Rong ruổi trên núi Sập
Ngày nay, đường lên núi Sập (huyện Thoại Sơn) được mở rộng, thảm nhựa thẳng tắp, xe cộ chạy một mạch lên núi rất dễ dàng.
Ngọn núi không cao, nhưng phong cảnh an yên, tịch tĩnh, trông như chốn tiên bồng.
Núi non yên bình
Khác với dãy núi Thất Sơn hùng vĩ, núi Sập có độ cao khoảng 90m, đường sá đi lại thuận tiện, người dân sinh sống trên núi chừng vài chục nóc gia. Con đường độc đạo quanh co lên tận đỉnh núi, điểm ghé đầu tiên là hang ông Hổ. Dừng xe bên đường, chúng tôi cuốc bộ một đoạn ngắn là tới nơi. Nói là hang ông Hổ, nhưng ngó quanh không thấy hang mà chỉ bắt gặp tảng đá khổng lồ, bên trên cây xanh che phủ một không gian khá rộng. Tương truyền, thời xa xưa, khu vực này có cặp hổ ẩn tu, không hại người. Từ đó về sau, người ta lập bàn thờ, rồi đặt 2 tượng hổ dưới tảng đá để du khách đến tham quan cúng bái. Xung quanh hang ông hổ vắng vẻ, nhưng người dân và du khách thường xuyên đến thắp hương nghi ngút.
Đỉnh pháo đài trên núi Sập, gió lộng tứ bề
Tiếp tục hành trình vượt núi, chúng tôi đến khu vực có nhà cửa người dân. Mùa mưa, khung cảnh nơi đây vắng vẻ. Thi thoảng, chúng tôi bắt gặp chiếc xe gắn máy chở nhà sư xuống núi làm vơi đi cảnh u buồn, tịch tĩnh. Đi một đoạn, cách hang ông hổ chừng 1km, ngước nhìn trên triền núi cao là những tịnh xá, tịnh thất được xây cất khá khang trang. Leo lên tịnh thất Ngọc Châu, chúng tôi vào chánh điện gặp vài người dân đang cặm cụi dọn dẹp chén, đũa, bàn, ghế. Hỏi mới biết, trước đó, tịnh thất này vừa tổ chức buổi lễ cúng, có nhiều tăng, ni, phật tử đến dự. Tịnh thất nằm trên khoảng núi rất rộng, thoáng mát. Ở đó, có ni sư Quý (75 tuổi), hàng ngày trông coi hương khói.
Video đang HOT
Đang loay hoay sắp xếp vật dụng bên trong tịnh thất, ni sư Quý kể rằng, quê gốc ở Cần Thơ, năm 21 tuổi bà rời gia đình lên núi Sập lập am tu ẩn dật. Thời gian trôi nhanh, bà khai khẩn núi đá rộng dần, rồi xây dựng chánh điện khang trang để người dân đến cúng phật. “Đến nay, tôi tu được 48 năm. Ngày trước, trên núi hoang vắng lắm! Mỗi lần lên, xuống núi đều lội bộ. Khu vực này được mở rộng do tôi khai khẩn. Bây giờ, tuổi già sức yếu, tôi nhường lại nơi thờ tự này cho một vị sư trẻ tuổi đảm trách trụ trì, trông coi quản lý” – ni sư Quý bày tỏ.
Nhà sư hốt thuốc trên núi
Rời tịnh thất Ngọc Châu, chúng tôi tiếp tục hành trình rong ruổi trên núi Sập. Theo tìm hiểu, trên núi có 9 tịnh thất, tịnh xá và chùa chiền. Trong đó, Duyên Phước Tự được bà con khắp nơi biết tới. Ngôi chùa nằm trên nền đá cao, hàng ngày, tiếng chuông chùa cùng âm thanh gõ mõ, tụng kinh đồng vọng khắp núi. Cúng phật xong, nhiều khách thập phương sang bên hông chùa ngồi xếp hàng đợi bốc thuốc. Hàng ngày, tại cửa thiền này có 1 nhà sư âm thầm bắt mạch cho người dân. Pháp danh của ông là Thích Thiện Thành được nhiều người trong và ngoài tỉnh biết đến. Theo những cao niên trên núi cho biết, sư Thành là truyền nhân của sư Duyên – người được mệnh danh là “thần y” núi Sập trị bệnh cứu người.
Chú Huy (75 tuổi, người làm công quả) nhớ lại, ngôi chùa này được sư Duyên thành lập gần 100 năm. Ngày xưa, cuộc sống còn khó khăn, mỗi khi ốm đau, người dân leo núi tìm sư Duyên bắt mạch, bốc thuốc mang về sắc uống. Nhiều ca bệnh nặng được sư Duyên điều trị hiệu quả, người dân truyền tai nhau có “thần y” trên núi. Từ đó, ngôi chùa được nhiều người lui tới cúng và hốt thuốc mang về uống. Sau này, sư Duyên viên tịch, ngôi chùa lấy tên ông và được chỉnh trang rộng rãi cho tới bây giờ. Tiếp nối “chân truyền” của chú mình, sư Thành đảm nhận trọng trách bắt mạch, bốc thuốc giúp người ốm đau bằng cả tấm lòng thiện nguyện.
Phước Duyên tự trên núi Sập
Buổi trưa, vẫn còn nhiều người xếp hàng ngồi đợi đến lượt để sư Thành bắt mạch. Ông Út Thôi (61 tuổi, ở huyện Chợ Mới) nói rằng, cứ 2 – 3 tháng là ông đến chùa gặp sư Thành hốt thuốc về sắc uống. “Mấy năm nay, nhờ đến gặp sư Thành bốc thuốc mà bệnh thuyên giảm. Trên núi Sập, bà con tin tưởng khả năng bốc thuốc của sư Thành” – ông Út Thôi tâm sự. Ngồi trò chuyện với sư Thành, chúng tôi cảm nhận được tấm lòng thiện nguyện của ông đối với bà con. Khi đưa thuốc cho người bệnh, sư Thành căn dặn kỹ lưỡng trước khi sắc uống. “Thấy người ta bệnh, không thể nào ngó lơ. Bằng kinh nghiệm lương y, tôi cố gắng điều trị cho họ” – sư Thành cho hay.
Bà con nơi xa đến, sư Thành phải tranh thủ bắt mạch, hốt thuốc xuyên trưa, không nghỉ ngơi để họ kịp về trong ngày. Nguồn dược liệu ở đây rất đa dạng. Ngoài thuốc nam, sư Thành còn sưu tầm những loại thuốc quý (vị thuốc bắc) để tăng dược tính trong quá trình điều trị bệnh cho người dân. “Nguồn thuốc ngày càng hiếm dần, như: Huyết rồng, gấm đen, gùi đỏ… do bị khai thác quá mức. Nhiều khi nguồn thuốc bắc tại chùa không còn, phải tìm mua nơi khác mới đủ dược liệu điều trị bệnh hiệu quả hơn” – sư Thành bộc bạch.
14 ngày 'cưỡi' mô tô rong ruổi Ma Rốc
Trong hành trình 14 ngày "cưỡi" mô tô rong ruổi khắp Ma Rốc, du khách sẽ có dịp khám phá thành phố cảng Casablanca, dãy Atlas hùng vĩ hay băng qua sa mạc Sahara rộng lớn.
Lái mô tô địa hình khám phá 'Ngôi nhà của Kong' ở Quảng BìnhNgọn núi thiêng 'năm màu', có lịch sử hơn 600 triệu năm ở Úc
GHÉ THĂM THÀNH PHỐ CẢNG CASABLANCA
Casablanca là thành phố ở miền Tây Ma Rốc, nằm bên bờ Đại Tây Dương. Nơi đây được du khách nhớ đến bởi những quán cà phê ven biển, nhìn ra Đại Tây Dương rộng lớn và đặc biệt là bộ phim nổi tiếng cùng tên. Ảnh: Max Vu/Fit Tour
Casablanca được tờ Huffington Post bình chọn là một trong 5 địa điểm lãng mạn nhất thế giới. Người dân địa phương có thói quen đi dạo tại những công viên ven biển vào buổi chiều, uống cà phê và ngắm hoàng hôn. Trong ảnh là đoàn mô tô của du khách Việt Nam trên cung đường ven biển Đại Tây Dương. Ảnh: Max Vu/Fit Tour
CHINH PHỤC DÃY ATLAS HÙNG VĨ
Atlas là dãy núi thuộc vùng Maghreb, Tây Bắc châu Phi, với độ dài khoảng 2.500km trải qua 3 nước là Ma Rốc, Algeria và Tunisia. Dãy núi Atlas bắt đầu gần bờ Đại Tây Dương ở Ma Rốc trước khi băng qua Algerie và kết thúc ở bờ biển Địa Trung Hải của Tunisia. Ảnh: Max Vu/Fit Tour
Phần núi nằm trong lãnh thổ Ma Rốc được đánh giá có phong cảnh thiên nhiên ấn tượng và đa dạng nhất. Các sườn dốc thoai thoải ở rìa phía Bắc, phía Tây có lượng mưa nhiều tạo ra các thung lũng xanh, rìa phía Nam khô và có nhiều đá hơn. Ảnh: Max Vu/Fit Tour
Dãy núi Atlas đẹp nhất vào mùa xuân khi hoa dọc đường nở rộ ở thung lũng và mùa màng tươi tốt. Tuy nhiên, vào đầu mùa xuân, tuyết có thể tan chậm và lượng mưa lớn có thể khiến nhiều tuyến đường đi lại khó khăn. Vì vậy, thời điểm lý tưởng để ghé thăm là tháng Ba đến cuối tháng Năm. Ảnh: Max Vu/Fit Tour
Ẩn mình dưới chân núi High Atlas, thành phố Ait Benhaddou được ghi dấu trong tâm trí của du khách bởi những công trình kiến trúc mang phong cách đặc biệt được gọi là Ksar, một nhóm các tòa nhà bằng đất được bao quanh bởi những bức tường cao. Ảnh: Max Vu/Fit Tour
BĂNG QUA SA MẠC LỚN NHẤT THẾ GIỚI
Sahara là một trong những sa mạc lớn nhất và đẹp nhất thế giới. Chạy mô tô trong không gian mênh mông và bao la của Sahara là trải nghiệm đầy ngoạn mục. Ảnh: Max Vu/Fit Tour
Du khách khi đến đây sẽ bị thu hút bởi những đồi cát vô tận, những khối đá lớn đan xen nhau. Khi hoàng hôn buông xuống, du khách có thể chọn cưỡi lạc đà băng qua sa mạc để đến khu cắm trại. Ảnh: Max Vu/Fit Tour
Buổi tối tại Sahara du khách có thể chiêm ngưỡng bầu trời đêm với hàng ngàn ngôi sao và thưởng thức bữa tối trong không gian yên bình. Ảnh: Max Vu/Fit Tour
Khách Việt 14 ngày lái mô tô khám phá thiên nhiên siêu thực ở Ladakh Ấn Độ 14 ngày rong ruổi ở Kashmir và Ladakh (Ấn Độ), Trần Minh Phụng cảm giác như đang lạc bước ở hành tinh khác, anh đã chậm rãi ngắm nhìn thiên nhiên kỳ vĩ thu trọn vào mắt mình. "Cuối tháng 7, thời tiết ở Ladakh lạnh thấu xương nhưng thiên nhiên vẫn đẹp như bức tranh. Tôi đứng giữa thung lũng Puga, thả...