“Rồng rắn” xem tổng duyệt ở tượng đài Mẹ VNAH 411 tỷ đồng
Tối nay (22.3), tại Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng được đầu tư 411 tỷ đồng xây dựng ở khu vực Núi Cấm, xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, Quảng Nam, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổng duyệt buổi lễ Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng quê hương và lễ khánh thành tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng.
Dù là lễ tổng duyệt nhưng hàng ngàn người dân đổ về chật kín khu tượng đài để đón xem những màn biểu diễn. Khán đài dành cho quan khách đã chật kín chỗ khi người dân chen nhau để lên ngồi xem lễ tổng duyệt. Có người còn leo trèo lên khán đài để kiếm chỗ xem.
Trước cổng tượng đài, hàng chục hộ dân căng dây giữ xe. Hàng chục quán nhậu, giải khát cũng mọc lên “chèo kéo” khách…
Được biết, tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng có tổng kinh phí xây dựng 411 tỷ đồng, lấy nguyên mẫu từ Mẹ Nguyễn Thị Thứ, quê ở xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Mẹ Thứ có 11 con và cháu là liệt sĩ.
Quần thể tượng đài tọa lạc trên đỉnh núi Cấm, thôn Phú Thạch, xã Tam Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, với tổng diện tích 150.000m. Hoàn thành sau 7 năm xây dựng, tượng đài được cho là lớn nhất Đông Nam Á…
Một số hình ảnh ghi nhanh tại buổi lễ tổng duyệt:
Quang cảnh tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng về đêm
Người dân chen chúc nhau xem lễ tổng duyệt
Video đang HOT
Người dân leo trèo lên sân khấu để vào xem buổi lễ tổng duyệt (vòng đỏ)
Một số hình ảnh người dân nối rồng rắn vào xem buổi lễ tổng duyệt tượng đài.
Quang cảnh buổi lễ tổng duyệt với sự tham dự của lãnh đạo tỉnh
Toàn cảnh buổi lễ tổng duyệt kỷ niệm 40 năm và cắt băng khánh thành tượng đài 411 tỷ ở Quảng Nam
Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng lung linh về đêm tại buổi lễ tổng duyệt.
Theo_Dân việt
Nghi vấn quanh vụ một thanh niên nhảy cầu tự vẫn
Đến trưa ngày 21/3, vẫn còn hàng trăm người dân hiếu kỳ tập trung quanh khu vực cầu Kỳ Phú 2 (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) để theo dõi quá trình tìm vớt thi thể một thanh niên được cho là nhảy cầu tự vẫn vào khoảng 1h sáng cùng ngày.
Người nhảy cầu được xác định là Cao Tấn T. (SN 1994, ngụ xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ).
Lực lượng chức năng và người dân tìm kiếm thi thể nạn nhân
Ông Cao Tấn Thành (bố nạn nhân) cho biết, khoảng gần 1 giờ ngày21/3, khi gia đình đang ngủ thì có 2 người bạn của con ông đi taxi đến nhà nói rằng con trai ông bị tai nạn. Khi chị Cao Thị Kim Yến (chị gái T.) cùng với 2 thanh niên trên xuống hiện trường thì mới nghe kể lại rằng T. nhảy cầu tự tử.
Khi đến hiện trường, chị Yến phát hiện tại địa điểm được cho là nơi em trai mình nhảy tự tử còn lưu lại nhiều vết máu. Nghi ngờ em trai mình bị sát hại, chị Kim Yến đã làm đơn trình báo toàn bộ sự việc với công an địa phương.
Rất đông người hiếu kỳ tập trung ở cầu Kỳ Phú 2 theo dõi vụ việc
Theo quan sát của PV, ngay vị trí chỗ lan can cầu mà Cao Tấn T. nhảy có nhiều vết máu dính cả phía ngoài và phía trên lan can. Một chiếc khẩu trang cũng dính đầy máu nằm dưới mặt cầu ngay vị trí mà T. nhảy.
Ngoài ra, theo người nhà của T., có ai đó chở nạn nhân xuống cầu Kỳ Phú 2, vì sau khi nhảy cầu tự vẫn chiếc xe máy của T. mới được bạn của nạn nhân chạy xuống để dựng gần hiện trường.
Chiếc xe máy của nạn nhân được dựng ở hiện trường
Người nhà nạn nhân cho biết thêm, Cao Tấn T. làm công nhân ở khu công nghiệp Trường Xuân (TP Tam Kỳ). Cách đây 3 ngày, T. không về nhà mà xin phép gia đình ở trọ gần chỗ làm. Theo người bạn gái của T. sống gần cầu Kỳ Phú 2 kể lại, trong tối 20/3, T. có xuống nhà chơi.
Trong sáng 21/3, người nhà nạn nhân đã thuê thợ lặn cùng với người dân và cơ quan chức năng tìm vớt thi thể của em Cao Tấn T.
Đến khoảng gần 14 giờ chiều 21/3, thi thể của nạn nhân đã được tìm thấy. Lực lượng chức năng TP Tam Kỳ tiến hành khám nghiệm thi thể của nạn nhân để điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Công Bính
Theo Dantri
Vượt hàng trăm cây số về dự lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng Gia Lai Tối ngày 17/3, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP Pleiku, Gia Lai), hàng nghìn người dân khắp nơi đã hội tụ về dự buổi lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng tỉnh Gia Lai (17/3/1975 - 17/3/2015). Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Tây Nguyên được chọn là vị trí xung yếu để đánh thắng ngay...