Rong ruổi trên đảo Quan Lạn
Quan Lạn không có những bãi tắm đông đúc hay điểm ăn uống ồn ào, ở đó chỉ có màu xanh mướt của biển trời, cây cỏ, rau trái; màu trắng của những con sóng bạc đầu, những cồn cát và gió…
Đứng trên cầu cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) chuẩn bị ra đảo Quan Lạn, nhìn hàng ngàn con thuyền lặng lẽ đậu trên vịnh Bái Tử Long, lòng tôi tràn đầy hứng khởi. Mấy người mới quen bảo tôi thử bắt chuyến tàu chợ (loại tàu thân gỗ cũ, giá rẻ chở cả người và hàng hóa…) để có nhiều trải nghiệm thú vị.
Miền xanh bình yên
Con tàu chợ chồm lên, chồm xuống trên sóng, luồn lách qua những hòn đảo đá vôi nhấp nhô giữa biển. Trong khi nhiều người say sưa với cảnh biển đẹp mê hồn thì cũng không ít người có màn “hành xác” nhớ đời, nằm bệt trên sàn tàu vì say sóng.
Tàu đến cảng Trụi khi trời đã ngả sang chiều. Lên chiếc xe 3 bánh đang chờ sẵn, mọi người tạm biệt nhau để tỏa các nơi. Xe chạy men theo mép nước, gió biển thổi ào ào, cảm giác khoan khoái lan ra toàn cơ thể, mọi mệt mỏi trên sóng nước tan biến hoàn toàn.
Nằm giữa vịnh Bái Tử Long, đảo Quan Lạn gồm 2 xã Minh Châu và Quan Lạn. Mượn được chiếc xe máy của chị chủ nhà nghỉ tốt bụng, sáng hôm sau, tôi bắt đầu hành trình vòng quanh đảo dài gần 20 km. Nhiều hòn đảo trên vùng biển nước ta được gắn với mỹ từ “đảo ngọc”, nhưng với Quan Lạn thì đích thực phải gọi là “đảo xanh”. Những con đường nhỏ ở các khu dân cư đều được phủ xanh bởi nhiều loại cây cối.
Cung đường thẳng tắp, thênh thang và yên bình đến mức lâu lắm mới gặp một chiếc xe lướt qua. Qua những cồn cát trắng xen kẽ rừng cây vắng lặng, dần dần hiện ra trước mắt tôi là thảm cỏ xanh mướt chạy từ vệ đường lên tận chân núi. Vài mái nhà đơn sơ nằm lọt thỏm giữa mảng xanh bao la của núi rừng. Không còn bóng thuyền, chẳng còn tiếng sóng, giờ đây giữa đảo là một không gian yên ả, mát mẻ ngỡ như đưa ta lạc vào vùng sơn cước trên đất liền.
Video đang HOT
Người phụ nữ đi bắt hàu nghỉ chân bên gốc cây
Dải đất trên đảo chủ yếu là loại đất pha cát nhưng cư dân vẫn tận dụng để trồng hoa màu, cây trái. Những giàn mướp đắng, su su, cây ổi, cây táo trong vườn nhà dân không chỉ làm tươi mát cảnh quan mà còn mang lại cảm giác thân thương, yên bình. Được biết vào dịp cuối tuần, du khách ra đảo có thể trải nghiệm công việc làm nông thú vị.
Ý tưởng này do Công ty Du lịch Hải Vân Xanh trên đảo khởi xướng 3 năm qua. Anh Phạm Hải Quỳnh, nhân viên công ty, cho biết: “Một số hộ dân có đất vườn sẽ hướng dẫn du khách trồng và chăm sóc rau xanh trên đảo. Du khách sẽ được tận tay hái rau xanh, trái cây sạch để chế biến, thưởng thức… Ngoài trồng rau xanh, du khách cũng được tham gia trồng cây rừng phòng hộ trên đảo và dọn rác sinh hoạt vào vài dịp trong năm”.
Mải mê lang thang trên đảo, tình cờ tôi tới một bãi cát xen lẫn sình lầy rộng mênh mông. Từ vệ đường nhìn ra xa có mấy bóng người nhỏ bé đang lặng lẽ mưu sinh dưới nắng. Nhóm phụ nữ trên đảo đang đi săn sá sùng, bắt hàu. Dưới gốc phi lao, một người phụ nữ với 2 rổ hàu vừa bắt được tâm sự: “Cả buổi sáng thành quả được có thế này thôi cậu à. Việc bắt hàu vất vả lắm, ngày được nhiều, ngày được ít, các thương lái đến mua giá gốc rẻ lắm, cũng chẳng được bao tiền”.
Chinh phục Eo Gió
Từ xã Minh Châu sang xã Quan Lạn, xe lướt qua cánh rừng ngập mặn, qua vùng bờ cát hoang sơ với đoàn thuyền lặng lẽ neo đậu bên mép nước. Đi qua mái đình Quan Lạn sừng sững trước cửa biển, tôi đến thôn Yên Hải, xã Quan Lạn đúng lúc gặp nhóm bạn trẻ cũng vừa đến, chuẩn bị chinh phục Eo Gió.
Để đến Eo Gió phải vượt qua một mỏm núi. Đang trong cái nắng trưa mà phải cuốc bộ lên dốc rồi lại xuống dốc quả thực hơi “hành xác”. Sau khoảng 30 phút vừa đi vừa thở bở hơi tai thì Eo Gió cũng đã hiện ra. Đứng trên mỏm đá mà gió biển thổi vù vù khiến ta có cảm giác như sắp biến thành quả bóng bay lên không trung.
Vẻ đẹp hùng vĩ của Eo Gió
Một con đường bê-tông nhỏ dẫn du khách đi thẳng ra dòng nước biển xanh thẳm, gió lộng vù vù. Đứng ở đây, ta mới cảm hết cái “dữ dội”, “ồn ào” của biển mà nữ sĩ Xuân Quỳnh đã tả trong tác phẩm “Sóng”. Những con sóng ầm ầm xô bờ tung bọt trắng xóa. Vài chàng trai, cô gái chấp nhận ướt quần áo, mon men ra bãi đá để “tự sướng” mấy kiểu ảnh nhớ đời.
Nhiều người ví Eo Gió như “Mũi Hảo Vọng” của đảo Quan Lạn. Trèo lên khối núi sừng sững như bức trường thành chắn biển, phóng tầm mắt ra xa, ta mới thấy hết được sự hùng vĩ, bao la của biển trời. Biển khơi, núi đá, rừng xanh như ùa đến, vây quanh, đưa ta trở về thuở hồng hoang, thuở chỉ có thiên nhiên hoang sơ và ta nhỏ bé, chỉ biết kinh ngạc và thán phục trước tạo hóa.
Kỳ thú những cồn cát di động ở Ninh Thuận
Ninh Thuận, vùng đất quanh năm nắng gió khiến nhiều nơi bị sa mạc hóa, tạo nên những cồn cát mênh mông tuyệt đẹp như: Cồn cát đỏ Nam Cương, cồn cát trắng Tuấn Tú, cồn cát di động Phước Dinh. Điều đặc biệt là những cồn cát này có khả năng tự dịch chuyển, tạo nên những hiện tượng kỳ thú.
Cồn cát đỏ Nam Cương
Cồn cát này thuộc thôn Tuấn Tú (xã An Hải, huyện Ninh Phước), rộng 700ha, độ cao từ 20m đến 100m so với mực nước biển và đặc biệt là có màu đỏ đặc trưng hiếm có. Cồn cát Nam Cương được bao bọc bởi núi, biển, làng mạc, tạo nên khung cảnh sinh động. Thời gian lý tưởng nhất để có những bức ảnh đẹp tại cồn cát Nam Cương là sáng sớm hoặc chiều muộn, khi sự bức xạ ánh sáng làm cho màu đỏ của cồn cát thêm nổi bật.
Điểm đặc biệt của cồn cát Nam Cương là sự thay đổi diện mạo từng giờ, từng ngày. Chỉ một cơn gió mạnh cũng đủ khiến những đường cong của cồn cát thay đổi. Sau một đêm, dấu chân của con người, động vật đi trên cát hoàn toàn bị xóa sạch, trả lại cho cồn cát Nam Cương sự mịn màng như chưa từng có sự xuất hiện của con người tại đây.
Cồn cát trắng Tuấn Tú
Cũng thuộc thôn Tuấn Tú (xã An Hải, huyện Ninh Phước) nhưng mang vẻ đẹp khác biệt hoàn toàn với cồn cát đỏ Nam Cương là cồn cát trắng Tuấn Tú. Cồn cát này gồm những trảng cát trắng mịn nối tiếp nhau tạo thành thung lũng cát gợn sóng với nhiều hình thù lạ mắt. Vẻ đẹp của cồn cát càng được tôn lên nhờ biển xanh, những hàng dương thẳng tắp hay những bụi xương rồng khỏe khoắn... Cồn cát trắng Tuấn Tú ngày càng thu hút nhiều du khách.
Cồn cát di động Phước Dinh
Nằm trên địa bàn thôn Sơn Hải (xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam), cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng 40km, với diện tích khoảng 10km2, cồn cát Phước Dinh như một sa mạc Mông Cổ thu nhỏ. Điều đặc biệt nhất ở cồn cát Phước Dinh là mỗi năm hai lần cồn cát này lại tiến sâu vào đất liền hoặc lùi ra sát biển. Dưới chân cồn cát là những dòng suối uốn lượn đổ ra biển hoặc những hồ nước nhỏ trong vắt. Tới đây, du khách có thể tham gia các trò chơi chinh phục cồn cát, trượt cát, đua mô tô...
Eo Gió Quan Lạn Eo Gió Quan Lạn là một đỉnh núi hướng thẳng ra biển, cách trung tâm xã đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) khoảng 10km. Nơi đây vẫn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, hùng vĩ mà tạo hóa đã ban tặng cho đảo. Đứng từ trên đỉnh Eo Gió nhìn xuống, có cảm giác choáng ngợp trước thiên nhiên hùng...