Rồng Tái Sinh – Lại một tựa game của người Việt
Đây không phải một sản phẩm thuần Việt 100% nhưng nó vẫn có những điểm đáng khen.
Mới đây, làng game Việt lại được đón nhận một sản phẩm game do người Việt tự làm – Rồng Tái Sinh của tác giả Winkey. Rồng Tái Sinh không phải là một tựa game thuần Việt bởi game được phát triển dựa trên bộ công cụ RPG Maker của Nhật và những hình ảnh trong game là tài nguyên được lấy từ nhiều nguồn khác.
Giống như một số game mà cộng đồng game thủ đã biết trước đây ( Huyền thoại Khe Sanh, Truyền Thuyết Langbian…), Rồng Tái Sinh cũng mang nhiều hơi hướng của những câu chuyện kiếm hiệp Trung Hoa. Từ cách đặt tên quốc gia, nhân vật, kĩ năng, bối cảnh hay trang phục của nhân vật tỏng game đều nói lên điều này. Tuy vậy, nó vẫn được các game thủ Việt hưởng ứng nhiệt liệt và rất nhiều người muốn download game về chơi thử.
Rồng Tái Sinh gây ấn tượng với người chơi nhờ hình ảnh ngộ nghĩnh. Còn lại, những người đã thử tựa game này đều phải nhận xét rằng các loại quái trong game quá mạnh so với người chơi. Vấn đề cân bằng cũng không phải là thiếu sót duy nhất mà Rồng Tái Sinh còn mắc phải. Thế nhưng, mọi người không nên đòi hỏi quá nhiều ở một trò chơi “cây nhà lá vườn”.
Ở thời điểm các sản phẩm thuần Việt được làm bởi các hãng game lớn trong nước vẫn còn khiến những game thủ khó tính còn thất vọng thì một sản phẩm mang tính thử nghiệm như Rồng Tái Sinh vẫn đáng được hoan nghênh. Thực sự thì trước mắt, “nghề game” ở Việt Nam vẫn cần những người “biết làm”, có kinh nghiệm và hiểu về những công đoạn cần thiết trong việc phát triển một sản phẩm phần mềm như trò chơi điện tử.
Một số game thủ có thể chê trách Rồng Tái Sinh về giao diện thừa thãi, không dễ nhìn hay một số lỗi như quái vật không biến mất sau khi bị hạ, tính cân bằng của game cần phải được chỉnh sửa nhiều, lời thoại sai chính tả… Tuy nhiên, đó là những lời chê nên dành cho những sản phẩm được thực hiện bởi một nhóm làm game có kinh nghiệm. Ở thời điểm này, việc cộng đồng nên làm vẫn là khuyến khích để các “mầm non” về game có cơ hội được phát triển.
Việc nhiều game do người Việt tự làm chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa vẫn bị nhiều game thủ than phiền từ trước đến nay. Một phần lí do trong đó là người làm game không có khả năng hoặc thời gian để đầu tư cho phần hình ảnh của sản phẩm. Một phần khác là do sự giới hạn về cơ sở tài nguyên mà họ được tiếp cận hoặc tác giả có chủ đích muốn làm game vì thích bối cảnh kiếm hiệp.
Nếu là Rồng Tái Sinh chỉ là một sản phẩm được thực hiện đơn thuần chỉ để tác giả lấy kinh nghiệm thì chưa cần quan tâm tới vấn đề này. Tuy nhiên, ở sản phẩm tiếp theo, tác giả nên mang đến nhiều đổi mới về hình ảnh bên cạnh việc cải tiến những vấn đề đang tồn tại. Dù sao thì một sản phẩm “không đụng hàng” về đồ họa cũng dễ được mọi người chú hơn.
Video đang HOT
So với phong trào làm game indie trên thế giới thì cộng đồng indie ở Việt Nam mới chỉ có thể coi là “nhen nhóm” chứ chưa thể gọi là non trẻ. Bên cạnh đó, thể loại game được làm ra vẫn còn bị bó hẹp trong một số thể loại như nhập vai. Trong khi đó, thế giới có nhiều sản phẩm đề cao tính sáng tạo và vượt ra ngoài những khuôn khổ có sẵn hơn. Game có thể chỉ đơn giản là cơ chế point & click như Machinarium nhưng vẫn có cốt truyện thu hút và phong cách ấn tượng.
Những sản phẩm indie của nước ngoài nếu muốn trở thành nổi bật và được các hãng phát hành để mắt đến thì đều muốn theo đuổi con đường này. Họ không cố thực hiện các sản phẩm lớn, cần nhiều đầu tư về nội dung như nhập vai. Phần lớn các trò chơi đều theo đuổi các hướng đơn giản và vui nhộn như cuộn cảnh (side scrolling) như Shank, Limbo…
Thay vì cạnh tranh với những sản phẩm lớn được đầu tư và thực hiện bởi những đội ngũ chuyên nghiệp, những người làm game indie của nước ngoài chọn làm ra những sản phẩm mà họ không cần phải cạnh tranh mà vẫn có nhiều người ưa thích nhờ nội dung vui nhộn, dễ gần, dễ nghiện.
Hy vọng nghề làm game ở Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh để một ngày đủ xứng tầm với danh nghĩa “ngành công nghiệp”.
Theo PLXH
Game thủ cãi nhau xem Diablo có phải game nhập vai hay không
Chỉ một câu nói của Blizzard về Diablo đã khiến các game thủ trên thế giới tranh luận về một đề tài lớn: "Thế nào mới là nhập vai?"
Trong thời gian gần đây, sự việc được các fan của Diablo III chú ý nhất là việc Blizzard tuyên bố rằng họ không có kế hoạch phát hành tựa game đó trong năm 2011. Sau sự kiện này, một số đại diện của Blizzard như chủ tịch Mike Morhaimme hay thiết kế trưởng Rob Pardo đã xuất hiện, trả lời một số phỏng vấn và cho biết rằng họ hy vọng sẽ có thể hoàn tất dự án Diablo III và đưa nó đến với các fan hâm mộ trong năm nay.
Khi đó, chủ tịch của Blizzard cho biết rằng ông luôn cảm thấy Diablo là một dòng game khác biệt rất nhiều so với những sản phẩm khác thị trường. Nó có một chỗ đứng mà trước đây chưa có ai từng khai phá. Không đồng tình với quan điểm này, ông Rob Pardo cho biết rằng điều mà chủ tịch Mike của Blizzard vừa nói chỉ là thứ mà họ đang cố gắng xây dựng cho Diablo. Thứ mà series này làm tốt nhất từ trước đến giờ vẫn là mở rộng thị trường của thể loại nhập vai.
Chỉ vì hai chữ "nhập vai" trong câu nói của ông Rob Pardo, các độc giả của Kotaku đã có một cuộc tranh luận rằng liệu Diablo có thật sự là một tựa game nhập vai trong khi nội dung của nó lại chỉ tập trung vào những pha hành động chặt chém và thi triển pháp thuật điên cuồng. Những nét tinh túy ở Diablo không giống với những chi tiết được xác lập khi khái niệm "trò chơi nhập vai" mới xuất hiện.
Một thành viên với nickname Bluebolge cho rằng Diablo III không phải nhập vai. Trong trò chơi này mọi người không thực sự đóng vai một nhân vật trong một bối cảnh nhất định và đưa ra những lựa chọn mang tính ảnh hưởng lớn tới nội dung. Nó không giống với cách thể hiện của những trò chơi như Baldur's Gate hay gần đây nhất là Dragon Age: Origins - những trò chơi được xây dựng dựa trên khuôn khổ của Dungeons & Dragons.
"Diablo phải là một trò chơi nhập vai chứ! Nó có các lớp nhân vật, đủ loại vật dụng như kiếm với gậy phép, các cây kĩ năng rồi đủ thứ phép thuật... Đối với tôi đó đều là những yếu tố kinh điển của thể loại RPG. Thế thì tại sao Diablo lại không phải là một game nhập vai" - thành viên Velkonn trả lời.
Một vài game thủ khác cũng đồng tình về việc chẳng cần phải nghĩ ngợi nhiều, cứ có lên level, sức mạnh của nhân vật được quyết định bằng nhiều chỉ số và được quyền lựa chọn trong việc phát triển kĩ năng là đủ để gọi là nhập vai rồi. Một số khác lại nói rằng Diablo nên được coi là một game nhập vai hành động. Đó cũng là một phân nhánh phổ biến ngày nay của thể loại nhập vai.
Nếu muốn cụ thể hơn thì mọi người có gọi nó bẳng thể loại Dungeon Crawler bởi cấu trúc của Diablo cũng được xây dựng chủ yếu là các màn chơi bí hiểm như các hầm ngục. "Cho dù Diablo chỉ có toàn chặt với chém thì nó vẫn là RPG, không phải cứ game nhập vai là phải chơi theo lượt. Diablo là một trò chơi nhập vai thời gian thực và điều đó chẳng có gì sai" - Trích lời của kukutoto.
Cuộc tranh luận bắt đầu được mở rộng ra khi các thành viên và thậm chí là người khởi xướng ra cuộc tranh luận là Bluebolge cho rằng hầu như trò chơi nào cũng là nhập vai. Trong những trò chơi gần đây như GTA: San Andreas cũng có những nhân vật với chỉ số, cũng có các nhiệm vụ và cũng có tính năng thu thập vật dụng. Thế nhưng không ai gọi nó là nhập vai!
Nếu nhìn vào những trò chơi cổ như Doom, mọi người sẽ thấy nó cũng là một trò chơi dungeon crawler. Chỉ có điều là nó được thể hiện ở góc nhìn người thứ nhất. Không có nhiều chỉ số lằng nhằng và giờ thì thể loại đó được mọi người gọi bằng các cái tên khác như FPS... Hơn thế nữa, khái niệm "nhập vai" dường như tồn tại trong gần như tất cả các trò chơi điện tử. Để xác định mức độ nhập vai rồi cân đo đong đếm yếu tố này cũng là thứ mà điện ảnh đau đầu bấy lâu.
Trở lại với Diablo, trò chơi này không khiến cho game thủ phải đau đầu đọc rất nhiều để hiểu được về bối cảnh của game và đưa ra một số lựa chọn quan trọng. Nó không giống việc bạn phải đọc codex thì mới làm quest được như trong Dragon Age: Origins. Bluebolge dựa vào yếu tố này để cho rằng nội dung của Diablo chưa đủ sâu sắc để được gọi là nhập vai.
Tuy nhiên, một số thành viên phản biện rằng cùng với thời gian thì Diablo cũng đã xây dựng được một cốt truyện lớn cho mình. Nếu muốn nắm rõ các chi tiết và sự kiện chính trong đó thì bạn cũng sẽ phải đọc rất nhiều. Thêm nữa, game thủ không nên bị đánh lừa bởi cách thể hiện đơn giản và thân thiện mà Blizzard đang cố khoác cho trò chơi này. Diablo vẫn có một nội dung khá phức tạp.
Etheris - một game thủ tham gia tranh luận - cho rằng ngày nay càng nhà làm game đang vượt ra khỏi những khuôn khổ của các thể loại. Game bắn súng cũng có thể kết hợp với các yếu tố nhập vai rồi thành công như Deus Ex. Chẳng có lí do gì để mọi người phải giới hạn trí tưởng tượng của mình trong những khuôn khổ do người khác đặt ra. Ngày nay cũng có không ít trò chơi lồng ghép yếu tố nhập vai vào gameplay của mình để nó được phong phú hơn về nội dung.
Theo định nghĩa của Wikipedia, một trò chơi nhập vai là trò chơi mà trong đó người chơi đóng vai một nhân vật trong một bối cảnh giả tưởng. Người chơi có thể trực tiếp diễn xuất hoặc đưa ra những lựa chọn và quyết định ảnh hưởng tới cả một hệ thống hoặc phát triển nhân vật của mình. Tuy nhiên, mọi thứ đều phải đi theo những luật chơi nghiêm ngặt.
Việc người chơi được phát triển các nhánh kĩ năng cho lớp nhân vật của mình cũng có thể coi là một yếu tố phổ biến của nhập vai. Đó là còn chưa kể đến việc bạn được chọn lựa nâng các chỉ số cho nhân vật của mình theo nhiều đường build khác nhau. Những yếu tố này là cũng đủ để nó được coi là nhập vai. Hơn nữa, mọi người đừng quên rằng mọi trò chơi đều có sự xuất hiện của yếu tố nhập vai, cho dù chỉ là thoáng qua.
Diablo - theo tham vọng của Blizzard - là một trò chơi mà trong đó người chơi được thoải mái chặt chém, tiêu diệt kẻ địch bằng những đòn phép điên cuồng ngoạn mục nhất. Nếu bạn đã xem đoạn video đầu tiên mà Blizzard giới thiệu về Diablo III, trong đó, gameplay được "thị phạm" trên nhân vật Barbarian, nhà sản xuất đã nói: "Đây là một nhân vật được xây dựng dựa trên quan niệm của chúng tôi khi xây dựng Diablo - chẳng có gì là quá mạnh".
Diablo cứ việc theo đuổi phong cách chặt chém ngoạn mục của riêng mình và nó thành công cũng là nhờ điều đó. Hãy cứ là bản thân mình, chẳng việc gì phải đi theo sự dẫn đường của riêng ai!
Cùng tìm hiểu lịch sử dòng game Battlefield Trước khi tìm hiểu sâu về Battlefield 3, bạn sẽ muốn điểm qua những mốc thời điểm lịch sử đáng nhớ của dòng game Battlefield. Nhiều người vẫn nhầm tưởng Battlefield 1942 là tựa game đầu tiên trong serie Battlefield nhưng không phải vậy. Đứa con đầu tiên trong gia đình Battlefield lại có cái tên rất lạ: Codename Eagle. Đây là tựa...