Rong ruổi Cù Lao Chàm
Nằm cách biển Cửa Đại (TP.Hội An, Quảng Nam) khoảng 9 hải lý về hướng đông, Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp) gồm 9 hòn đảo nhưng chủ yếu là núi đá, nên cư dân chỉ tập trung sinh sống tại hòn Lao. Đây là địa điểm du lịch biển nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam, mà còn vươn ra thế giới.
Cù Lao Chàm nhìn từ trên cao. Ảnh: Minh Hải
Hòn Lao, gồm 4 thôn, bãi Làng, thôn Cấm, bãi Hương và bãi Ông, với số khoảng 2.600 người.
Được thiên nhiên ưu đãi, Cù Lao Chàm ngoài biển, rừng. Còn có những thứ đặc sản quý giá như yến sào, bào ngư, vú nàng, tôm hùm, hải sâm, cua đá,… Cùng với các rạn san hô, rong – cỏ biển phong phú.
Giếng Chăm cổ có niên đại gần 400 năm trên đảo rất thu hút du khách. Ảnh: Minh Hải
Bên cạnh đó, rừng nguyên sinh trên đảo đa dạng các loại gỗ quý được bảo vệ nghiêm ngặt. Theo khảo sát của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Đến nay, rừng Cù Lao Chàm có đến 80 loại cây thuốc nam. Tất cả cây lá này đang được người dân xứ đảo sử dụng làm nước uống hằng ngày, nay được chế biến thành trà lá lao. Những cây thuốc này còn được làm món rau rừng luộc cho du khách thưởng thức.
Du khách đến với chùa lễ phật trên đảo. Ảnh: Minh Hải
Văn hóa bản địa nơi đây được gìn giữ như nguyên vẹn, với các lễ hội như: cầu ngư, cầu an, Giỗ tổ nghề Yến,…
Video đang HOT
Du khách tham quan Bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Ảnh: Minh Hải
Cảnh sắc xứ đảo nơi đây với vẻ đẹp tự nhiên, chưa có tác động nhiều từ xây dựng, và thay đổi theo từng mùa. Nếu vào hè, rừng trên đảo như phủ một màu đỏ tươi của hoa ngô đồng. Và cây ngô đồng tại đây được xếp vào cây “di sản”. Ngoài ra vỏ ngô đồng được người dân nơi đây đan võng để nằm, võng có độ bền rất cao.
Vào mùa ngô đồng trổ hoa. Ảnh: Minh Hải
Theo quan niệm của người dân đảo, nằm võng ngô đồng có thể giảm thiểu bệnh tật. Võng được đan thủ công rất tinh xảo, công phu, mỗi chiếc võng nếu người đan nhanh cũng mất khoảng 2 tháng trời. Vì thế võng có giá giao động từ 7 – 9 triệu đồng/ chiếc. Sau khi hoa tàn, những hạt ngô đồng được chế biến nhiều món, từ thức ăn, bánh đến cả mỹ phẩm dưỡng da mặt cho phụ nữ.
Nghề đan võng ngô đồng. Ảnh: Minh Hải
Cù Lao Chàm là địa phương đầu tiên trong cả nước nói không với túi ni lông. Người dân nơi đây rất ý thức về việc gìn giữ vệ sinh, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái rừng – biển. Nhờ vậy môi trường trên đảo luôn trong lành.
Bảo tồn san hô. Ảnh: Minh Hải
Những năm qua, với nỗ lực của bảo tồn biển, và cộng đồng người dân, Cù Lao Chàm trở thành điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước. Nhất là khi UNESCO công nhận quần đảo Cù Lao Chàm là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới. Du khách đến với đảo tấp nập, bình quân mỗi ngày Cù Lao Chàm đón trên 3.000 lượt du khách.
Lặn ngắm san hô khiến du khách thích thú. Ảnh: Minh Hải
Đến với đảo, du khách được thưởng ngoạn, trải nghiệm nền văn hóa riêng biệt của người bản địa. Cùng các chùa cổ, miếu đền, giếng nước, chợ hải sản tươi sống, lặn tắm biển, ngắm san hô, leo núi,… trở thành các sản phẩm du lịch độc đáo nơi đây.
Cửa Đại Hội An hôm nay biển gọi...
Là một đơn vị hành chính được hình thành từ năm 2008, một năm trước ngày Cù Lao Chàm - Hội An được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, phường Cửa Đại đã đồng hành cùng sự phát triển của vùng biển đảo Hội An.
Là phường ven biển, Cửa Đại được TP Hội An định hướng phát triển thành vùng kinh tế động lực, kết nối với vùng du lịch biển đảo Cù Lao Chàm. Kinh tế biển Cửa Đại không phải là ngành ngư nghiệp thuần túy mà là ngành kinh tế tổng hợp dựa trên tiềm năng, thế mạnh sẵn có với vùng hạ lưu "nơi dòng sông gặp biển" và hơn 3km bờ biển đang phát triển nhanh các dịch vụ, du lịch, thương mại.
Ở Cửa Đại, lãnh đạo phường thường xuyên chú trọng chỉ đạo và tạo điều kiện phát triển nghề đánh bắt hải sản trên biển của ngư dân. Là nghề truyền thống, gắn bó bao đời với cộng đồng cư dân địa phương, nghề khai thác hải sản của Cửa Đại trong thời gian qua đã phát triển theo hướng công nghiệp với tàu thuyền có công suất lớn, trang thiết bị khai thác hiện đại, đủ sức vươn khơi xa, bám biển dài ngày, ngành nghề đánh bắt quanh năm.
Top những bãi biển đẹp nhất Hội An
Đáng chú ý là hơn 10 năm qua, ngành dịch vụ - du lịch và thương mại đã phát triển tương đối nhanh và khẳng định là ngành kinh tế hàng đầu.
Cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 5km và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30km. Biển Cửa Đại là nơi gặp nhau giữa ba con sông Thu Bồn, Đế Võng và Trường Giang với chiều dài khoảng 7km. Nơi đây được coi là khu nghỉ dưỡng tuyệt vời cho những cặp tình nhân với những cảnh sắc vô cùng lãng mạn.
Có lẽ khi đến biển Cửa Đại, đập vào mắt ta là dãi cát dài trắng mịn cùng với màu nước biển xanh ngắt cực đẹp. Đặc biệt, khi mặt trời vừa hé rạng tạo nên một khung cảnh về màu sắc cực khì đẹp mắt, màu nước màu trời lúc này như một bức tranh thủy mạc vào buổi sớm mai vậy.
Còn gì tuyệt vời hơn khi đi chân trần trên dãi cát trắng, ngồi bên người mình yêu vào sáng sớm để đón bình minh. Nhìn những chiếc thuyền đánh cá trở về nô nức rồi nghe tiếng sóng rì rào. Nghĩ thôi cũng thấy thật là yên bình.
Hằng năm, Cửa Đại thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến lưu trú, tham quan, nghỉ dưỡng. Các loại hình du lịch, dịch vụ trong dân cũng phát triển mạnh, nhiều nhà hàng được mở ra, phạm vi buôn bán mở rộng hơn nhiều, không chỉ dọc theo tuyến đường Cửa Đại và bãi tắm mà còn mở rộng đến các trục đường Âu Cơ, Phù Đổng Thiên Vương...
Loại hình du lịch cũng từng bước được đa dạng, cùng với tham quan, lưu trú còn có nghỉ dưỡng dịch vụ lữ hành, khám phá sông nước, làng quê vùng "cửa sông ven biển"... Hoạt động thương mại có bước phát triển khá, chợ Cửa Đại đã giải quyết được nhu cầu mua bán của người dân trong phường và các xã, phường lân cận.
Biển Cửa Đại có bãi cát trắng mịn.
Hoàng hôn nơi biển Cửa Đại
Cách biển Cửa Đại không xa là Phố cổ Hội An
Hơn 10 năm qua, cơ sở hạ tầng đô thị phường Cửa Đại cũng được đầu tư xây dựng và nâng cấp, mang lại những đổi thay rõ nét về mặt đô thị, tạo đột phá cho sự phát triển KTXH của địa phương. Các tuyến đường Lạc Long Quân, Âu Cơ, Trương Minh Hùng, Mai An Tiêm, Phan Tình, Phù Đổng Thiên Vương... và các tuyến đường bê tông ở các khối phố được hình thành và kết nối thông suốt với gần 5.000m đường thảm nhựa, 6500m đường bê tông kiên cố. Khu đô thị mới Phước Trạch- Phước Hải cũng từng bước được đầu tư xây dựng.
Cạnh đó, các ngành nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp cũng được tạo điều kiện đầu tư phát triển như dịch vụ hậu cần nghề cá, may mặc, mộc, cơ khí, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập, ổn định đời sống nhân dân, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
Là đô thị ven biển có tiềm năng, lợi thế phát triển nhưng lại đang chịu nhiều tác động và ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng biến đổi khí hậu và bãi biển bị xâm thực nặng nên một trong những nhiệm vụ quan trọng của phường Cửa Đại trong thời gian tới là gắn kết phát triển kinh tế với tăng cường thực hiện các dự án trồng cây xanh ở khu vực ven biển để chống xói lở, tạo môi trường xanh, đồng thời phải gắn kết hài hòa giữa việc khai thác, phát triển kinh tế với các hoạt động bảo tồn, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, lâu dài.
Villa Chams: Giai điệu du dương Villa Chams chú trọng phát triển theo chiều ngang, với dáng vẻ tôn trọng tuyệt đối cảnh quan xung quanh, hòa mình vào những rặng núi đá, cây ô liu, hoa cỏ vùng khô cằn... Nằm hoàn toàn tách biệt tại khu vực thiên nhiên khô cằn, nhưng đậm tính sử thi ở Lebanon (quốc gia nhỏ vùng Trung Đông), Villa Chams tạo...