Rớt nước mắt khi biết lý do vì sao tận mùng 3 chồng mới về nhà ăn Tết
Đêm giao thừa chị ôm con nằm khóc, chị thấy mình đã quá sai lầm khi để chồng đi làm xa. Đến ngày Tết đoàn viên anh cũng không thèm về, phải chăng anh đã không còn cần tới mẹ con chị nữa…
Tết năm nay là cái Tết thứ 3 của chị ở nhà chồng. Hồi mới cưới hai vợ chồng chị cùng lên thành phố làm, nhưng khi chuẩn bị sinh con đầu lòng thì chị về quê để tiện cho mẹ chồng chăm sóc. Sau đó chị xin làm may luôn ở quê chồng chứ không đưa con lên thành phố nữa, vì chi phí sinh hoạt trên ấy quá đắt đỏ.
Một mình anh làm trên đó, cứ 3 tháng anh về thăm vợ con được 1-2 ngày rồi lại đi ngay. Chị ở nhà sống cùng bố mẹ chồng, thường xuyên phải chịu áp lực mẹ chồng – nàng dâu. Mẹ chồng chị lại là người khó tính nên nhiều lúc chị cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Đã có lần chị muốn đưa con lên cùng chồng nhưng sợ tăng thêm gánh nặng cho anh nên đành cố gắng sống hòa hợp với nhà chồng.
Đã có lần chị muốn đưa con lên cùng chồng nhưng sợ tăng thêm gánh nặng cho anh nên đành cố gắng sống hòa hợp với nhà chồng. (Ảnh minh họa)
Được cái anh là người biết thương vợ, thương con. Mỗi lần về anh đều đưa lương cho vợ đầy đủ để vợ nuôi con. Thấy chồng đưa lương chẳng thiếu một đồng thì chị thắc mắc:
- Anh đưa hết lương cho em thì lấy tiền đâu mà tiêu pha, rồi tiền trọ nữa…?
- Cái đó em không phải lo, giờ anh ở luôn tại công trường nên không mất tiền trọ. Còn tiền ăn và tiền tiêu vặt thì thi thoảng anh nhận được việc làm thêm buổi tối nên cũng đủ. Mình anh có tiêu pha gì đâu. Em ở nhà chịu khó chăm sóc con, mẹ nói gì kệ mẹ. Bà trước nay vẫn khó tính thế nhưng bà không để bụng đâu, nói rồi là thôi ấy mà.
- Em biết rồi. Anh cũng đừng tiết kiệm quá, ăn uống cho tốt, không có ốm thì khổ. Em giờ cũng đi làm rồi nên cũng có đồng ra đồng vào, với lại ở quê chi tiêu không tốn kém như ở trên ấy.
Chị dúi lại vào túi chồng thêm ít tiền nhưng anh nhất định không cầm. Chị nhìn chồng lên xe mà thương anh vô cùng. Ngày trước khi hai vợ chồng còn cùng làm trên thành phố, mỗi ngày đi làm về chị đều cơm nước cho anh chu đáo. Thỉnh thoảng lại nấu món nọ món kia bồi dưỡng cho anh. Giờ không có vợ ở bên, một mình anh phải xoay sở tự lo hết.
Lúc quyết định ở nhà chị cũng lo lắm, sợ không có vợ quản anh làm lại không giữ được tiền nhưng giờ thì chị yên tâm rồi. Số chị vẫn còn may mắn lắm, lấy được người chồng tử tế, biết thương vợ thương con.
Video đang HOT
Vậy nhưng lần này 4 tháng liền anh chưa về. Gần tới Tết dương lịch, chị gọi điện hỏi chồng có về không thì anh bảo: “Đằng nào cũng giáp Tết rồi, để Tết âm về cả thể, đi lại nhiều tốn kém”. Dù rất mong chồng về nhưng anh nói thế cũng phải nên chị không dám giục nữa. Nghỉ 3 ngày, chị đưa con về ngoại cách nhà nội chục cây số để thăm ông bà.
Không thấy anh đâu, họ hàng nhà ngoại ai cũng hỏi thăm rồi bảo: “Bố cái Nhím làm quên cả ngày nghỉ lễ thế này thì cuối năm 2 mẹ con tha hồ tiền mà sắm Tết nhé”. Chị chỉ cười, cuộc sống phải chấp nhận như thế chứ chị cũng chẳng muốn chồng một nơi, vợ một nơi thế này.
Dù rất mong chồng về nhưng anh nói thế cũng phải nên chị không dám giục nữa. (Ảnh minh họa)
Sau mấy ngày nghỉ Tết dương, con chị lại sốt cao rồi co giật. 9 giờ đêm chị phải cùng mẹ chồng chở con bằng xe máy tới viện. May mà nhà cũng chỉ cách bệnh viện 4 km nên con chị được cấp cứu kịp thời. Mấy ngày ở viện, chị gần như phải thức trắng đêm để trông con. Chị báo tin cho chồng, anh nói bận không về được, anh dặn chị chăm con cẩn thận.
Con ở viện về, chị lại để con cho mẹ chồng chăm rồi đi làm trở lại. Cả tuần không thấy anh gọi về thăm con lấy một lần, chị giận lắm nhưng cuối cùng vẫn cầm điện thoại gọi cho anh trước. 10 giờ đêm mà anh bảo vẫn còn đang làm, giáp Tết chắc bận, nói vài câu rồi anh cúp máy ngay. Chị buồn, song hi vọng Tết sắp tới cả nhà sẽ được sum họp.
Sáng 29 Tết vẫn chưa thấy chồng nói gì đến chuyện về, chị gọi điện anh bảo chiều anh mới ra xe. Chiều chị chờ chẳng thấy chồng đâu, đến tối anh gọi điện bảo anh không về được, sau Tết anh sẽ về rồi tắt máy. Chị khóc như mưa, anh làm gì mà không về ăn Tết, chắc là anh đã có người khác ở trên đó rồi, chẳng còn thiết tha gì đến vợ con nữa. 5 tháng trời anh không về cũng chưa gửi cho vợ được đồng lương nào, con ốm cũng chỉ hỏi han được vài câu.
Đêm giao thừa chị ôm con nằm khóc, chị thấy mình đã quá sai lầm khi để một mình chồng làm trên thành phố. Dù anh nói lý do phải trực nhưng chị không tin vì trước đó chính anh đã bảo năm nay anh không phải trực Tết rồi. Sáng mùng 1 anh gọi điện cho bố mình chúc Tết mấy câu rồi tắt máy luôn, cũng không thèm gọi cho vợ con. Chị đòi lên thành phố tìm chồng nhưng bố mẹ chồng chị không cho đi.
2 ngày Tết chị cố giấu nước mắt vào trong, ai hỏi thăm tới anh mẹ chồng chị cũng phải đỡ lời chứ chị không biết nói thế nào mà chỉ chực trào nước mắt. Đêm mùng 2 thấy nhà hàng xóm bên cạnh náo loạn vì người vợ phát hiện chồng đi làm xa cặp bồ chị lại òa khóc nức nở. Chị quyết định sáng ngày mai sẽ bắt xe lên chỗ chồng làm xem thự hư thế nào, chồng chị có người khác hay ốm đau làm sao, chị không thể bình tĩnh ngồi nhà được nữa rồi.
8 giờ sáng mùng 3 Tết, mặc bố mẹ chồng can ngăn chị vẫn quyết đi bằng được. Nhưng lúc chị chuẩn bị ra tới cổng thì anh lò dò bước về. Bố chồng chị nhìn thấy con trai về thì giận lắm, cầm cái gậy gần đó lao ra định đánh cho thằng con bất hiếu một trận, anh lưng đeo ba lô, tay lỉnh kỉnh đồ đạc cứ thế đứng cho bố đánh. Chị và mẹ chồng phải chạy vội ra can.
Nhưng lúc chị chuẩn bị ra tới cổng thì anh lò dò bước về. (Ảnh minh họa)
Đợi bố nguôi cơn giận anh mới quỳ xuống xin lỗi bố mẹ: “Con xin lỗi bố mẹ, lẽ ra con về ăn Tết với cả nhà nhưng mà một anh trong tổ của con bị tai nạn lao động ngay ngày 29 Tết nên con tình nguyện ở lại trông coi công trường thay vị trí của anh ấy”. Bố mẹ chồng chị khi biết chuyện thì đã không còn trách con trai nữa.
Lúc này anh mới có thể đặt bánh kẹo Tết lên bàn thờ và thắp hương khấn vái tổ tiên rồi mừng tuổi bố mẹ. Lúc vào buồng, anh ôm chặt lấy vợ và con, anh hiểu mình đã để vợ phai lo lắng tới mức nào. Anh đưa hết tiền lương 5 tháng, rồi tiền thưởng Tết cho vợ rồi thủ thỉ vào tai chị: “Anh xin lỗi, đừng giận anh nữa nhé”.
Chị rớt nước mắt khi biết vì sao mãi tận hôm nay chồng mới về ăn Tết, hóa ra việc anh ở lại là vì lý do như thế chứ không phải anh có người khác như chị từng nghĩ. Anh mãi mãi là người chồng, người cha tốt của mẹ con chị. Với nhiều gia đình, mùng 3 đã hết Tết nhưng nhà chị Tết mới bắt đầu…
Theo Một Thế Giới
Tôi cũng có bố mẹ, sao cứ bắt tôi ăn Tết nhà chồng?
Dù biết, tục lệ con dâu là phải ăn Tết nhà chồng vẫn tồn tại từ xưa tới nay nhưng có những lúc mệt mỏi, bận rộn ở nhà chồng không một ngày thảnh thơi, tôi lại nghĩ, tại sao tôi phải khổ như vậy?
Ai bắt tôi phải như vậy, chồng tôi ư, nhà chồng ư? Tôi sẽ phải thay đổi quan điểm, thay đổi suy nghĩ, tư tưởng của chồng cũng như gia đình chồng. Thời hiện đại rồi, tại sao cứ phải sống phụ thuộc vào người khác, tại sao cứ phải sống theo lễ giáo cũ để bản thân bị bó buộc, bị khổ sở, bị ức chế.
Nghĩ đi nghĩ lại, chuyện ăn Tết ở quê chồng, quê ngoại thật là một vấn đề không có hồi kết. Mấy ngày hôm nay, gia đình chồng lắm khách, bận rộn triền miên. Tôi thì lo cơm nước suốt ngày lại dọn dẹp, rửa bát đến nhợt cả tay. Nói thật, tôi không biết Tết là gì và cũng không hiểu Tết đến từ bao giờ nữa.
Những ngày cận Tết, một thân một mình hì hục đi chợ, sắm đủ mọi thứ trên đời. Nói thật, đi một lần mà xong thì sung sướng là bao. Đây đi vài lần, thậm chí là ngày đi vài bận mới xong hết được mọi thứ cần mua. Mà mua xong rồi lại một mình bày biện. Nhà chồng thì phó mặc cho con dâu, còn được ông chồng cũng chỉ biết vắt chân chữ ngũ.
Bao năm nay tôi làm con dâu hiền thảo, vợ ngoan vì nghe lời bố mẹ chồng và chồng, nghĩ cho cùng cũng là quá đủ. Tôi thật sự muốn vùng lên, muốn sống khác, muốn được là theo ý mình một lần trong đời.
Chồng tôi chưa một lần nói đến chuyện về ăn Tết quê ngoại dù đã bao nhiêu năm nay tôi thực hiện đúng trách nhiệm của con dâu. Tôi chăm chỉ làm việc, chăm lo cho gia đình chồng. Với bố mẹ chồng, tôi thực hiện đúng đạo lý, không bao giờ hỗn láo hay cãi lời ông bà. Bao nhiêu cái Tết là bấy nhiêu năm tôi hoảng sợ vì quá mệt mỏi. Người phụ nữ như tôi nào biết Tết là gì từ khi đi lấy chồng. Tôi chỉ biết đến bếp, đồ ăn, nấu nướng. Người lúc nào cũng đầy mùi thức ăn, hành tỏi chứ đâu được ăn diện đi chúc tụng nhau, đi chơi cà phê với bạn bè như người ta. Nhiều lúc, thèm cảm giác chưa chồng, thèm cảm giác tự do biết bao nhiêu.
Nghĩ lại lúc còn ở nhà với bố mẹ, tôi thật sự sung sướng. Chẳng phải làm gì, ngày mùng 1 thì được ngủ nướng. Ngủ dậy thì ăn mặc đẹp, đi chơi với bạn bè. Rồi các ngày sau còn đến nhà bạn bè ăn cơm, còn rủ nhau đi chơi, đi hội, cảm giác ấy thật sung sướng biết bao nhiêu. Nhưng từ ngày lấy chồng, tôi gần như trở thành một con người hoàn toàn khác.
Nếu như bây giờ, dù đã có con cái đàng hoàng nhưng được về ăn Tết với bố mẹ, tôi chắn chắn mình vẫn được sống với cảm giác năm nào. Tôi vẫn là con gái yêu của bố mẹ, vẫn có thể ngủ nướng, vẫn cứ nằm ườn rồi có người gọi dậy ăn sáng, ăn trưa. Cảm giác ấy, tôi thèm một lần trong đời.
Về nhà, mọi thứ đều thoải mái, ăn to nói lớn, ăn gì theo sở thích của mình không giống như ở nhà chồng, làm gì cũng phải nhìn trước ngó sau. Bố mẹ chồng cái gì cũng để ý, soi mói, chồng thì gia trưởng, bảo thủ, chán nản vô cùng.
Tôi hỏi cánh mày râu các anh nói chung và hỏi chồng tôi nói riêng, rằng: Chúng tôi cũng có bố có mẹ, chúng tôi cũng làm con làm cái, tại sao các anh cứ bắt chúng tôi phục vụ gia đình mình. Các anh cũng nên biết điều, cũng nên nên có trước có sau, có này có nọ. Chúng tôi cũng phải về nhà mình ăn Tết, cũng phải đón giao thừa với bố mẹ chứ? Các anh định cướp mất con gái nhà người ta, các anh định xin không con gái của bố mẹ tôi khi bố mẹ tôi mất công nuôi chúng tôi mấy chục năm trời mà không mảy may suy nghĩ sao?
Thân làm con gái đi lấy chồng, với bố mẹ đẻ đã là một sự thiệt thòi. Bản thân chúng tôi cũng thấy mình bị xa cách với bố mẹ, cảm thấy nhớ thương vô cùng. Các anh làm chồng tại sao không tâm lý, tại sao không cho vợ về quê ăn Tết mỗi 2 năm một lần.
Nói cho các anh biết, chúng tôi có sức chịu đựng nhưng cũng chỉ có giới hạn thôi. Một khi sức chịu đựng vượt quá ngưỡng, chúng tôi sẽ mặc kệ, sẽ chứng minh cho các ah thấy bản lĩnh của đàn bà. Chúng tôi sẽ về quê ăn Tết với bố mẹ, sẽ sống là chính mình, sẽ không phải phụ thuộc các anh nữa. Chúng tôi thật sự chán lắm rồi. Làm dâu bao năm, mệt mỏi, không biết Tết là gì trong khi các ông cứ việc vui chơi, nhảy múa, các anh không thấy bất công cho đàn bà chúng tôi hay sao?
Hãy tâm lý với vợ con một chút nếu các anh thực sự là những người đàn ông tốt, yêu thương vợ con mình. Đừng biến vợ thành tù giam lỏng cả năm cũng không biết Tết là gì...
Chúng tôi, cũng có bố mẹ, tại sao cứ bắt chúng tôi ăn Tết nhà chồng. Nghĩ lại đi, các anh chồng nhé. Sang năm, nhất định là phải khác... Thế thôi...
Theo Khám phá
Xúc động về ăn Tết nhà vợ Lần đầu tiên ăn Tết ở nhà vợ, lần đầu tiên được đón giao thừa cùng với bố mẹ vợ, cảm giác thật khác lạ. Năm nào cũng vậy, cứ gần đến ngày Tết là tôi hồ hởi, vui vẻ, mừng vui hết thảy đưa vợ con đi sắm Tết và chuẩn bị hành trang về nhà nội ăn Tết. Năm nào cũng...