Rồng lửa S-400 đến Ấn Độ: Mỹ sẵn sàng “tung đòn”?
Mỹ ra cảnh báo với Ấn Độ về kế hoạch mua hệ thống tên lửa S-400 từ Nga trong bối cảnh Tổng thống Vladimir Putin có chuyến thăm New Delhi trong tuần này.
Quân đội Ấn Độ muốn có các hệ thống S-400 mới để thể hiện sức mạnh với cả Trung Quốc và đối thủ truyền thống Pakistan, vì loại vũ khí này có thể theo dõi và bắn hạ máy bay chiến đấu, thậm chí cả máy bay tàng hình, ở một phạm vi xa đáng kể.
Ấn Độ và Nga sẽ ký thỏa thuận về S-400, ước tính trị giá hơn 5 tỷ USD, trong chuyến thăm của ông Putin đến Ấn Độ và hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bắt đầu từ ngày 4/10, một trợ lí của Điện Kremlin cho biết.
Hệ thống S-400 của Nga đang nhận được nhiều sự quan tâm. (Nguồn: Mehr News Agency)
Tuy nhiên, Mỹ đang đưa ra cảnh báo với các nước buôn bán trong các lĩnh vực quốc phòng và tình báo của Nga rằng họ sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt tự động theo Đạo luật “Chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt” (CAATSA).
CAATSA nhằm trừng phạt Nga về việc sáp nhập Crimea năm 2014, tham gia vào cuộc nội chiến Syria và cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Video đang HOT
“Chúng tôi kêu gọi tất cả các đồng minh và các đối tác của chúng tôi từ bỏ giao dịch với Nga – điều sẽ kích hoạt các biện pháp trừng phạt theo CAATSA”, một đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Tháng trước, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với quân đội Trung Quốc vì mua các máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa S-400 từ Nga trong năm nay.
Washington cũng đã bày tỏ quan ngại về quyết định mua hệ thống tên lửa của Nga từ đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng hệ thống này không tương thích với các cơ cấu vũ khí của liên minh.
Chính phủ của ông Modi đang hy vọng chính quyền TT Trump sẽ cho phép họ thông qua việc chuyển giao vũ khí từ Nga lần này, các quan chức ở New Delhi cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Nirmala Sitharaman nói với các phóng viên rằng, Ấn Độ đã sắp hoàn tất thỏa thuận mua hệ thống phòng không S-400 từ Nga- đối tác mà Delhi có quan hệ quân sự lâu dài.
Bà Sitharaman cho biết tuần trước: “Đàm phán về hệ thống phòng không S-400 đã diễn ra trong một thời gian dài và nó đang ở giai đoạn nó có thể được hoàn tất.
Theo phapluatxahoi
Ấn Độ thử nghiệm thành công đánh chặn tên lửa đạn đạo
Quân đội Ấn Độ đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đánh chặn thành công vào đêm ngày 23/9.
Tên lửa đánh chặn tầm xa của Ấn Độ
Truyền thông Ấn Độ đưa tin, quân đội nước này đã tiến hành thành công một cuộc thử nghiệm tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo ở ngoài khơi bờ biển bang Odisha tối Chủ Nhật vừa qua.
Cuộc thử nghiệm thành công đã đánh dấu mốc quan trọng trong việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hai lớp, các nguồn quốc phòng của Ấn Độ cho hay.
Tên lửa đánh đánh chặn đã được phóng đi từ đảo Abdul Kalam nơi Ấn Độ bố trí tổ hợp thử nghiệm tích hợp (ITR), vào khoảng 8 giờ tối ngày 23/9.
Nhiệm vụ của sứ mệnh thử nghiệm có tên "Phương tiện Quốc phòng Prithvi (PDV)" vừa được Ấn Độ thực hiện là để phát hiện và ngăn chặn các mục tiêu ở độ cao trên 50 km trên vùng khí quyển Trái Đất, một nhà khoa học Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết.
"Cả hai tên lửa đánh chặn PDV và tên lửa mục tiêu đã được thử nghiệm thành công" - nguồn tin từ DRDO cho biết.
Làm việc trong trạng thái hoàn toàn tự động, hệ thống phòng thủ của Ấn Độ có thể dò tìm và theo dõi dựa tên lửa đạn đạo của kẻ địch trên radar.
Mạng máy tính đặc chủng với sự trợ giúp của dữ liệu nhận được từ radar tầm xa của quân đội Ấn Độ đã dự đoán đúng quỹ đạo của tên lửa đạn đạo đang bay đến, đồng thời tham mưu cho lực lượng điều khiển hỏa lực đánh chặn khai hỏa và phá hủy thành công tên lửa đạn đạo tấn công của đối phương trong thử nghiệm.
Hòa Bình
Theo baogiaothong
Vừa tung đòn với Trung Quốc, Mỹ ngay lập tức bị "phản công" Trung Quốc hồi cuối tuần vừa rồi đã tức giận triệu tập Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh đến đồng thời hủy bỏ các cuộc đối thoại quân sự nhằm phản đối quyết định của Mỹ trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt với Trung Quốc vì việc nước này mua chiến đấu cơ và tên lửa của Nga. Chiến đấu...