Rớt nước mắt cảnh ngộ các em nhỏ thời chiến
Thay vì được học tập, vui chơi, các em nhỏ giữa vùng chiến sự này phải sống trong cảnh nguy hiểm và thiếu thốn mọi thứ.
Bé trai bị thương trong một cuộc không kích của lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Assad đang khóc nức nở trên giường bệnh.
Bà mẹ trẻ giữ chặt người con khi họ ngồi trên xe quân đội trên hành trình quay trở về nhà họ ở thị trấn Tal Ksaiba, Iraq ngày 7/3.
Ba em nhỏ vốn là người tị nạn Syria đứng ở hành lang ngôi trường công Al-Rama nằm ở khu vực biên giới giữa Lebanon-Syria.
Các em nhỏ Syria ngồi trong một lớp học thuộc ngôi trường mà giờ đây đã được chuyển đổi thành nơi trú ẩn tạm thời.
Bé gái đang dọn tuyết rơi phía bên ngoài căn nhà trú tạm của mình ở Thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Cô bé cùng gia đình mình chạy khỏi quê nhà Syria để tới đây.
Em nhỏ thuộc tộc người dân tộc thiểu số Yazidi sống ở trại tị nạn vùng Erbil, Iraq. Gia đình các em đã phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn trước sự truy đuổi của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).
Người đàn ông Syria vội vàng bế cháu bé bị thương trong một cuộc không kích tới phòng khám dã chiến ở Douma.
Video đang HOT
Các bé lấy thùng hứng nước từ một vòi nước ở trại tị nạn thuộc biên giới Suruc của Thổ Nhĩ Kỳ.
Đi giữa đống đổ nát, bé trai thong dong ôm ổ bánh mì về nhà.
Bé gái bị thương mếu máo khi được đưa tới một bệnh viện dã chiến ở Al-Ghouta.
Buổi học đầu tiên của các em học sinh sau khi lực lượng quân chính phủ Iraq và các nhóm dân quân đánh bật IS khỏi Kobane.
Bé gái bật khóc khi vừa mới tới khu trại tị nạn của quân đội ở thành phố Samarra. Bé gái thuộc dòng Hồi giáo Sunni đã cùng nhiều người dân ở hai làng là Albu Ajil và Al-Dor đã chạy sơ tán để tránh cuộc giao tranh giữa IS và lực lượng chính phủ.
Sau khi kết thúc buổi học đầu tiên ở trường, các em nhỏ ở thị trấn Kobane (Syria) tung tăng chạy về nhà.
Theo_Kiến Thức
Ả Rập Saudi không kích Yemen, chiến tranh sắp lan rộng?
Việc Ả Rập Saudi can thiệp quân sự vào Yemen có thể châm ngòi cuộc chiến dữ dội giữa hai dòng Hồi giáo Sunni và Shi'ite khắp khu vực Trung Đông.
Việc Ả Rập Saudi can thiệp quân sự vào Yemen có thể châm ngòi cuộc chiến dữ dội giữa hai dòng Hồi giáo Sunni và Shi'ite khắp khu vực Trung Đông.
Cùng với các đồng minh vùng Vịnh, Ả Rập Saudi đã phát động các cuộc không kích vào Yemen hôm 26/3 để đối phó với các lực lượng Houthi được Iran hậu thuẫn.
Đất nước Yemen hiện đang sa vào nội chiến và trở thành nơi cạnh tranh quyết liệt giữa Ả Rập Saudi (Sunni) và Iran (Shi"ite), nước đang ủng hộ các lực lượng nổi dậy Houthi.
Cuộc khủng hoảng hiện nay có nguy cơ leo thang thành một cuộc chiến tranh ủy thácgiữa Iran (ủng hộ các lực lượng Houthi) và Ả Rập Saudi cùng các chế độ quân chủ khác trong khu vực người Hồi giáo Sunni (ủng hộ Tổng thống Yemen Abd-Rabbu Mansour Hadi).
Máy bay của các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh tiến hành không kích lãnh thổ Yemen.
Tại một cuộc họp báo, Đại sứ Ả Rập Saudi ở Washington, ông Adel al-Jubeir, tuyên bố: "Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì để bảo vệ chính phủ hợp pháp của Yemen".
Ngay sau khi đại sứ Ả Rập Saudi công bố các hành động quân sự, nhiều máy bay chiến đấu đã tấn công vào sân bay thủ đô Sanaa và căn cứ không quân al Dulaimi ở Yemen.
Trong một tuyên bố chung, các nước Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Kuwait, Bahrain và Qatar chính thức tuyên bố quyết định hành động để bảo vệ Yemen chống lại sự xâm lược của dân quân Houthi.
Trong một bức thư gửi cho Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 24/3, Tổng thống Yemen Abd-Rabbu Mansour Hadi đã yêu cầu các nước Arập "cung cấp ngay lập tức tất cả các phương tiện cần thiết, bao gồm cả can thiệp quân sự, để bảo vệ Yemen và người dân".
Một nhà lãnh đạo cấp cao của phong trào Houthi nói rằng các cuộc không kích của Ả Rập Saudi là một cuộc xâm lược chống lại đất nước Yemen và cảnh báo "chiến tranh lan rộng" khắp khu vực. Ông này nói: "Chính phủ Ả Rập Saudi và các chính phủ vùng Vịnh sẽ hối tiếc về hành động xâm lược này". Ngày 25/3, Lực lượng dân quân Houthi và các đơn vị quân đội đồng minh đã đánh chiếm căn cứ không quân al-Anad cách thủ Aden 60 km và đang tiến về ngoại ô thành phố này ở miền nam Yemen.
Chỉ có điều, một cuộc xung đột Yemen mở rộng có thể gây ra rủi ro cho nguồn cung dầu toàn cầu. Hầu hết các tàu chở dầu của Ả Rập Saudi, UAE, Kuwait và Iraq đều phải qua bờ biển Yemen, qua Vịnh Aden để đi qua Biển Đỏ và kênh đào Suez đến châu Âu.
Eo biển giữa Yemen và Djibouti và eo biển Hormuz giữa Bán đảo Arập và Iran đều được coi là "huyết mạch" cho nguồn cung dầu toàn cầu. Giá dầu thô đã tăng khoảng 1% trong ngày 26/3, sau khi có tin về các cuộc không kích ở Yemen. Nếu các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi bị tấn công, thì tác động toàn cầu của nó sẽ là vô cùng to lớn.
Trong một tuyên bố vào cuối ngày 25/3, Nhà Trắng cho biết Mỹ ủng hộ các hoạt động của các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh và Tổng thống Barack Obama đã cho phép "hỗ trợ hậu cần và tình báo".
Tại Washington, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham bày tỏ lo ngại rằng các cuộc tấn công của Ả Rập Saudi có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh lan rộng khắp khu vực Trung Đông giữa hai dòng Hồi giáo Sunni và Shi'ite.
Minh Châu (theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
IS bất ngờ tấn công vào thành phố mỏ dầu Kirkuk Ngày 30/1, phiến quân Nhà nước Hồi giáo bất ngờ mở cuộc tấn công lớn nhất từ trước tới nay vào thành phố Kirkuk nhiều dầu mỏ do dân quân người Kurd kiểm soát ở miền bắc Iraq, xâm nhập sâu vào thành phố và sát hại viên chỉ huy lực lượng người Kurd. Thiếu tướng Sherko Fatih, một chỉ huy cấp cao...