“Rồng lửa” S-300 Nga nổ khi phóng, phá tan xe điều khiển
Tên lửa phòng không hiện đại S-300 Nga gặp sự cố trong một cuộc diễn tập quân sự, phá tan xe phóng trị giá gấp 150 lần quả tên lửa.
Theo Jerusalem Online (Israel), sự cố xảy ra hồi tháng 8 nhưng gần đây mới được tiết lộ thông tin chi tiết. Trong đoạn video, tên lửa đẩy khỏi bệ phóng nhưng không kích hoạt được động cơ, rơi xuống phát nổ, tạo nên lửa cháy với cột khói lớn.
S-300 là một trong những hệ thống phòng không uy lực nhất của Nga mà phương Tây luôn dè chừng. Hệ thống sử dụng thuật “phóng nguội” (cold launch), dùng khí nén đẩy lên lửa lên trời trước khi động cơ kích hoạt.
Khoảnh khắc ngay trước khi hệ thống S-300 gặp sự cố.
Kiểu phóng này có ưu điểm là không đòi hỏi vật liệu chế tạo ống phóng phải chịu được nhiệt độ cao của động cơ tên lửa. Nhưng nếu động cơ gặp sự cố, tên lửa rơi xuống gây hư hại nặng nề cho xe phóng.
Video đang HOT
Dù Bộ Quốc phòng Nga không chính thức lên tiếng xác nhận nhưng sự cố được cho là xảy ra ở trường bắn tại Astrakhan Oblast. Khu vực này là nơi diễn ra cuộc diễn tập quân sự từ ngày 31.7-7.8, với sự tham gia của lực lượng Nga, Belarus, Kazakhstan và Trung Quốc. Nội dung chính của cuộc diễn tập là kiểm tra khả năng phòng không, đặc biệt là hệ thống S-300.
Xe phóng cháy đen sau sự cố.
Hình ảnh và video rò rỉ từ khu vực này cho thấy tên lửa trị giá 1 triệu USD đã phá tan xe phóng đắt gấp 150 lần. Các nhà phân tích quân sự đã kiểm tra kỹ đoạn video và đi đến kết luận, vụ việc xảy ra ở trường bắn Astrakhan Oblast. Hệ thống gặp sự cố chính xác là S-300 chứ không phải bất cứ tổ hợp tên lửa nào khác.
Một số hệ thống phòng không S-300 hiện đang trực chiến ở Syria, trong cuộc xung đột đẫm máu chưa có dấu hiệu chấm dứt. Nga cũng bán nhiều thành phần của S-300 cho Iran.
Ống phóng bị hư hại đến mức không còn có thể sử dụng được.
Sự hiện diện của hệ thống phòng không hiện đại này ở Trung Đông khiến cho phương Tây, đặc biệt là Israel hết sức lo ngại.
Theo Danviet
Việt Nam nâng cấp vệ sĩ của S-300
Để S-300 yên tâm tác chiến tầm xa, Việt Nam đã chủ động nâng cấp hệ thống Strela-10M nhằm đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu tốt nhất
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm Liên Xô đã viện trợ cho Viêt Nam hệ thống Strela-10M. Và vũ khí này hiện được sử dụng để bảo vệ những tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Việt Nam.
Tuy nhiên, do thời gian hoạt động khá lâu nên những hệ thống này cần được sửa chưa và nâng cấp. Thay vì phải đưa ra nước ngoài, hiện nay ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực để thực hiện công việc này.
Strela-10M là tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp điều khiển bằng quang/hồng ngoại có khả năng cơ động cao. Chính vì thế nó được định danh là tên lửa tầm thấp A-89.
Tổ hợp gồm khối bệ giá phóng tên lửa, khí tài radar và các thiết bị quang học được đặt trên khung gầm xe lội nước hạng nhẹ MT-LB, có khả năng việt dã và cơ động cao. Dự trữ hành trình theo nhiên liệu của tổ hợp là 500km trên đường nhựa.
Mỗi xe Strela-10M mang 4 đạn tên lửa 9M37 (9M37M) có tầm bắn hiệu quả tới 5.000m trong dải độ cao 25-3.500m, đặt trong ống phóng kiêm ống bảo quản ở chế độ sẵn sàng bắn.
Ngoài ra, còn có thêm 4-8 đạn khác thuộc cơ số dự trữ và chỉ mất 3 phút để tái nạp đạn. Các tên lửa 9M37 được điều khiển tới mục tiêu bằng chế độ tự dẫn trong 2 kênh: Hồng ngoại và Quang học, cho phép bắn được các mục tiêu "tàng hình" về nhiệt cũng như "tàng hình" về sóng vô tuyến.
Tổ hợp có khả năng diệt mọi loại mục tiêu bay thấp và có diện tích phản xạ radar nhỏ ở tốc độ bay hướng vào tới 517m/s (khi bắn đón) và tốc độ bay hướng ra 415m/s (khi bắn đuổi) như máy bay chiến đấu, trực thăng, tên lửa hành trình, máy bay không người lái (UAV),...
Strela-10M đã tham gia Chiến tranh vùng Vịnh (1991) và Chiến tranh Kosovo (1999) với hiệu suất chiến đấu khá tốt, bắn rơi tại chỗ và bắn bị thương nhiều máy bay của Liên quân (NATO và đồng minh), nhất là dòng máy bay săn diệt tăng A-10 ThunderBolt.
(Theo Đất Việt)
Nga sắp có "sát thủ diệt máy bay" uy lực hơn S-300 Quân đội Nga dự kiến sẽ đưa vào biên chế các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 9K317M Buk-M3 trong tháng tới với sức mạnh thậm chí còn có phần nhỉnh hơn dòng S-300. Hình ảnh được cho là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M3 biên chế cho lục quân Nga. "Nga có kế hoạch cung cấp các...