Rồng rắn đi trả “sổ đỏ” vì thiếu tiền nộp thuế đất
Không đóng nổi khoản thu tiền sử dụng đất với hệ số quá cao, nhiều người dân đã xếp hàng xin trả lại sổ đỏ.
Không kham nổi tiền đóng theo hệ số K, nhiều người dân đã chọn “giải pháp” trả lại sổ đỏ (Ảnh minh họa)
Theo quyết định 28/2012/QĐ-UBND của UBND TP (QĐ 28) quy định hệ số để tính tiền sử dụng đất với phần diện tích vượt hạn mức theo sát giá thị trường (hệ số K) thấp nhất là 3,5 lần và cao nhất là 4,5 lần cho việc chuyển mục đích sử dụng phần diện tích đất vượt hạn mức. Hệ số quá cao này đã gây rất nhiều vướng mắc cho các quận, huyện khi thu tiền sử dụng đất.
Quy định này đối vời người nghèo, sống trên mảnh đất cha ông để lại thì việc áp dụng hệ số K như trên quả là việc “bất khả thi”. “Tôi chỉ có vài chục triệu tiền gửi tiết kiệm, lấy đâu ra vài trăm triệu mà làm sổ đỏ phần đất còn lại. Thôi cứ ở như thế này cũng chẳng sao, mình không mua bán gì nên cũng không cần sổ đỏ. Lấy được sổ đỏ về phải bán nhà thì cũng vậy” – Ông Tứ (ngụ quận 8) kể.
Được biết, hạn mức đất ở tại quận này là 160 m2, phần diện tích vượt phải nộp tiền gấp 2 lần giá đất do thành phố quy định nếu thuộc khu dân cư hiện hữu. Khi phần đất vượt hạn mức nằm ngoài khu dân cư hiện hữu, chủ đất sẽ phải nộp đến 4 lần theo giá đất của thành phố.
Số liệu được Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM đưa ra mới đây cho thấy, trên địa bàn hiện vẫn còn đến 129.000 trường hợp nhà, đất chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, 49.000 trường hợp không đủ điều kiện cấp sổ đỏ tại 6/24 quận, huyện. Nguyên nhân chủ yếu do các vướng mắc phổ biến như đất, nhà ở chuyển nhượng bằng giấy tay từ sau năm 2004 – 2006; nhà đất tạo lập sau thời điểm Luật Đất đai 1993 có hiệu lực nhưng không phù hợp quy hoạch.
Bên cạnh đó, hiện đã có 11.606 hồ sơ đã nộp tiền sử dụng đất để được cấp giấy chứng nhận (tổng số tiền thu về là 525 tỉ đồng); 3.367 trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất (số tiền nợ là 1.268 tỉ đồng) và 2.361 hồ sơ người dân chưa biết sẽ đóng tiền sử dụng đất hay ghi nợ. Đặc biệt, trong đó có 322 trường hợp xin trả lại giấy chứng nhận vì không đủ khả năng tài chính.
Theo bà Đào Thị Hương Lan, Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM, những người có tiền thì đã làm xong hết giấy tờ trước thời điểm có QĐ28, khi QĐ 28 được áp dụng thì lọt lại đa số là người nghèo. Nếu chỉ tính theo bảng giá đất thì họ đã phải ghi nợ rồi, nếu tính thêm hệ số K thì chắc chắn họ không kham nổi.
Giảm hệ số K
Video đang HOT
Để tháo gỡ khó khăn cho người dân Ban Thường vụ Thành ủy đã chấp thuận chủ trương sửa lại hệ số K để tính thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải đất ở sang đất của hộ gia đình, cá nhân, như sau: Hệ số K được áp dụng chung cho cả đối tượng xin công nhận và chuyển mục đích (không phân biệt như trong QĐ 28).
Hệ số K được điều chỉnh theo từng khu vực: khu vực 1 K=2 gồm các quận 1, 3, 4, 5, 10, 11, Tân Bình, Phú Nhuận; khu vực 2 K=1,5 gồm các quận 2, 6, 7, 8, 9, 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Bình Tân, Thủ Đức, Tân Phú; khu vực 3 K=1,3 gồm các huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè (riêng huyện Cần Giờ K=1,1).
Trường hợp người dân đã hoàn thành việc nộp tiền sử dụng đất theo mức cũ (QĐ 28) và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì không áp dụng hồi tố việc điều chỉnh hệ số K. Đối với người dân đã lập xong thủ tục nộp tiền sử dụng đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng còn ghi nợ tiền sử dụng đất và trường hợp người dân mới nhận được thông báo đã hoàn tất thủ tục kê khai, nộp tiền sử dụng đất nhưng chưa nộp, giao Cục Thuế TP hướng dẫn UBND các quận, huyện theo hướng hủy hồ sơ ban đầu, thực hiện tính lại theo mức thu mới.
Theo Dantri
An toàn lao động bị "lãng quên": Đùa với tử thần
Một thanh niên vừa bị thang máy cuốn chết, hai công nhân và một kỹ sư rơi xuống hồ xử lý chất thải thiệt mạng... Liên tiếp các vụ tai nạn đã xảy ra mà nguyên nhân chính vẫn là việc thờ ơ trước các quy định về an toàn, bảo hộ trong lao động.
Liên tiếp tai nạn lao động thương tâm
Mất gần 3 giờ, lính cứu hộ mới đưa được thi thể anh Oai bị kẹt trong thang máy ra ngoài
Sau vài ngày nghỉ lễ đoàn tụ cùng gia đình, sáng 2/5, anh Hà Quốc Oai (17 tuổi) trở lại cửa hàng chuyên bán bu lông, ốc vít trên đường Ngô Quyền (phường 5, quận 10, TPHCM) để làm việc. Vào thang máy vận chuyển vật liệu từ tầng 5 của cửa hàng xuống phía dưới, khi thang đi đến tầng 4 thì Oai chui đầu ra ngoài, do bất cẩn nhấn nhầm nút điều khiển, Oai đã bị kẹt chặt đầu vào thang máy, gây tử vong tại chỗ.
Đội cứu hộ cứu nạn thuộc Sở CS PCCC công an TP.HCM đã có mặt tại hiện trường dùng máy khoan, cắt sắt để tiếp cận. Mất gần 3 giờ, lính cứu hộ mới đưa được thi thể Oai ra ngoài. Được biết, thiếu niên này mới vào làm việc được khoảng 3 tuần. Sáng 2/5, sau ngày nghỉ lễ Oai trở lại làm việc thì gặp tai nạn.
Người thân đau đớn khi nhận tin anh Oai gặp tai nạn, chết thảm
Trước đó, vào trưa 24/4 tại hồ nước thải của công ty thuộc da Hào Dương (Khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Long Thới, huyện Nhà Bè) cũng xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến kỹ sư Nguyễn Minh Tuân (29 tuổi, quê Sóc Trăng) và Hà Thanh Tài (24 tuổi, ngụ Long An) và Lê Phát Tài (28 tuổi, quê Long An, cùng là công nhân công ty Hào Dương) chết ngạt.
Cụ thể, khi kỹ sư Tuân và anh Hà Thanh Tài đang làm việc thì bị ngã xuống hồ xử lý nước thải. Nghe tiếng kêu cứu, anh Lê Phát Tài ở gần đó đã chạy đến, trèo xuống hồ cứu người nhưng cũng bị trượt chân ngã tử vong cùng 2 đồng nghiệp. Qua ghi nhận, hồ xử lý nước thải xảy ra vụ tai nạn lao động trên cao trên 5m, rộng khoảng 200 m2, bên trong chứa nhiều hóa chất bốc mùi nồng nặc rất khó thở. Vào thời điểm thi thể 3 nạn được lính cứu hộ tìm thấy đều không có có bảo hộ lao động.
Anh Thanh Tài gặp nạn bỏ lại vợ trẻ, con thơ
Một vụ tai nạn lao động kinh hoàng khác cũng đã xảy ra vào đêm 11/3, tại một xưởng tái chế giấy không tên nằm trên đường Vườn Thơm (ấp 4, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh). Nạn nhân là ông Nguyễn Văn Đức (47 tuổi, bảo vệ xưởng). Thời điểm mọi người phát hiện, thi thể ông Đức đã bị cối xay giấy nghiền nát, đứt đoạn.
Còn vô số các vụ tai nạn lao động thảm thương khác gây hậu quả nghiêm trọng, làm ly tán biết bao gia đình.
Đi tìm nguyên nhân?
An toàn lao động bị xem nhẹ, người lao động luôn đứng giữa làn ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết
Khảo sát thực tế, tại địa bàn TP.HCM có đến hàng trăm điểm bán bảo hộ lao động chuyên nghiệp nhưng một nghịch lý lại xảy ra khi nơi đây lại nằm trong "tốp" 10 tỉnh thành xảy ra tai nạn lao động cao nhất cả nước trong năm 2012.
Lý giải về vấn đề trên, theo đánh giá của Thanh tra Sở Lao động thương binh và xã hội TP.HCM, thực tế hiện nay do nhiều doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí nên đã cắt giảm các khâu mua sắm trang thiết bị bảo hộ cho người lao động. Hầu hết các doanh nghiệp khi bị thanh tra đều mắc phải các lỗi như: người lao động làm việc trong môi trường ô nhiễm lại không được trang bị mặt nạ chống độc, không thắt dây an toàn, không đội mũ bảo hộ, không khám sức khỏe định kỳ cho công nhân...Đặc biệt là việc sử dụng lao động thiếu chuyên môn trong lĩnh vực về điện, hàn.
"Bên cạnh việc các doanh nghiệp làm sai thì chính người lao động cũng chủ quan. Khi thấy chủ công ty, doanh nghiệp không trang bị bảo hộ lao động thì không yêu cầu hay trình báo dẫn đến nguy hiểm tính mạng khi làm việc" - Một cán bộ Sở Lao động thương binh và xã hội TP.HCM cho biết.
Điều đáng nói, các doanh nghiệp, công ty hiện nay có khá nhiều hình thức đối phó khi có đoàn thành tra đến. Thậm trên nhiều diễn đàn còn nhan nhản các thông tin như: "Chuẩn bị gì cho đợt thanh tra lao động?" ngay phía dưới là hàng loạt chỉ dẫn từ nhiều người có kinh nghiệm "né" các đoàn thạnh tra.
Những nhà xưởng kiểu này, an toàn lao động ở đâu? cũng tại đây, một bảo vệ đã bị cối xay giấy nghiền nát, chết thảm
Thống kê mới đây của Cục An toàn lao động, năm 2012 cả nước xảy ra gần 6.800 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 6967 người bị nạn, làm chết 606 người, bị thương nặng 1470 người, nạn nhân là lao động nữ khoảng 1842 người, thiệt hại về tài sản là 11 tỷ đồng và chi phí bồi thường lên tới 82,6 tỷ đồng. Trong đó, TP.HCM đứng đầu danh sách khi xảy ra 1.568 vụ làm 98 người chết.
Tuy nhiên, trong 552 vụ tai nạn lao động chết người xảy ra trong năm 2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được biên bản điều tra của 149 vụ nhưng chỉ có 2 trường hợp người sử dụng lao động bị đề nghị truy tố do vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về an toàn lao động để xảy ra tai nạn lao động.
Theo Dantri
Trò chuyện với phi công từng ném bom Dinh Độc Lập Lái chiếc máy bay F-5E ném hai trái bom xuống dinh Độc Lập, sau đó quay lại dùng súng phóng lựu vào kho xăng Nhà Bè, là hành động mà tôi ấp ủ trong một quá trình dài, ngay từ thời trai trẻ. 35 năm hoạt động, trên vai áo ông từng đeo quân hàm không quân hai bên là đối thủ của...