Rosneft dự kiến cung cấp khí đốt cho Trung Quốc qua đường ống Sức mạnh Siberia 2
Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga muốn cung cấp khí đốt từ mỏ của mình tại các tỉnh Krasnoyarsk và Irkutsk cho đường ống Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) để cung cấp cho Trung Quốc qua ngả Mông Cổ.
Thông tin này được đăng tải trên nhật báo Kommersant của Nga ngày 9/1.
Hệ thống bơm tại mỏ dầu Rosneft, Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Theo thông tin này, một tập đoàn năng lượng hàng đầu khác của Nga là Gazprom dự kiến bắt đầu chuyển khí đốt qua đường ống Sức mạnh Siberia 2 dài 2.600 km vào năm 2030. Đường ống này sẽ bắt đầu được xây dựng vào năm 2024 và có thể vận chuyển 50 tỉ m3 khí đốt/năm.
Video đang HOT
Trong khi đó, Rosneft có trữ lượng 1,5 nghìn tỉ m3 khí đốt tại các mỏ trên dọc theo tuyến đường ống dẫn khí đốt Sức mạnh Siberia 2.
Cũng theo Kommersant, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu Phó Thủ tướng Alexander Novak cùng với Gazprom nghiên cứu yêu cầu của Rosneft đề nghị tính đến dự trữ khí đốt của tập đoàn này khi xây dựng đường ống Sức mạnh Siberia 2.
Việc xây dựng đường ống Sức mạnh Siberia 2 được xem là cột mốc mới nhất trong nỗ lực của Nga nhằm chuyển hướng xuất khẩu năng lượng khỏi châu Âu. Nga đã đề xuất ý tưởng về đường ống này từ nhiều năm trước, nhưng kế hoạch đó đang trở nên cấp thiết trong thời gian gần đây. Moskva kỳ vọng Trung Quốc có thể thay thế châu Âu, trở thành khách hàng khí đốt chính của mình.
Qatar sẽ bán cho Đức 2 triệu tấn LNG/năm khi châu Âu ráo riết tìm nguồn cung khí đốt thay thế Nga
Các nước châu Âu ráo riết tìm nguồn thay thế khí đốt của Nga sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra cuối tháng 2 năm nay và niềm vui đã đến với Đức.
Ras Laffan, địa điểm sản xuất LNG chính của Qatar. Ảnh: AFP
Ngày 29/11, Bộ trưởng Năng lượng Qatar kiêm Giám đốc điều hành QatarEnergy, ông Saad Sherida al-Kaabi thông báo nước này đã đạt thoả thuận cung ứng 2 triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG)/năm cho Đức.
Theo thỏa thuận, Qatar sẽ bắt đầu cung cấp khí đốt tối đa 2 triệu tấn/năm cho Đức từ năm 2026 và thương vụ kéo dài trong 15 năm. Tuy nhiên, Qatar sẽ không bán khí đốt trực tiếp cho Đức. Công ty năng lượng Mỹ ConocoPhillips, đối tác của QatarEnergy, sẽ là đơn vị trung gian cung cấp khí đốt từ các dự án phía Nam và Đông North Field của Qatar cho cảng nhập khẩu LNG Brunsbuttel, miền Bắc nước Đức.
Các nước châu Âu đang ráo riết tìm nguồn thay thế khí đốt của Nga sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra cuối tháng 2 năm nay. Các cuộc đàm phán với các nước châu Âu gặp khó khăn do Đức và nhiều nước khác không muốn ký với các quốc gia châu Á thỏa thuận cung cấp khí đốt dài hạn.
Thỏa thuận trên đạt được một tuần sau khi Tập đoàn QatarEnergy ký thỏa thuận cung ứng 4 triệu tấn LNG/năm trong 27 năm cho Tập đoàn Dầu khí và Hóa dầu Nhà nước Trung Quốc, Sinopec. Đây là thỏa thuận cung cấp LNG có thời hạn dài nhất trong lĩnh vực này.
Qatar là nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới và dự án North Field được cho là sẽ giúp củng cố vị thế này của Qatar trong khi đảm bảo nguồn cung dài hạn cho châu Âu. North Field nằm trong mỏ khí đốt lớn nhất thế giới mà Qatar cùng chia sẻ với Iran, phần mỏ bên phía Iran khai thác gọi là South Pars.
Đầu năm nay, QatarEnergy đã ký 5 thỏa thuận trong khuôn khổ dự án khai thác North Field ở phía Đông, trong đó có việc sử dụng 6 tàu máy nén giúp nâng công suất hóa lỏng LNG của Qatar từ mức 77 triệu tấn/năm hiện nay lên 126 triệu tấn/năm vào năm 2027.
Bloomberg: Ai Cập đẩy nhanh kế hoạch xuất khẩu năng lượng sang châu Âu Ngày 19/11, hãng tin Bloomberg của Mỹ dẫn lời Bộ trưởng Dầu mỏ Ai Cập Tarek al-Molla cho biết, các dự án năng lượng tái tạo mới sẽ cho phép Ai Cập đẩy nhanh kế hoạch trở thành nhà cung cấp năng lượng và hydro cho châu Âu trong tương lai gần. Môt cơ sở lọc dâu tại Ai Câp. Ảnh: Reuters Trong...