuổi mẹ chồng. Chị nói đây là chúng con mừng tuổi mẹ, mừng mẹ sức khỏe để sống vui vẻ cùng con cháu khiến bà không thể nào không nhận.
Họ hàng anh em đến chơi mọi người cũng mừng cho mẹ chồng chị vì năm nay thấy sức khỏe bà khá hơn. Mọi người đưa phong bao lì xì chị chỉ dặn mẹ là nhớ cất cẩn thận kẻo lại bị rơi chứ chị tuyệt nhiên không hỏi bà được mừng tuổi bao nhiêu hay đòi để mình giữ, dù hết tết bà lại lên sống cùng anh chị.
Tết năm đó, chị có cái Tết ấm cúng thứ 2 ở nhà chồng. Ra Tết nửa tháng thì chị sinh con. Hôm ấy chị chuyển dạ lúc nửa đêm, 2 vợ chồng lục ục bắt taxi vào viện. Đi vào viện đẻ mà chị vẫn lo nơm nớp mẹ chồng ở nhà. Gần sáng lên bàn đẻ chị vẫn dặn với chồng là gọi điện nhờ chị hàng xóm mua đồ ăn sáng mang sang giúp cho mẹ để bà ăn còn uống thuốc. Chồng chị phải bảo vợ cứ vào phòng đẻ đi, anh gọi về nhờ rồi thì chị mới yên tâm.
Gần sáng lên bàn đẻ chị vẫn dặn với chồng là gọi điện nhờ chị hàng xóm mua đồ ăn sáng mang sang giúp cho mẹ để bà ăn còn uống thuốc. (Ảnh minh họa)
Vậy nhưng 1 tiếng sau sinh, mẹ con chị được chuyển ra ngoài phòng hậu sinh thì mẹ chồng chị cũng đã có mặt. Bà ở nhà lo lắng cho con cháu đã nhờ hàng xóm chở tới việc giúp. Nhìn thấy con dâu và cháu mẹ tròn con vuông bà rớt nước mắt. Bà dúi vào tay chị một cái bọc nhỏ rồi bảo:
“Đây là tất cả tiền mừng tuổi của mẹ, con cầm lấy bù vào lo tiền đẻ. Mẹ biết mấy năm nay các con lo cho mẹ nhiều, thiếu thốn chẳng dám kêu than. Số tiền mừng tuổi của mẹ không nhiều nhưng đó là tấm lòng của mẹ các con đừng từ chối. Chỉ mong sao cho con cháu được khỏe mạnh mẹ có chết cũng yên lòng”. Chị cầm cái gói nhỏ ấy mà rưng rưng nước mắt. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau.
Mới đó mà đã chục năm trôi qua. Giờ con chị đã 10 tuổi, anh chị cũng đã mua được nhà thành phố và có cuộc sống ổn định. Duy chỉ có mẹ chồng chị là không còn sống để được hưởng sự sung sướng cùng con cháu. Bà mất đã được 8 năm nhưng chị vẫn nhớ như in khuôn mặt, giọng nói của bà. Mỗi lần sinh nhật con, nhớ lại cảnh mẹ chồng tay run run đưa toàn bộ số tiền mừng tuổi cho mình ở phòng hậu sinh năm đó nước mắt chị lại rơi.
Theo Một Thế Giới
Ngại về quê ngoại ăn Tết vì không có tiền mừng tuổi bố mẹ, họ hàng
Mình về quê dịp Tết sẽ gặp hầu hết các bạn học của mình. Trong đó, đa số mọi người đều thành đạt, mua được nhà cửa, sắm được ô tô còn mình thì vẫn chật vật với cuộc sống. Nghĩ thế là mình lại cảm thấy ngại vì cảm giác thua kém bạn bè...
Mình quê Lạng Sơn, lấy chồng người Hà Nội. Tiếng là lấy chồng thủ đô nhưng thực ra quê chồng mình ở mãi tận Mỹ Đức. Mình là giáo viên mầm non, thu nhập được khoảng 4 triệu/tháng, còn chồng mình làm nhân viên văn thư ở xã. Vợ chồng mình ở cùng bố mẹ chồng đã ngoài 70 tuổi, phải lo toan ăn ở cho cả ông bà, cuộc sống vì thế không thể dư dả được.
Kể từ ngày lấy chồng đến nay đã được 5 năm là 5 cái Tết mình ở nhà nội. Mặc dù quê chồng chỉ cách nhà mẹ đẻ có hơn 200 km nhưng chưa Tết nào mình về quê ngoại ăn Tết cả. Không phải do nhà chồng gây khó khăn không cho mình về quê ăn Tết mà đơn giản là vì cưới xong mình mang bầu, sinh con liên tiếp nên 3 năm đầu mình ăn Tết nhà chồng. Hai năm nay, con đã lớn, cứng cáp hơn nhưng mình vẫn chưa sẵn sàng về nhà mẹ đẻ. Thực chất, cũng đã 3 lần 7 lượt mình định về Lạng Sơn mà lần nào cũng lên kế hoạch rồi lại hoãn.
Mình vốn sinh ra trong gia đình có điều kiện khá ở thị trấn. Ngày học cấp 3 cũng thuộc diện xinh gái, học giỏi nên khi đỗ Cao đẳng mẫu giáo trung ương, mình cũng là niềm tự hào nhỏ của bố mẹ. Vậy mà duyên phận đưa đẩy, ra trường mình quen chồng mình bây giờ và nhanh chóng yêu rồi kết hôn mặc bố mẹ ngăn cản lấy chồng xa, gia đình chồng nghèo.
Nói đúng ra, kể từ khi lấy chồng, năm nào hè mình cũng cùng chồng hoặc con về nhà ngoại nhưng đến dịp Tết thì không. Đơn giản vì Tết nhất phương tiện đi lại khó khăn, cả đi cả về cũng mất hơn 1 triệu tàu xe, chưa kể quà cáp.
Hơn thế, mình cũng có nỗi niềm là mang tiếng lấy chồng Hà Nội mà Tết về quê không có chút quà cáp cho bố mẹ, anh em, họ hàng thì rất ngại. Mọi người sẽ thắc mắc, bàn ra tán vào, có thể bị đánh giá là keo kiệt, bủn xỉn... Đấy là chưa kể, về nhà mẹ đẻ, kiểu gì ngoài 5 triệu tiền Tết biếu bố mẹ, vợ chồng mình còn phải lo tiền mùng tuổi cho ông bà, các bác, các cháu, mua cành đào, cây quất...
Có thể với nhiều người, hơn một chục triệu là không lớn nhưng với vợ chồng mình đang nuôi hai con nhỏ, thu nhập cả gia đình trông chờ hoàn toàn vào đồng lương vỏn vẹn chưa đến 8 triệu thì quả thực số tiền trên là rất lớn. Ngoài ra, mình về quê dịp Tết sẽ gặp hầu hết các bạn học của mình. Trong đó, đa số mọi người đều thành đạt, mua được nhà cửa, sắm được ô tô còn mình thì vẫn chật vật với cuộc sống. Nghĩ thế là mình lại cảm thấy ngại vì cảm giác thua kém bạn bè...
Những ngày Tết đang cận kề. Trong khi mọi người đều háo hức, tất bật chuẩn bị Tết thì trong lòng mình vẫn ngổn ngang. Mình rất nhớ quê, nhớ bố mẹ và biết rằng bố mẹ mình mong ngóng gia đình con gái vô cùng. Có điều trong lòng mình lấn bấn quá, lòng muốn về mà lấn cấn tiền bạc eo hẹp, đường xa... Lẽ nào Tết này mình lại thêm 1 lần lỡ hẹn ăn Tết với bố mẹ?
Theo Blogtamsu
Phận nhân tình, một mình ôm bụng bầu đi đẻ Từng ôm cái ước vọng về "tình yêu chân chính", giờ đây, một thân một mình vượt cạn tôi mới thấm thía nỗi đau ê chề của kẻ thứ ba như mình. Tôi gặp anh khi vợ chồng anh đã trục trặc, không hạnh phúc. Nhiều người nghĩ đó là lí do của cả trăm thằng đàn ông ngoại tình . Nhưng điều...