“Rồng lửa” S-400 Ấn Độ quyết mua bằng được đe dọa Trung Quốc ra sao?
Trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc leo thang, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh yêu cầu Nga giao sớm tổ hợp tên lửa phòng không S-400.
Ấn Độ muốn Nga giao sớm các tổ hợp phòng không S-400.
Theo SCMP, đề nghị trên được ông Rajnath Singh đưa ra trong chuyến đi đến Nga dự lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng.
Kết hợp với các chiến đấu cơ Ấn Độ được thiết kế để tác chiến ở vùng cao, “rồng lửa” S-400 được cho là sẽ tạo ra mối đe dọa rõ rệt với quân đội Trung Quốc, theo các nhà quan sát.
Ấn Độ đồng mua tổ hợp phòng không S-400 của Nga với giá lên tới 5,2 tỉ USD. Hợp đồng dự kiến hoàn tất vào tháng 12.2021.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ trước đây đều sở hữu tên lửa phòng không S-300. Nhưng Trung Quốc đã vượt mặt Ấn Độ trong năng lực phòng không, kể từ khi tiếp nhận các tổ hợp S-400 mua của Nga vào năm 2018.
Video đang HOT
Căng thẳng Trung-Ấn leo thang buộc New Delhi phải sớm nâng cấp hệ thống phòng không để đối phó với Trung Quốc, Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore nói.
Nga khẳng định “rồng lửa” S-400 là vũ khí phòng không uy lực nhất thế giới hiện nay, đủ sức đánh chặn tên lửa đạn đạo và máy bay ở tầm cao từ 10 mét – 27km và tầm xa 600km.
Trung Quốc đã mở rộng kho vũ khí ở biên giới Ấn Độ kể từ căng thẳng ở cao nguyên Doklam năm 2017. Các vũ khí tiên tiến như máy bay tàng hình J-20, trực thăng Z-20, chiến đấu cơ J-10C và J-11B, máy bay không người lái Wing Loong II, xe tăng Type 99A và xe tăng hạng nhẹ Type 15, đều có khả năng tác chiến ở vùng cao.
J-20 là tiêm kích tàng hình hiện đại nhất Trung Quốc đưa đến vùng tranh chấp với Ấn Độ.
Chuyên gia quân sự Hong Kong Liang Guoliang nói S-400 có thể đối phó hiệu quả với chiến đấu cơ J-10C và J-11B, và sẽ gặp khó khăn trước tiêm kích tàng hình J-20 và các tên lửa siêu thanh.
“S-400 không đủ sức đánh chặn tên lửa DF-10 hay tên lửa đạn đạo siêu thanh DF-17″, Liang nói. “Giá trị lớn nhất của S-400 là giúp bảo vệ thủ đô New Delhi nếu chiến tranh nổ ra”.
Song Zhongping, chuyên gia quân sự khác ở Hong Kong, cho rằng “rồng lửa” S-400 vẫn đủ sức răn đe Trung Quốc.
“Tổ hợp S-400 có tầm hoạt động xa, tỉ lệ chính xác cao, kết hợp với chiến đấu cơ Su-30MKI và trực thăng tấn công Apache. Đây là bộ ba vũ khí tác chiến vùng cao đáng gờm của Ấn Độ mà Trung Quốc phải đề phòng”, ông Song nói.
Đánh giá về sức mạnh quân sự Trung-Ấn, ông Koh nói chỉ so sánh năng lực vũ khí là chưa đủ.
“Vẫn còn có các yếu tố khác ảnh hưởng như yếu tố con người, năng lực kết hợp chiến đấu giữa các binh chủng”, Koh nhận định. “S-400 là sự bổ sung đáng giá của Ấn Độ, nhưng bên nào chiếm ưu thế trên dãy Himalaya thì không thể khẳng định được”.
Ấn Độ muốn Nga sớm bàn giao tên lửa S-400
Ấn Độ có thể hối thúc Nga tăng tiến độ chuyển giao hệ thống phòng không S-400 trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Trung Quốc chưa hạ nhiệt.
"Bắt đầu lên đường đến Moskva. Chuyến thăm ba ngày sẽ mang tới cơ hội đối thoại nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng Ấn - Nga và quan hệ đối tác chiến lược. Tôi cũng sẽ dự lễ Duyệt binh Chiến thắng tại thủ đô Nga", Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh viết trên mạng xã hội Twitter hôm nay.
New Delhi đang xem xét lựa chọn hối thúc Moskva đẩy nhanh tiến độ chế tạo và chuyển giao các hệ thống phòng không tầm xa S-400, quan chức quốc phòng Ấn Độ giấu tên tiết lộ. Nga dường như đã lùi thời điểm bàn giao hệ thống đầu tiên tới tháng 12/2021 do đại dịch Covid-19.
Bộ trưởng Singh dự kiến gặp Phó thủ tướng Nga Yury Borisov, quan chức phụ trách các vấn đề kỹ thuật quân sự và hàng không vũ trụ Nga.
Xe phóng đạn thuộc tổ hợp S-400 tại nhà máy sản xuất của Nga năm 2018. Ảnh: Sputnik.
Ấn Độ ký hợp đồng mua tên lửa phòng không tầm xa S-400 trị giá 5,4 tỷ USD của Nga hồi năm 2018. Mỹ nhiều lần khẳng định điều này có thể làm ảnh hưởng tới kế hoạch chuyển giao công nghệ quốc phòng của Washington cho New Delhi trong tương lai, đồng thời đe dọa sẽ trừng phạt nước này theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA) nếu hợp đồng được thực hiện.
Giới chức Ấn Độ khẳng định hợp đồng mua S-400 đáp ứng đòi hỏi cấp bách về an ninh quốc gia, đảm bảo các hệ thống này sẽ không gây nguy hiểm cho những vũ khí mà New Delhi đã hoặc sẽ mua của Washington. Ấn Độ hồi giữa năm ngoái chuyển khoản đặt cọc đầu tiên cho Nga.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng New Delhi - Bắc Kinh leo thang sau vụ binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả tại thung lũng Galwan, khu vực tranh chấp giữa hai nước, khiến ít nhất 20 quân nhân Ấn Độ thiệt mạng hôm 15/6. Đây được coi là vụ đụng độ tồi tệ nhất giữa hai bên trong 4 thập kỷ, trong khi giới chuyên gia cảnh báo khu vực Ladakh nói chung và thung lũng Galwan nói riêng có thể trở thành điểm nóng địa chính trị mới tại Nam Á trong những năm tới.
Ngoài tên lửa S-400, quân đội Ấn Độ cũng đang đề xuất chính phủ mua gấp 12 tiêm kích hạng nặng Su-30MKI cùng 21 chiến đấu cơ đa năng MiG-29 để bổ sung khoảng trống của lực lượng không quân sau nhiều tai nạn, cũng như thay thế những máy bay lạc hậu đang được loại biên.
Căng thẳng với TQ leo thang, Ấn thúc Nga sớm giao 'rồng lửa' S-400 Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ dự kiến sẽ thúc ép Nga sớm bàn giao các hệ thống phòng thủ tên lửa mệnh danh "rồng lửa" S-400 Triumf trong bối cảnh leo thang căng thẳng dọc biên giới Ấn Độ - Trung Quốc. Tạp chí Economic Times đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh hôm nay, 22/6 đã bắt đầu...