“Rồng lửa” S-300 giúp Putin thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông
Nga hoàn tất việc cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-300 cho chính phủ Assad được đánh giá là có khả năng thay đổi cán cân lực lượng trên bầu trời chiến trường Syria.
Với S-300, Nga đang thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông?
Nga quyết định chuyển S-300 đến Syria sau vụ trinh sát cơ Il-20 của họ bị quân đội Syria vô tình bắn hạ khiến 15 sĩ quan Nga thiệt mạng. Moscow chỉ trích Tel Aviv gián tiếp gây ra vụ việc, nói rằng các dữ liệu của họ cho thấy chiến đấu cơ F-16 của Israel đã cố tình sử dụng máy may Il-20 làm lá chắn trước hỏa lực của phòng không Syria.
Israel đã bày tỏ sự hối tiếc về tổn thất của các lực lượng không quân Nga đồng thời thể hiện sự lo ngại rằng hệ thống phòng không S-300 có thể đẩy các máy bay của nước này vào vòng nguy hiểm khi Tel Aviv tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu Iran ở Syria. S-300 được nhận xét là có khả năng theo dõi hàng chục mục tiêu ở khoảng cách hàng trăm dặm. Nhà sản xuất Almaz-Antey cho biết, hệ thống phòng không tối tân này cũng có thể bắn hạ các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.Theo Counterpunch, sự cố xảy ra với máy bay Nga là một nguy cơ không bất ngờ vì ba trong số các lực lượng không quân mạnh nhất thế giới – bao gồm Nga, Mỹ và Israel – thường xuyên hoạt động ở không phận Syria. Ngoài ra, có máy bay Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Với năm lực lượng không quân cùng hoạt động ở trong hoặc gần không phận Syria, thì khó có thể đảm bảo rủi ro không xảy ra.
Video đang HOT
Các lực lượng quân sự Mỹ ở Trung Đông – đặc biệt là ở Syria và Iraq – chủ yếu dựa vào sức mạnh hủy diệt đáng gờm của lực lượng không quân và khả năng triển khai máy bay cũng như tên lửa theo ý muốn của mình.Biết rõ sức mạnh đáng gờm của S-300, Israel từ lâu đã tìm cách ngăn chặn việc Nga cung cấp S-300 cho Iran và Syria. Iran đã mua “Rồng lửa” Nga vào năm 2007 nhưng chỉ được giao trong năm 2016. Giờ đây, việc S-300 hiện diện ở Syria không những đe dọa nghiêm trọng tới sự tự do hoạt động của các máy bay Israel mà còn Không quân Mỹ.
Theo đó, một khi khả năng phòng thủ của không quân Syria được tăng cường, nó đương nhiên sẽ làm giảm lựa chọn quân sự của Mỹ.
Như vậy, việc Nga đưa “Rồng lửa” S-300 tới Syria là một dấu hiệu cho thấy cán cân quân sự đang thay đổi theo hướng có lợi cho chính quyền Assad.
Kể từ cuối năm 2016, các lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad đã chiếm lại được nhiều thành trì quân sự quan trọng bậc nhất ở Đông Aleppo, Đông Ghouta và Deraa. Hiện chỉ còn lại một khu vực đối lập chính ở Idlib. Theo đó, giờ đây, chính quyền Assad có thể dành nhiều thời gian và lực lượng hơn để đẩy lùi các hoạt động quân sự của Israel tại Syria.
Theo Danviet
"Rồng lửa" S-300 tới Syria, Nga - Israel lún sâu vào khủng hoảng
Việc Nga bàn giao "rồng lửa" S-300 cho Syria đẩy quan hệ Nga - Israel lún sâu thêm vào khủng hoảng sau vụ máy bay trinh sát IL-20 của Nga bị bắn rơi mà Matxcvơva cho rằng Tel Aviv phải chịu trách nhiệm chính.
Hệ thống phòng không hiện đại S-300 sau khi được chuyển giao đang được chuyên gia Nga huấn luyện sử dụng cho phía Syria
Phát biểu trong cuộc họp Hội đồng an ninh Nga do Tổng thống Vladimir Putin chủ trì ngày 2-10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, nước này đã hoàn tất việc bàn giao hệ thống phòng không S-300 cho Syria. Theo ông Shoigu, việc này đã được hoàn tất trước đó một ngày khi chuyển giao cho Syria tổng cộng 49 thiết bị, trong đó 4 hệ thống phóng (mỗi hệ thống chứa 4 quả tên lửa), radar, hệ thống chỉ huy, điều khiển...
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hiện các chuyên gia Syria đang được huấn luyện cách điều khiển hệ thống S-300 để có thể tác chiến được sau thời gian 3 tháng. Cùng với việc chuyển giao tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại cho Syria, Nga cũng đã tăng cường đáng kể và bổ sung thiết bị cho hệ thống tác chiến điện tử, kết nối hệ thống điều khiển các hệ thống phòng thủ tên lửa thành một mạng lưới thống nhất tại nước này.
Việc Nga chuyển giao "rồng lửa" S-300 cho Syria vốn đã được hai bên ký hợp đồng mua bán từ lâu, song bất ngờ được thực hiện tức khắc sau khi chiếc máy bay trinh sát điện tử IL-20 của Nga bị bắn rơi xuống Địa Trung Hải khiến 15 quân nhân Nga thiệt mạng. Chiếc máy bay này bị tên lửa phòng không S-200 mà Nga chuyển giao cho Syria bắn hạ, song Matxcơva cáo buộc Israel phải chịu trách nhiệm cho vụ việc bi thảm này.
Theo phân tích dữ liệu của Nga, phi đội máy bay chiến đấu F-16 của Israel khi bị hệ thống tên lửa S-200 nhắm bắn đã cố tình lợi dụng chiếc máy bay trinh sát IL-200 đang hạ cánh bay với vận tốc và độ cao thấp làm "lá chắn" khiến tên lửa của Syria bắn nhầm. Tuy Israel phủ nhận cáo buộc của Nga, song không đưa ra được những bằng chứng "buộc tội" của phía Nga.
Dù Nga chuyển giao hệ thống tên lửa S-300 cho Syria sau khi chiếc máy bay trinh sát IL-200 bị bắn rơi với cáo buộc lỗi thuộc về Israel, song vẫn làm bùng lên cuộc khủng hoảng quan hệ giữa Matcơva và Tel Aviv. Hợp đồng mua bán hệ thống tên lửa này vốn bị Tel Aviv cũng như các đồng minh của họ, nhất là Mỹ, phản đối vì cho rằng nó gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho máy bay chiến đấu của Israel cũng như đồng minh trong khu vực.
Israel và Syria từ lâu vốn là hai quốc gia đối địch nhau tại Trung Đông, trong đó Israel đã tấn công và chiếm đóng cao nguyên Golan của Syria từ năm 1967 tới nay. Trong cuộc đối đầu giữa Syria và Israel, ưu thế luôn thuộc về phía Israel với những trang thiết bị vũ khí hiện đại vượt trội.
Israel cho rằng việc Nga chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300 cho Syria có thể tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho các máy bay chiến đấu của Israel vốn thường xuyên bị Damascus cáo buộc xâm phạm không phận và oanh tạc xuống lãnh thổ Syria. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã trực tiếp điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin song không thể đảo ngược quyết định mà Matxcơva tuyên bố nhằm mục đích tăng cường an ninh cho quân đội Nga ở Syria.
Theo giới phân tích quân sự, việc Nga chuyển giao hệ thống tên lửa hiện đại cho Syria không chỉ giúp tăng đáng kể năng lực phòng không cho nước này mà còn khẳng định quyết tâm can dự tới cùng để bảo vệ lợi ích sống còn của Matxcơva tại Trung Đông sau khi bất ngờ triển khai lực lượng quân sự tới Syria vào tháng 9-2015. Sự hiện diện, hậu thuẫn về quân sự của Nga không chỉ làm thay đổi đáng kể cán cân lực lượng vốn chênh lệch trong cuộc đối đầu giữa Israel và Syria mà còn khiến Israel phải tính toán, cân nhắc hơn rất nhiều trước mỗi hành động quân sự trong khu vực và đó cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới khủng hoảng quan hệ Tel Aviv - Matxcơva.
Theo anninhthudo
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga khiến Mỹ "hốt hoảng" Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố việc chuyển giao hệ thống phòng không tối tân S-300 cho Syria đã hoàn tất khiến Mỹ giật mình hoảng hốt... Hoàn tất chuyển giao S-300 cho Syria Cụ thể, trong một cuộc họp được phát sóng trên kênh truyền hình Rossyia 24 TV, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã báo cáo...