“Rồng lửa” S-400 bất ngờ khuấy động bất đồng giữa siêu cường châu Âu
Hai thành viên NATO thể hiện lập trường trái chiều về hợp đồng mua S-400 từ Nga của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ulrike Demmer, phó phát ngôn viên của chính phủ Đức mới đây cho biết, Berlin muốn Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ thỏa thuận mua hệ thống tên lửa S-400 với Nga.
“Dự định của Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa Nga đang được thảo luận giữa khối đồng minh và đó là một vấn đề gây tranh cãi đối với NATO. Chính phủ Đức sẽ hoan nghênh nếu Thổ Nhĩ Kỳ cân nhắc quyết định của mình về S-400″, bà Demmer nói.
Phó phát ngôn viên giải thích thêm, các vấn đề liên quan tới khả năng tích hợp thiết bị NATO với hệ thống Nga là mối quan tâm chính của liên minh quân sự.
Các tên lửa S-400 trong một cuộc diễu hành tại Nga (ảnh: Điện Kremlin)
Video đang HOT
Tuy nhiên, lập trường của Berlin và Washington lại không có được sự ủng hộ từ Paris, khi Bộ Ngoại giao Pháp lưu ý rằng, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền mua các thiết bị quân sự mà họ muốn.
“Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua thiết bị quân sự, rõ ràng là một quyết định có chủ quyền. Sự toàn vẹn của NATO là rất quan trọng và tính tương thích trong năng lực quân sự của các đồng minh là yếu tố quan trọng cho điều này”, cơ quan ngoại giao Pháp cho hay.
Những phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Washinton và Ankara vẫn đang gia tăng. Khi ngày giao S-400 đang tới gần, Mỹ tiếp tục đẩy mạnh áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ như hủy bỏ chương trình huấn luyện và đe dọa dừng cung cấp các phi cơ F-35 cho Thổ, cũng như xem xét trừng phạt Ankara.
Thổ Nhĩ Kỳ kịch liệt phản đối đe dọa trừng phạt của Washington và cho rằng, không một quốc gia nào có quyền “chỉ dạy các quốc gia khác phải hành động như thế nào”. Ankara cũng thề sẽ đáp trả nếu Washington thực hiện các đe dọa của mình.
Mỹ tin rằng, S-400 không chỉ không tương thích với các thiết bị của NATO, mà nó còn có thể giúp Nga tìm ra các yếu điểm của mẫu phi cơ F-35 do Mỹ sản xuất.
Kể từ khi hợp đồng giữa Nga và Thổ được ký kết vào năm 2017, Washington liên tục tìm cách thuyết phục Ankara từ bỏ thoả thuận này. Tổng thống Thổ Nhĩ KỲ Recep Tayyip Erdogan từng nhiều lần tuyên bố, hợp đồng sẽ tiến triển theo kế hoạch. Ông Erdogan cũng đề xuất thành lập một nhóm làm việc nhằm giải quyết các quan ngại của Mỹ liên quan tới hệ thống S-400 nhưng Mỹ đã từ chối tham gia.
Minh Đức
Theo TPO
Pháp và Đức không công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan
Paris và Berlin đều phản đối và cho rằng việc ông Trump việc nhận Cao nguyên Golan thuộc chủ quyền của Israel là chống lại luật pháp quốc tế.
Tuyên bố trên của Pháp và Đức được đưa ra trong ngày 22/3 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi thừa nhận đầy đủ chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan.
Israel chiếm đóng Cao nguyên Golan trong thời gian xảy ra chiến tranh Trung Đông 1967 và sau đó sáp nhập vào lãnh thổ của mình năm 1981.
Trước đó, hôm 21/3, viết trên trang Twitter, Tổng thống Trump nói rằng "bây giờ là lúc Mỹ công nhận Cao nguyên Golan là một phần của Israel". Theo nhà lãnh đạo Mỹ, đã đến lúc cần có một bước tiến như vậy vì lợi ích an ninh của Israel và toàn bộ khu vực Trung Đông.
"Golan là một lãnh thổ bị Israel chiếm đóng từ năm 1967. Pháp không công nhận việc sáp nhập cao nguyên này vào Israel từ năm 1981", Bộ Ngoại giao Pháp đưa ra tuyên bố trong cuộc họp báo hôm 22/3, đồng thời khẳng định rằng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc công nhận việc sáp nhập trên là bất hợp pháp.
Trong khi đó, từ Berlin, khi được hỏi về lời kêu gọi trên của Tổng thống Mỹ, người phát ngôn Chính phủ Đức Ulrike Demmer tuyên bố Cao nguyên Golan là lãnh thổ của Syria bị Israel chiếm đóng. "Nếu cần thay đổi biên giới quốc gia thì điều này phải được thực hiện thông qua các biện pháp hòa bình giữa các bên liên quan. Chính phủ Đức phản đối các bước đi đơn phương", bà Demmer nêu rõ.
Cùng ngày, Liên minh châu Âu (EU) cũng khẳng định lập trường không công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan.
Người phát ngôn của EU khẳng định: "Lập trường của EU không thay đổi. EU, theo luật pháp quốc tế, không công nhận chủ quyền của Israel đối với các vùng lãnh thổ mà Israel chiếm đóng kể từ tháng 6/1967, bao gồm Cao nguyên Golan và không xem khu vực này là một phần của lãnh thổ Israel".
Trước đó, cùng ngày, Iran, đồng minh của Syria, cũng chỉ trích lời kêu gọi của Tổng thống Trump. Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã tái khẳng định lập trường của các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) lên án ý định công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan của Tổng thống Mỹ.
Israel chiếm đóng Cao nguyên Golan trong thời gian xảy ra chiến tranh Trung Đông 1967 và sau đó sáp nhập vào lãnh thổ của mình năm 1981 trong một động thái không được cộng đồng quốc tế công nhận./.
Theo Kinhtedothi
Pháp bác tin Iraq yêu cầu trả tiền cho việc xét xử phần tử thánh chiến Bộ Ngoại giao Pháp bác bỏ một bài báo cho rằng Iraq đã yêu cầu Chính phủ Pháp trả ít nhất 2 triệu USD cho mỗi tay súng để Baghdad giải quyết những phần tử thánh chiến được trao trả từ Syria. Ảnh minh họa. (Nguồn: AP) Ngày 13/6, Bộ Ngoại giao Pháp bác bỏ một bài báo cho rằng nhà chức trách...