Rớt nước mắt đồng cảm trước tâm sự “đêm cuối ở cữ nhà ngoại” của người mẹ hiếm muộn
Phận là con gái, dù đi lấy chồng, làm mẹ vẫn luôn mong được về bên bố mẹ. Về nhà ở cữ, Yến Hoa ví như lần thứ hai trở thành đứa trẻ bé bỏng.
Người phụ nữ khi sinh con cũng là thời điểm tưởng như phải trở thành con người trưởng thành, mạnh mẽ thì lại là lúc cô ấy mỏng manh, yếu đuối nhất. Vì rất hiểu điều này nên bố mẹ đẻ thường sẽ là những người chăm sóc và vỗ về cho cô con gái bé bỏng trong thời điểm mong manh ấy. Theo văn hóa của người Việt, sau khi em bé được đầy tháng, các sản phụ thường về nhà ngoại một thời gian để gia đình bên ngoại chăm sóc, ngắn thì 1 tháng, dài thì 3 tháng 10 ngày rồi mới trở lại nhà nội. Và với nhiều người, cái cảm giác ngày cuối cùng ở cữ nhà ngoại để hôm sau bước chân về nhà chồng cho những chuỗi ngày tiếp theo nó mới thật khó khăn để vượt qua làm sao, có người còn ví đó như ngày vu quy thứ hai, đầy bồi hồi xúc cảm.
Đó cũng là cảm giác của Yến Hoa, người mẹ sinh năm 1990 đã lấy chồng 4 năm và mới sinh em bé. Nhà chỉ có hai cô con gái cùng lấy chồng xa nên khi sinh con, về nhà ở cữ, Hoa được bố mẹ chiều chuộng lắm. Cũng chính vì được ông bà cưng chiều cả mẹ lẫn con như vậy nên lúc chuẩn bị hành lý về bên nội cũng là lúc Yến Hoa rơi nước mắt thật nhiều.
Yến Hoa mới sinh em bé được hơn 3 tháng và được tận hưởng những tháng ngày ở cữ êm đềm bên bố mẹ đẻ.
“Còn đêm nay nữa thôi là mai mẹ con gà phải khăn gói tạm biệt ông bà ngoại để về bên nội rồi. Sẽ chẳng còn ai bế con cho để kích sữa nữa, đêm cũng không còn cảnh ông bà thay nhau ru cháu để con mẹ nó nằm cho khỏi đau lưng nữa vì đẻ xong người yếu lắm như con cua lột. Sẽ chẳng được ăn những món ăn ngon mà mẹ nó thích bà ngoại nấu nữa. Sữa mới kích dc từ 30 ml lên 120 ml thôi, công trình xây dở biết làm sao đây?
Hôm qua ông ngoại gà vừa bế gà vừa nói chuyện: “Còn mai nữa thôi là tạm biệt rồi, ông nhớ con lắm nhưng mẹ con phải tự lập thôi”, đang ngồi hút sữa nghe ông nói thế mà oà khóc…. Về nhà ông bà lúc nào cũng coi mẹ còn bé bỏng. Mẹ gà vất vả 4 năm lấy chồng mới có được gà, mẹ con bế nhau đi trong nhà ông cũng dặn bế khéo không ngã, coi mẹ với gà như 2 đứa trẻ con bế nhau. Tắm cho cháu thì bà lo nước ông lo khăn tắm rồi cầm cái đo nhiệt độ bấm bấm kiểm tra không sợ nước lạnh quá ốm cháu, đi tiêm phòng cả ông bà cũng đưa gà đi ông ôm chặt cho cô y tá tiêm rồi dỗ gà nằm ngủ trong tay ông ngon lành…
Hình ảnh ông bà đưa cháu đi tiêm khiến ai nhìn cũng xúc động.
Trước hôm đón mẹ con em về, ông ngoại ngày nào cũng gọi điện bảo ông bà dọn dẹp phòng cho mẹ con Chíp rồi nha, về nhanh ông bà thương. Mai đi rồi, cái phòng cũng trống trơn, không còn tiếng bà mỗi sáng cười đùa tập thể dục rửa mặt cho gà con, không còn tiếng ông vỗ về: “Cháu yêu của ông đây mà”. Cái giường mọi ngày la liệt khăn sữa, tã bỉm của 2 mẹ con rồi cũng không còn gì nữa… Ông bà không có con trai, mai đi rồi ông bà lại lủi thủi với cụ, nhà lại vắng tiếng mẹ con cười đùa.
Còn nhiều lắm nhưng em chẳng kể hết được. Giờ nằm ôm con ngủ mà cứ khóc thôi, bao nhiêu tình cảm giữ trong lòng nhưng chưa bao giờ nói với bố mẹ. Bên bố mẹ con lúc nào cũng là trẻ con thôi. Kiếp sau mong cho ông bà được làm ông bà nội”.
Video đang HOT
Chỉ có về với bố mẹ đẻ, Hoa mới được trở lại làm một đứa trẻ như khi xưa.
Đó là những tâm tư rất xúc động của Yến Hoa, nói ra chắc nhiều mẹ đang nuôi con nhỏ đồng cảm. Yến Hoa xuất thân từ Thái Bình, lớn lên đi học rồi lấy chồng ở Hà Nội. Hiện nay vợ chồng cô đang sinh sống ở thủ đô. Được biết, chị gái cô cũng lấy chồng ở Hà Nội nên ở quê giờ chỉ có hai bố mẹ lủi thủi. Các con ở xa, ông bà lại không có con trai nên nhiều lúc cô nghĩ mà thương ông bà ngoại bé Chíp lắm.
“Mình lấy chồng 4 năm rồi nhưng khó khăn về đường con cái. Hai vợ chồng chạy chữa đủ nơi tốn không biết bao nhiêu tiền của. Ông bà ngoại thấy vậy còn định cho tiền đi làm thụ tinh ống nghiệm nhưng may quá Tết năm ngoái trời lại thương cho bé gà nên cả nhà mừng vui lắm”, Hoa tâm sự.
Yến Hoa vốn là con út trong nhà nên ông bà cũng muốn việc con cái của cô ổn định để tạm yên tâm. Thời gian vợ chồng cô chưa có tin vui, ông bà có khi còn sốt ruột hơn cả người trong cuộc. Đến khi con gái sinh con, ông bà lại bảo về ở cữ để ông bà chăm. Đó là khi cô nàng lại như được sống lại những năm tháng còn nhỏ dại được bố mẹ âu yếm, vỗ về.
Hoa lấy chồng nhưng chậm có con nên ông bà ngoại cũng sốt ruột.
Đến khi định cho tiền làm thụ tinh nhân tạo thì vợ chồng cô lại mang thai tự nhiên nên cả nhà ai cũng mừng.
Bố mẹ Hoa về hưu được 5 năm nay rồi, ông làm công an, bà là giáo viên. Hồi chị gái Hoa sinh con thì ông bà còn đi làm nên không có nhiều thời gian cho cháu. Còn đến khi có bé Chíp con của Hoa, ông bà có nhiều thời gian chăm bẵm hơn. Con gái hết cữ về lại nhà chồng, ông bà còn bảo nhớ thế thì mỗi tuần sắp xếp lên chơi với cháu 1 lần. Hôm nào ông bà cũng nói chuyện động viên cháu, nhưng thật ra là động viên con gái nhiều hơn.
“Con đi con tự lập, con trưởng thành nhé. Ông bà chỉ chăm con được lúc còn non thôi” là lời ông bà dặn dò cả mẹ cả con nhà Yến Hoa hôm trước khi về nội. Hoa nghe xong, lại nhìn bà vừa bế cháu vừa chảy nước mắt mà thương, cứ nghĩ cảnh ngày mai ra xe là cũng không cầm được lòng. Ông bà vốn giàu tình cảm, cháu ngoại về nhà ở mấy tháng ríu rít giờ đi lại vắng vẻ thì buồn cho người ở lại lắm cơ.
Ông bà lúc nào cũng thương cháu nhất.
Dặn dò cháu nhưng cũng là để động viên con gái rắn rỏi, trưởng thành hơn trong tương lai.
Đúng là con gái đi lấy chồng lúc nào cũng chỉ mong được bé bỏng lại lần nữa trong vòng tay bố mẹ. Nhưng đó chỉ là ước mơ thôi vì cuộc sống bộn bề khi trưởng thành sẽ kéo con người ta đi thật xa và những phút giây được hoài niệm sẽ hầu như rất ít xuất hiện. Có sinh con mới hiểu lòng cha mẹ. Khi đã làm mẹ, những cô con gái như Yến Hoa có lẽ sẽ hiểu hơn, yêu thương hơn tình cảm của bố mẹ dành cho mình.
Theo Afamily
Sống chung với...mẹ vợ khi vợ ở cữ: Nỗi khổ của chàng rể phải nhịn như "nhịn cơm sống"
Sau khi sinh con, vợ tôi về nhà ngoại ở cữ để mẹ đẻ thuận tiện chăm sóc. Không thể xa vợ con nên tôi đã đến "ở cữ" cùng vợ, nào ngờ...
Một trong những chủ đề được bàn tán sôi nổi trên bàn nhậu của cánh mày râu chúng tôi là chuyện chăm "vợ đẻ". Đây là khoảng thời gian mọi thứ trong nhà bị đảo lộn hoàn toàn. Chị em đa phần đều thích về nhà mẹ đẻ ở cữ để tiện bề chăm sóc, nghỉ ngơi.
Vợ tôi may mắn được nhà chồng cho về nhà đẻ ở cữ ngay sau sinh, nên vợ tôi vui lắm. Vì nhà vắng người nên vợ rủ tôi qua nhà ngoại "ở cữ" cùng. Bởi không thể xa vợ con nên tôi đã vui vẻ đồng ý lời đề nghị này của vợ.
Tôi không ngờ quyết định này đã đẩy tôi vào tình cảnh trớ trêu. Những ngày đầu tiên, khi vợ chồng tôi qua ở cùng, mẹ vợ tôi chiều hết mực. Vợ chồng tôi muốn ăn gì, bà cũng nấu. Bà luôn chủ động hỏi tôi "con thích ăn gì, ăn như thế nào để mẹ nấu?".
Mẹ vợ phải chăm sóc cả con gái và cháu ngoại thời kỳ ở cữ mệt mỏi nên dễ nảy sinh cáu gắt, xích mích. Ảnh minh họa.
Tôi cũng lấy làm cảm kích lắm. Có lần, bà mua tới hai con chim bồ câu. Một con hầm cho vợ tôi, một con bà hầm cho tôi. Tôi buồn cười quá, bảo vợ: "Vợ đẻ chứ anh có...đẻ đâu mà bà hầm chim bồ câu cho anh ăn?". Miệng nói vậy nhưng tôi vẫn ăn hết con chim hầm. Và điều đó khiến mẹ vợ tôi vui lắm.
Có của ngon vật lạ mẹ vợ tôi đều để phần cho tôi. Nhiều bữa tôi ái ngại vì sự chăm sóc của mẹ vợ dành cho tôi. Còn mẹ vợ tôi thì giải thích bà coi tôi như con đẻ, không bao giờ bà phân biệt con rể, con dâu hay con đẻ. Với bà, con nào cũng là con cháu trong nhà cả.
Tôi rất yên tâm, biết ơn vì sự chăm sóc, quan tâm của bà dành cho vợ con tôi. Tuy nhiên, sự chăm sóc, quan tâm thái quá nhiều khi cũng rất phiền phức. Mẹ vợ tôi thường nấu rất nhiều đồ ăn. Món nào món nấy đều nấu nhiều và hay nấu...nhừ tử. Cảm giác như bà đang cho cả nhà ăn đồ hầm vậy.
Trong khi tôi lại thích ăn đồ nấu chín tới, đồ luộc. Hai khẩu vị ăn uống xung đột, thành ra tôi không thấy ngon miệng khi ăn cơm nhà vợ. Muốn ăn đúng theo ý mình, tôi chỉ có nước "lăn vào bếp". Nhưng nghĩ con rể ra nhà vợ mà phải vào bếp cũng không hay cho lắm, nên tôi đành chấp nhận, góp ý mẹ vợ chẳng thay đổi nên đành "nhịn" mẹ vợ như "nhịn cơm sống". Tưởng chỉ có "sống chung với mẹ chồng" hóa ra cũng có cả nỗi khổ "sống chung với mẹ vợ".
Đàn ông ai cũng thích nhậu nhẹt, đặc biệt là nhậu bàn chuyện làm ăn. Đôi khi mải nhậu, báo cắt cơm ở nhà là mẹ vợ tôi lại tỏ ra không vui chút nào. Mặc dù tôi đã giải thích với bà nhiều lần rằng tôi đi nhậu là để "tạo mối quan hệ" chứ không phải là "nát rượu, bù khú" như bà nghĩ nhưng bà vẫn không chịu hiểu cho tôi.
Tôi tưởng chỉ có mình tôi mới "khổ" vậy, ai ngờ ngồi nhậu giãi bày tâm sự cánh đàn ông với nhau mới thấy nhiều anh cũng khổ sở không kém. Tôi có anh bạn đến nhà vợ "ở cữ" cùng vợ y như tôi. Anh bảo nhiều hôm anh gần như phát khùng vì mẹ vợ quan tâm quá.
"Mẹ vợ ơi, con rể muốn nói...". Ảnh minh họa.
Bà lo cho con rể từ cơm ăn nước uống, cái khăn lau tay. Và không hiểu sao mẹ vợ của anh bạn tôi lại tỏ ra khó chịu khi thấy anh thể hiện tình cảm với con gái bà? Cảm giác như bà mẹ vợ đang "ghen" vậy. Để vừa lòng đôi bên, một mặt anh phải làm "công tác tư tưởng" với vợ, một mặt phải nát óc nghĩ cách làm vừa lòng mẹ vợ như chở bà đi mua đồ, đi lễ... Có lần, anh còn ngượng chín mặt vì mẹ vợ dựa đầu vào vai con rể sau bữa cơm tối.
Một anh bạn khác của tôi thì lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười. Chẳng là mẹ vợ của anh đã thu xếp việc đồng áng, bỏ nhà cửa ở quê lên thành phố chăm sóc con gái "ở cữ". Bà cứ lên được vài bữa lại đột ngột về quê để...đi cấy, hoặc về cho đỡ nhớ nhà cửa, ruộng vườn. Thằng cu con đang quen hơi bà, bà lại đi mất làm hai mẹ con khóc dở mếu dở dỗ nhau.
Anh bạn tôi ngỏ ý gửi bà tiền để bà thuê người khác cấy nhưng bà không nghe, nhất quyết về quê cấy mấy sào ruộng lại lên. Anh muốn gửi bà chút tiền để bà có tiền phòng thân, tiền tàu xe nhưng bà không chịu cầm.
Sợ bà ngại lấy tiền của con rể, anh bạn tôi đã đưa tiền cho vợ, nhờ vợ biếu bà tiền, co như là tiền của con gái mà bà vẫn không cầm đồng nào. Trong cuộc nhậu, có lúc anh bạn tôi trầm ngâm đúc kết: "Vợ đẻ, không có mẹ vợ thì không biết xoay xở thế nào nhưng nhiều lúc cũng không biết phải chiều thế nào cho bà vừa lòng".
Theo Emdep
Tết con đã ở trọn nhà chồng, giờ rằm tháng Giêng, mẹ cũng không cho con về thăm nhà ngoại Tâm lấy chồng cách nhà 3km. Tưởng lấy chồng gần sẽ thường xuyên được về nhà bố mẹ đẻ. Thế nhưng, rằm tháng Giêng, mẹ chồng Tâm gọi cho thông gia báo con dâu không về nhà ngoại được. Tết vừa rồi là cái tết đầu tiên của Tâm ở nhà chồng. Đây cũng là thời kỳ Tâm đang ở cữ nên không...