Rớt nước mắt chuyện ông lão ở phòng bệnh 229
“Càng nhìn cụ, em càng nhớ cha em. Em thèm được tình cảm cha con và có lẽ vì thế em đã hết lòng với cụ…”.
Cụ Bùi Đức Nhã trên giường bệnh
Giường bệnh phòng 229, khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện nhân dân Gia Định (Q. Bình Thạnh TP.HCM) những ngày đầu tháng 11 đầy ắp bệnh nhân. Bên cạnh mỗi giường bệnh đều có người nhà túc trực chăm sóc. Thế nhưng, giường số 40 chỉ trơ trọi một cụ già đang chìm vào giấc ngủ…
Lúc sa cơ mới hiểu lòng người
Tư thế cụ nằm ngủ thật thoải mái. Hai chân duỗi thẳng. Một tay trên ngực một tay buông thõng. Tấm chăn mỏng đắp ngang bụng, đôi mắt cụ nhắm nghiền và gương mặt thanh thản…
Mọi người trong phòng dường như không ai dám quấy rầy giấc ngủ của cụ. Không tiếng động mạnh, không lời nói to. Thế nhưng, chừng 30 phút sau cụ trở mình, miệng ú ớ: “ Út ơi, Út ơi…”
Ngay lập tức, từ giường số 42, một phụ nữ trung niên chạy lại ghé vào tai cụ: “ Bác cần gì con lấy cho“. Cụ thều thào: “Bác muốn đi tiểu”.
Cụ Bùi Đức Nhã trên giường bệnh
Không chần chừ do dự, chị Út kéo chiếc thùng ở phía dười giường cụ, lấy ra cặp bao tay mang vào. Chị thao tác thuần thục không khác gì một điều dưỡng chuyên nghiệp. Mở tấm chăn, chị đưa bình đựng nước tiểu vào cho cụ đi…
“Bác uống nước nhé !”. Cụ gật đầu. Chị Út mở một chai C2 – thứ nước giải khát mà nhiều người trong phòng nói cụ rất thích – cắm ống hút và đưa tận miệng cụ.
Theo lời những thân nhân nuôi bệnh, cụ vào nằm tại đây đã 20 ngày sau một tai nạn giao thông. Cụ bị gãy xương đùi và đã trải qua một lần phẫu thuật. Điều đáng nói, từ khi cụ nhập viện, không một người thân thích nào đến thăm viếng trông nom.
Cụ cũng không có lấy một đồng xu dính túi. Chỉ một thân trơ trọi. Vậy mà nhìn cụ, đố ai biết cụ neo đơn.
Video đang HOT
Chị Út chăm sóc cụ Nhã cũng không khác điều dưỡng chuyên nghiệp.
Trong khoảng thời gian ngắn ở tại phòng bệnh này, chúng tôi ghi nhận chung quanh luôn có những người quan tâm đến cụ.
Không bà con thân thích, không quen biết nhau từ trước, thế nhưng sinh hoạt cá nhân của cụ trong khoảng thời gian nằm viện thật hoàn hảo. Quần áo sạch sẽ tinh tươm. Đồ ăn thức uống không thiếu…
Chị Mỹ Duyên, người đang trông đứa em nằm ở giường đối diện cho biết, những lúc cần vệ sinh cá nhân dù là trong đêm, cụ đều được bàn tay chị Út chăm sóc. Chị Út làm tất cả mọi việc giúp cụ vì cụ không thể tự làm được.
Một phần vì vết thương vừa mới mổ, một phần tuổi già sức yếu, cụ gần như kiệt sức. Những việc này chỉ có thể thực hiện được ở vai trò con lo cho cha, vợ chăm sóc cho chồng. Vậy mà chị Út không nề hà vẫn vui vẻ lo cho cụ – một người không hề quen biết.
Vừa chăm chồng, vừa chăm cụ, việc làm của chị Út đã được người bệnh và thân nhân trong phòng 229 ghi nhận như một nghĩa cử cao đẹp. Ít ra trong vô vàn điều bất hạnh, ở giây phút này có lẽ cụ già cũng cảm thấy ấm lòng.
Rất rõ nhận ra được điều này nơi cụ, tiếng gọi: “Út ơi, Út ơi” phát ra từ miệng cụ như tiếng gọi của một người cha gọi con vừa thân ái vừa yêu thương.
Chút duyên của tình người
Nhiều tấm lòng nhân ái từ khắp nơi biết chuyện đã mang quà vào biếu cụ. Trong số những người từ tâm đến với cụ, một chị đã kể lại với chúng tôi, chị biết cụ từ lâu.
Luôn có nhiều người đến thăm, an ủi động viên cụ.
Chị kể rằng: Cụ không có nhà cửa con cháu. Nhiều năm nay, hàng đêm, cụ ngủ ngờ dưới mái hiên của một căn nhà trên đường Đinh Công Tráng (P. Tân Định, Q. 1). Trời nóng hay mưa lạnh, cụ cũng quấn một chiếc chăn mỏng trùm kín từ chân lên đầu. Có lúc nhìn cụ nằm ngủ, tiếng muỗi vo ve trong khi ngoài trời mưa đang tuôn xuống.
Đúng 5g sáng, khi chuông nhà thờ vang lên, cụ thức giấc dọn sạch chỗ nằm rồi vào bên trong nhà thờ Tân Định. Nơi đây cụ vệ sinh cá nhân đợi đến trưa nhận một suất cơm của nhà thờ.
Chiều đến, cụ ra ngồi ngay trạm xe buýt trước trường THCS Hai Bà Trưng. Buổi cơm chiều của cụ, khi có vài đồng mua một đĩa cơm. Nếu không thì gặm khúc bánh mì cho qua bữa.
Rồi cụ vắng bóng mấy hôm.
Chị kể tiếp: Tôi đi ngang trạm xe buýt nhiều ngày không thấy cụ, hỏi thăm thì mới biết cụ bị tai nạn khi băng qua đường và được đưa vào đây điều trị. Tôi dò mãi mới biết cụ tên Bùi Đức Nhã, 85 tuổi.
Câu chuyện chúng tôi và chị bị ngắt quãng. Chị Út chen vào: “Mai chồng em xuất viện rồi. Để cụ lại thì em không nỡ mà ở lại thì ai lo cho chồng em? Không biết làm sao đây?”.
Tôi nhìn chị Út. Người phụ nữ hiền lành mộc mạc, nhỏ nhẹ cho chúng tôi biết chị tên là Trần Thị Mười Hai, 52 tuổi nhà ở quận 7. Chị có 3 con trai. Cả nhà chị 5 người đều là công nhân xây dựng. Chồng chị bị nạn rơi từ tầng 3 của công trình đang xây dựng, chân gãy làm 3 khúc. May mà còn sống.
Nói đến đây, gương mặt chị Út đượm buồn. Chị tâm sự: “Sắp tới đây gia đình em sẽ rất khó khăn vì chồng em phải nghỉ ít nhất một năm mới làm việc lại được. Thời gian trong bệnh viện chăm chồng, gặp cụ em thấy thương cụ quá.
Càng nhìn cụ, em càng nhớ cha em. Cha em tuổi cũng bằng hoặc hơn cụ, qua đời từ năm Mậu thân 1968 lúc em còn quá nhỏ. Em thèm được tình cảm cha con và có lẽ vì thế em đã hết lòng với cụ. Âu đây cũng là chút duyên của tình người”.
Tôi chào mọi người để ra về. Chị Út đến bên tôi: “Chắc em không có điều kiện theo dõi cụ. Nhờ anh, sau này biết cụ ở đâu cho em biết để em đến thăm. Dầu gì cũng một chút nghĩa tình với nhau anh ạ”.
Tôi nhận lời giúp chị, vì ngay lúc đó, trên giường bệnh, cụ Nhã lại lên tiếng: “Út ơi, Út ơi”…
Tiếp xúc với PV, bác sĩ Nguyễn Đức Vũ, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện nhân dân Gia Định xác nhận: ngày 22/10, bệnh viện có tiếp nhận bệnh nhân Bùi Đức Nhã 85 tuổi bị tai nạn giao thông được chuyển đến từ bệnh viện Q.1.
Ông Nhã không người thân, không nơi cư trú đã được phẫu thuật và đến nay có thể đi lại bằng nạng.
Bác sĩ Vũ cho biết thêm, những trường hợp như thế bệnh viện điều trị miễn phí. Ngày 30/10 vừa qua bệnh viện đã đăng bố cáo tìm người thân cho bệnh nhân Nhã nhưng vẫn chưa có kết quả.
Bệnh viện cũng đã gửi công văn đến Sở LĐTB&XH để xin được bố trí chuyển cụ Nhã đến Trung tâm nuôi dưỡng người già tàn tật TP.
Theo xahoi
Giả nghèo khổ, kiếm tiền triệu mỗi ngày
Hùng quan niệm, lao động vất vả, cực nhọc mới được vài triệu đồng chẳng bằng việc "chiều gieo tối gặt", chỉ cần 10.000 đồng cũng có ngay 700.000 đồng, "ngồi mát ăn bát vàng".... Mọi công việc trong nhà, Hùng đều không động đến, kể cả việc cơm nước mỗi khi cả nhà đi làm về muộn.
Không riêng ở Hà Nội mà hầu hết các thành phố lớn, hiện tượng này diễn ra khá phổ biến. Ban đầu là người già và trẻ nhỏ, giờ đây thanh niên trai tráng cũng sẵn sàng "há miệng chờ sung". Điều này cho thấy sự xuống cấp về mặt lối sống, nhận thức của giới trẻ.
Đua nhau làm... "diễn viên"
Với thân hình gầy gầy, giọng nói run run, đôi tay co quắp và bước chân liêu xiêu, Hùng (Phú Thọ) lang thang khắp các chợ quanh vùng mình sống để xin tiền. Mỗi lần có người rút ví ra trả tiền mua hàng, Hùng lại sấn tới đưa đôi tay cố tình co quắp ra để xin tiền: "Cô cho cháu xin một đồng", "Bà cho cháu xin một đồng"... Đối tượng Hùng chọn để xin chủ yếu là phụ nữ cho tiện bề xin xỏ. Nhắm được đối tượng nào, Hùng lại bám sát đến khi họ cho mới buông tha. Bất kể ai khi nhìn vào dáng hình của Hùng cũng đều tặc lưỡi cho để xong chuyện, bởi họ sợ cái hình dáng rách rưới, bẩn thỉu đến ghê rợn của Hùng. Thế nhưng sau giờ "làm việc", Hùng trút bỏ bộ quần áo cũ nát rồi ung dung cùng bạn bè đi chơi.
Khi mọi người quá quen mặt, không cho tiền nữa, Hùng chuyển sang nghề "ăn vạ", "giả ngất" để kiếm tiền. Những hôm mưa gió, chẳng ngần ngại, Hùng chọn những chỗ bẩn thỉu: Vũng nước, bùn đất rồi nằm chắn ngang đường hoặc gục ngay vệ đường. Gặp phải người làng, sau vài câu quát mắng, Hùng mở mắt ra nhìn rồi đứng dậy né mình cho họ đi. Với những người từ nơi khác đến, nhìn thấy Hùng nằm gục cạnh vũng nước, chẳng ngần ngại, nhiều người dừng xe đỡ dậy, bôi dầu, ấn huyệt cho tỉnh rồi muốn đưa anh đi bệnh viện. Gặp phải những người như thế, chẳng ngần ngại, Hùng kể về hoàn cảnh bệnh tật của mình.
"Cháu không có bố mẹ, sống dựa vào sự đùm bọc của bà nội đã già yếu. Giờ kinh tế chỉ trông chờ vào cháu nhưng cháu tật nguyền thế này thì làm được gì. Đã thế cháu lại mắc bệnh động kinh từ nhỏ, mỗi lần trái gió trở trời là lại phát bệnh ngay. Nhà cháu lại nghèo, bữa ăn còn phải lo thì lấy tiền đâu mà mua thuốc..." - vừa nói, Hùng vừa nhỏ những giọt nước mắt mặn mòi lên gương mặt hốc hác, đen đúa khiến ai nghe cũng phải chạnh lòng rút tiền ra cho.
Cậu thanh niên tên Phong được mọi người cho ăn trên đường Thái Thịnh (HN)
Ở trình độ "diễn" cao hơn phải kể đến chàng trai có tên Tống Văn Phong, sinh năm 1985, quê Nam Định. Phong chỉ cần tiền chứ không cần khán giả như những diễn viên thực thụ bởi cậu sợ lỡ gặp phải khán giả cũ thì lộ. Vì vậy Phong liên tục hay đổi chỗ "diễn", lúc ở bến xe Hà Đông, lúc ở ngõ Thái Thịnh... với một kịch bản: Dù bị tàn tật nhưng không muốn làm gánh nặng của cả gia đình nên quyết tâm ra Hà Nội tìm việc.
Với cái bộ dạng yếu ớt, bàn tay phải tàn tật, không chỗ nào muốn nhận Phong. Lang thang khắp nơi để tìm việc, Phong bị kẻ xấu móc trộm hết tiền. Không có tiền để về, cậu tiếp tục lang thang tìm việc mong có được tiền về quê nhưng không được. Đói khát, đi đến ngõ Thái Thịnh, cậu ngất xỉu ở đấy. Mỗi khi ai hỏi sao không xin ăn, cậu cúi mặt nói nhỏ "xấu hổ nên em chẳng dám xin".
Rồi Phong kể cho mọi người cái hoàn cảnh đáng thương cũng như tấm lòng "hiếu thảo" của mình với bố mẹ. Thuở bé, vì nghịch ngợm, cậu bị điện giật (do trèo lên cột điện cao thế bắt chim) khiến tay phải bị co quắp, teo lại. Mặc cảm về sự tàn tật của mình, Phong không đi học nữa, mà ở nhà phụ giúp bố mẹ. Nói là phụ giúp nhưng thực chất, Phong không thể giúp gì cho gia đình. Trong thâm tâm, Phong biết mình là gánh nặng của gia đình, thế nhưng cậu chẳng thể làm gì được. Lớn lên, chứng kiến cảnh mẹ bị hàng xóm bắt nạt, gia đình cũng không dư giả cho mấy, cậu quyết tâm ra Hà Nội kiếm việc làm.
Nghe Phong kể về hoàn cảnh của mình cộng thêm việc Phong bị ngất do đói mà cũng không ngửa tay xin ăn, rất nhiều người cảm phục tấm lòng đã giúp đỡ Phong về tiền bạc. Thế nhưng có ai ngờ, "kịch bản" ấy Phong đã diễn khá nhiều ở những chỗ khác nhau quanh thủ đô Hà Nội.
"Đốt tiền" cho đỏ đen và rượu
Hùng sinh ra trong một gia đình thuần nông, cuộc sống khá ổn định. Thế nhưng ngay từ nhỏ, Hùng đã thích đua đòi theo chúng bạn. Mới mười mấy tuổi đầu, Hùng đã biết hút thuốc và đánh nhau nhiều như cơm bữa nên bị đuổi học. Lớn hơn, cậu thích lô đề, bài bạc.
Hùng quan niệm, lao động vất vả, cực nhọc mới được vài triệu đồng chẳng bằng việc "chiều gieo tối gặt", chỉ cần 10.000 đồng cũng có ngay 700.000 đồng, "ngồi mát ăn bát vàng".... Mọi công việc trong nhà, Hùng đều không động đến, kể cả việc cơm nước mỗi khi cả nhà đi làm về muộn. Thấy vậy, bố mẹ Hùng quyết tâm tìm vợ cho Hùng với hi vọng Hùng sẽ tu chí làm ăn. Ngược lại, sau khi có vợ, có con, Hùng vẫn luôn cho mình cái đặc quyền bắt người khác phải phục vụ.
Không phải làm gì, phần lớn thời gian Hùng dành cho việc nhâm nhi rượu. Mỗi lần say, Hùng lại đập phá đồ đạc, chửi mắng vợ con không thương tiếc. Ngày nào cũng như ngày nào, người dân quanh xóm Hùng ở lại nghe thấy tiếng chửi bới của Hùng vang vọng trong đêm. Mỗi lần như thế, hàng xóm của Hùng chỉ biết đóng kín cửa với hi vọng cái âm thanh kia không lọt vào nhà họ.
Chị Minh, hàng xóm của Hùng cho biết: "Gần như ngày nào chúng tôi cũng phải nghe tiếng chửi bới của Hùng trong đêm. Mới có hơn 20 tuổi đầu, thanh niên trai tráng, sức dài vai rộng không chịu khó làm ăn, suốt ngày chỉ biết đốt tiền cho "ma men thôi". Ăn chơi nhiều, hết tiền, lại nợ nần chồng chất, bị đòi nợ nhiều, Hùng trốn xuống Hà Nội. Đến nơi, Hùng không biết sẽ phải làm công việc gì bởi từ bé đến lớn, Hùng chưa bao giờ phải làm gì. Ngồi trong công viên, thấy nhiều người ăn xin, Hùng quyết định theo nghề".
Cũng theo lời chị Minh, Hùng là một người hoàn toàn khỏe mạnh, không bị tàn tật hay bệnh động kinh gì hết. Đôi tay Hùng bị co quắp là do ngày nhỏ Hùng ngã chống tay vào nồi canh nóng nên bị co lại chút ít (việc co hẳn, không cử động được là do Hùng cố ý làm vậy để xin sự thương cảm của mọi người-PV). Hùng có gia đình, vợ con đàng hoàng chứ có côi cút gì đâu.
Còn Phong, sau khi ngất xỉu trên đường Thái Thịnh, được mọi người giúp đỡ tiền, cho ăn và đưa ra bến xe để về quê. Thế nhưng những người đã từng giúp đỡ Phong đâu ngờ đấy chỉ là màn kịch quá "xuất sắc" do Phong dựng lên để đánh lừa mọi người (trước đó Phong đã diễn ở một số nơi: Hà Đông, Thành Công...). Hành động này của Phong khiến cho nhiều người lắc đầu ngán ngẩm: Giả dạng đói khổ xin tiền là "nghề mới nổi" của giới trẻ?
Chẳng cần phải diện những bộ quần áo bẩn thỉu, nhếch nhác, ăn mặc đẹp, khoác thêm chiếc ba lô to đằng sau, nhắm đúng chỗ đông người qua lại rồi diễn. Mỗi lần diễn như thế, "diễn viên" đút túi vài trăm nghìn đồng, thậm chí vài triệu đồng là chuyện bình thường. Thế nên, chẳng phải đi làm cho mất mồ hôi, một số thanh niên khỏe mạnh tìm đến nghề "diễn viên đường phố" với những vai diễn nghèo khổ để kiếm tiền triệu.
Theo 24h
Vui hội Trăng Rằm với trẻ em khuyết tật Với mong muốn mang đến một đêm Trung thu ấm áp và ý nghĩa, Đại đức Thích Đình Tuệ -Trụ trì chùa Phúc Thành (Hưng Nguyên) phối hợp với các ban ngành, các doanh nghiệp tổ chức tặng quà cho các em khuyết tật Trung tâm dạy nghề người tàn tật Nghệ An. Tối ngày 28/9, tại Trung tâm dạy nghề người tàn...