“Rồng vàng” xuất hiện tại làng cổ Đường Lâm, chủ nhân định giá 2 tỷ đồng
Chiếc ghế hình con rồng uốn lượn mềm mại với tư thế vươn đầu chuẩn bị bay lên, toàn thân được đắp bởi 2.500 tấm vàng lá.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Giáp Thìn 2024, để chào đón năm con rồng, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát, trú tại làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) đã cho ra mắt bộ sưu tập 1.000 tác phẩm mang hình tượng rồng. Trong đó, thu hút sự chú ý hơn cả là chiếc ghế hình rồng được mạ vàng.
Chiếc ghế hình con rồng chuẩn bị bay lên được mạ bởi 2.500 tấm vàng lá.
Anh Phát cho biết, bộ sưu tập 1.000 tác phẩm này có tên gọi là “con Rồng cháu Tiên” được làm từ nhiều chất liệu như gỗ, sơn mài, gốm, kim loại, thể hiện sự đa dạng của nghề truyền thống, sắp đặt thể hiện câu chuyện từ truyền thuyết nói về xuất thân của người Việt.
Toàn thân rồng được mạ bằng vàng 24K.
“Truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” nói về xuất thân của người Việt là nòi giống rồng tiên, rồng chỉ Lạc Long Quân, tiên chỉ Âu Cơ. Đây cũng là tên gọi dùng trong thơ ca Việt Nam với hàm ý thể hiện sự đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam”, anh Phát phân tích.
Video đang HOT
Phía trên chiếc ghế rồng được anh Phát tạo tác nhiều tượng hình tiên mạ vàng.
Theo anh Phát, con rồng là hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hoá, tín ngưỡng của người Việt. Rồng được coi là biểu tượng linh thiêng, tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực, may mắn, cũng là linh vật đứng đầu trong tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng).
Đầu rồng hướng lên trên với tư thế chuẩn bị bay.
Vì vậy, để chào đón năm 2024, anh đã bắt tay vào làm 1.000 tác phẩm mang ý nghĩa con rồng cháu tiên, vừa dùng để trưng bày vừa bán cho khách tham quan có nhu cầu với giá từ 5-15 triệu đồng/sản phẩm.
Đặc biệt, chiếc ghế hình con rồng với 5 móng vững chãi và mạnh mẽ, đuôi rồng như lá bồ đề, tư thế uốn lượn như chuẩn bị bay lên, có giá lên tới 2 tỷ đồng.
Rồng được làm từ gỗ lũa, uốn lượn mềm mại dưới bàn tay của nghệ nhân.
“Chiếc ghế hình rồng cao 1,65 mét, cao 2 mét được thể hiện bằng chất liệu sơn mài trên gỗ lũa, mạ vàng 24k. Hình ảnh tiên được tôi sắp đặt rất nhiều trên khoảng không phía trên rồng thể hiện sự hoà hợp giữa rồng và tiên”, anh Phát cho hay.
Anh Phát mất 2 năm để lên ý tưởng và hoàn thiện chiếc ghế rồng này.
Từ khi lên ý tưởng đến khi hoàn thành chiếc ghế hình rồng, anh Phát mất khoảng 2 năm. Ngoài ra, anh còn dùng hết khoảng 2.500 lá vàng, tương đương với 500g vàng 24k để đắp lên chiếc ghế “độc nhất vô nhị” này.
Bộ sưu tập “con Rồng cháu Tiên” với cả nghìn tác phẩm đang được trưng bày tại nhà riêng của anh Phát.
Bộ sưu tập “con Rồng cháu Tiên” được anh phát cho ra mắt vào ngày 9/12/2023 và trưng bày, bán, phục vụ khách thăm quan đến hết ngày 22/2/2024.
Trước đó, anh Phát cũng đã cho ra mắt bộ sưu tập 1010 tượng trâu sơn mài, 2.000 bức tượng hổ sơn mài, 2023 tượng mèo sơn mài để chào đón Tết Tân Sửu 2021, Tết Nhâm Dần 2022 và Tết Quý Mão 2023.
Nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng - người thổi hồn vào lá bồ đề mỏng manh
Qua bàn tay tài hoa của nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng, những chiếc lá bồ đề mỏng manh qua công đoạn mạ vàng 24k, được thổi hồn để trở thành các tác phẩm nghệ thuật trường tồn với thời gian.
Những chiếc lá bồ đề mạ vàng tỏa ánh kim lấp lánh, giúp cho tâm con người được soi sáng, để có thể suy xét mọi việc một cách thấu đáo và như có Đức Phật luôn ở bên để soi đường, chỉ lối. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Nguyễn Đức Bằng là nghệ nhân đầu tiên và duy nhất mạ vàng 24k trên lá bồ đề. Từ thành công trong việc mạ vàng lá bồ đề, nghệ nhân Nguyễn Đức Bằng còn phát triển rộng hơn, gắn thêm nhiều hình tượng, nâng cao giá trị nghệ thuật. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Lá bồ đề mạ vàng rất đặc biệt bởi tất cả những đường vân của xương lá vẫn giữ được nguyên bản, mỏng manh như những sợi tơ có thể nhìn xuyên qua. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Lá bồ đề có hình dạng giống trái tim ấm áp, mãnh liệt và dạt dào tình cảm nên tượng trưng cho tình thương, sự từ bi của Đức Phật luôn dành cho con người. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Theo triết lý của nhà Phật, những chiếc lá bồ đề mạ vàng tỏa ánh kim lấp lánh còn giúp cho tâm con người được soi sáng, để có thể suy xét mọi việc một cách thấu đáo và cảm nhận được như có Đức Phật luôn ở bên để soi đường, chỉ lối.
Lá bồ đề có hình dạng giống trái tim ấm áp, mãnh liệt và dạt dào tình cảm nên tượng trưng cho tình thương, sự từ bi của Đức Phật dành cho con người. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Biệt thự Đông Dương bên hồ mát mẻ, gió lộng cả ngày ở Hà Nội Biệt thự mang phong cách Đông Dương nằm bên hồ thoáng mát, gió lộng ở Đông Anh (Hà Nội) tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi nhưng cũng rất đẳng cấp và sang trọng. Biệt thự phong cách Indochine (Đông Dương) là một trong những thiết kế được nhiều gia chủ yêu thích hiện nay. Các đường nét trong phong cách này giúp...