Rong ruổi trên lòng hồ sông Đà, “vớt” tôm tươi nhảy tanh tách
Người Mường ở xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình bao đời vốn quen với việc làm nương, làm ruộng. Giờ đây, họ còn là những ngư phủ chuyên khai thác nguồn lợi thủy sản trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Công việc vất vả, nhưng có thu nhập đều đều.
Lòng hồ thủy điện Hòa Bình vào mùa lũ mênh mông nước. Đây cũng là cơ hội để người Mường ở xã Bình Thanh rong thuyền ra hồ bắt tôm, cá. Mỗi nhà có một chiếc thuyền nhỏ có gắn máy nổ. Nhờ vậy mà việc di chuyển dễ dàng và thuận lợi hơn. Chị Đinh Thị Loan ở xóm Tráng, xã Bình Thanh chia sẻ, tôi đã làm nghề đánh bắt cá tôm được 10 năm. Ngày nào trúng quả kiếm được cả triệu đồng. Ngày ít thì vài trăm nghìn. Nói chung ngày nào cũng có tiền tiêu.
Những ngư phủ trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình.
Trước đây, người dân nơi này từng dùng kích điện và vó điện để bắt cá. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, việc này đã bị chính quyền cấm để bảo vệ nguồn thủy sản. Bà con chuyển sang bắt cá, tôm bằng thả lưới, đánh bẫy mắt cáo… Theo anh Đinh Văn Độ – người đã gắn bó với lòng hồ từ khi lọt lòng, nhờ khai thác thủy sản mà đời sống của bà con bớt phần gian khó. Sống trên lòng hồ ngày nào cũng có thu nhập từ tôm, cá. Có mẻ lưới, chúng tôi bắt được cả tạ cá măng, anh Độ cho biết.
Video đang HOT
Tôm rảo tươi roi rói, nhảy tanh tách được khai thác ngoài tự nhiên luôn bán chạy và được giá.
Ngoài việc khai thác nguồn lợi thủy sản từ tự nhiên, bà con ở bản Tráng còn mạnh dạn nuôi cá lồng trên lòng hồ. Hiện các hộ nuôi cá lồng ở bản Tráng đã thành lập Tổ hợp tác nuôi cá lồng. Nhiều loại cá đặc sản được bà con nuôi thành công như cá quất, cá lăng, cá chiên… Chúng được coi là thủy quái sông Đà bán rất được giá.
Người dân xóm Tráng sống ổn từ việc khai thác nguồn lợi thủy sản từ lòng hồ thủy điện Hòa Bình.
Theo Danviet
Rời bản ra lòng hồ nuôi cá, cho ăn cây ngô, lá chuối có trăm triệu
Sau 5 năm khởi nghiệp, bỏ bản ra lòng hồ nuôi cá lồng, anh Đinh Văn Linh, ở bản Tráng, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã dựng được 20 lồng cá. Thức ăn cho cá là những phụ phẩm nông nghiệp rất sẵn như củ sắn, thân cây ngô, cây chuối...
Anh Linh là người Mường vốn quen làm nương rẫy. Vậy mà năm 2013, Linh đã mạnh dạn chặt tre, nứa kết bè, ra lòng hồ thủy điện Hòa Bình nuôi cá lồng. Khi đó nhà nghèo, không có tiền, Linh đóng bè bằng tre, nứa. Bao công mày mò và tìm hiểu về nghề nuôi cá lồng, kết quả mà Linh nhận được là thất bại cay đắng. Chỉ sau vài tháng nuôi, cá chết trắng lồng. Bao công sức bỏ ra trôi theo dòng nước về xuôi...
Chàng trai đất Mường, Đinh Văn Linh đã mạnh dạn bỏ bản ra lòng hồ thủy điện Hòa Bình nuôi cá.
Sau cái đận cá lồng chết trắng, thấy Linh ngồi buồn thiu trên lồng bè, nhiều người cho rằng sớm muộn chàng trai này cũng lên bờ lại cuốc đất trồng sắn, ngô. Nhưng không nản chí, ngay trong năm đó, Linh tiếp tục thả cá giống các loại như cá lăng, cá chiên, cá trắm cỏ, cá trắm đen...Đàn cá hay an chóng lớn trong sự phấn chấn của tràng trai Mường. Đêm ngủ trên bè, thấy chúng quẫy ùm ùm, Linh tin là mình sắp được thu hoạch. Nhưng đùng một cái, vào một ngày đẹp trời, đàn cá lớn "lăn đùng" ra chết. Lúc này cá đã đạt trọng lượng 2-3kg/con, dân bản xót co Linh một thì chàng trai buồn 10. Những ngày khởi nghiệp của Linh chỉ nhận toàn thất bại.
Mỗi lồng cá, Linh có thể nuôi được 100 con cá trắm đen. Sau 2 năm, 1 lồng cá cho thu cả vài tạ cá trắm đen.
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, Linh đưa ra nhận định, cá chết là do anh để lồng cá quá gần bờ. Vào mùa nước cạn, cá thiếu ô xy và nguồn nước bị ô nhiễm. Năm sau, Linh thuê thuyền kéo bè ra tít giữa hồ, tiếp tục nuôi cá. Công sức của Linh bỏ ra đã được đền đáp. 4 lồng cá bắt đầu cho thu hoạch. Để giảm chi phí, Linh đi bắt cá nhỏ trên hồ cho cá ăn. Ngoài ra, Linh còn trồng sắn, trồng chuối, măng làm thức ăn cho cá.
Những cố gắng của Linh đã được đền đáp. Giờ Linh đã có tới 20 lồng cá.
Với phương châm, lấy công làm lãi, sau 5 năm khởi nghiệp, Linh đã dần dần mở rộng được quy mô sản xuất. Từ vài lồng cá nhỏ ban đầu, nay Linh đã có 20 lồng cá. Linh nuôi nhiều loại cá như trắm đen, trắm cỏ, lăng, chiên... Mỗi năm, Linh thu được 4 tấn cá, trừ chi phí bỏ túi cả trăm triệu đồng. "Cái mà tôi nhận được còn quý hơn vàng đó là kinh nghiệm nuôi cá. Giờ tôi đã biết cách phòng bệnh và chữa bệnh cho cá khi chúng bị bệnh", Linh chia sẻ.
Theo Danviet
Nghi phạm sát hại người phụ nữ, trói tay trên ghe sa lưới Nghi phạm đi giăng câu đã lẻn vào giết nữ chủ ghe, lục lấy tài sản rồi bỏ trốn. Công an tỉnh Đồng Tháp đang tạm giữ hình sự Lê Văn Dũng (62 tuổi, chưa rõ nơi cư trú) để điều tra về hành vi giết người. Lê Văn Dũng. Theo công an, trước đó, vào 10h ngày 31.7, người chồng tá hỏa...