Rong kinh chữa thế nào?
Tôi 35 tuổi, cách đây hơn một tháng đã làm thủ thuật thuyên tắc mạch máu cổ tử cung. Nhưng có một vài vấn đề tôi chưa rõ, nhờ bác sĩ tư vấn giúp:
- Trước khi làm thuyên tắc mạch cổ tử cung, tôi bị rong kinh, cường kinh, có rất nhiều máu cục do bị nhân xơ dưới niêm mạc cổ tử cung. Một tháng sau khi làm, lượng kinh, máu cục của tôi vẫn nhiều.
- Tôi có thể khám phụ khoa sau khi làm thuyên tắc cổ tử cung được không (thời gian bao lâu thì được)?
- Vấn đề có thai sau khi làm thuyên tắc cổ tử cung có nguy hiểm gì không? (Loan)
Ảnh minh họa: Medicaltreasure.com.
Trả lời:
Video đang HOT
Chào bạn,
Thuyên tắc động mạch tử cung hay như bạn gọi là thuyên tắc mạch máu cổ tử cung gần đây được biết đến như là phương pháp mới điều trị u xơ tử cung. Đây là kỹ thuật ít xâm lấn, dùng xquang để làm tắt đi nguồn cung cấp máu cho nhân xơ. Thông thường sau khi làm thủ thuật, lượng máu kinh ở mỗi chu kỳ sẽ giảm.
Trường hợp của bạn, sau khi thuyên tắc mạch máu cổ tử cung, lượng kinh và máu cục vẫn nhiều thì bạn nên đi kiểm tra lại.
Ngoài ra, vì bạn chưa cung cấp thông tin là đã điều trị nội khoa sau khi thực hiện thủ thuật này chưa nên chúng tôi không biết khuyên bạn cụ thể ra sao. Bởi ngoài việc thuyên tắc mạch máu, có một biện pháp nữa là điều trị nội khoa tích cực có thể mang lại hy vọng cầm máu. Nếu điều trị nội khoa vẫn không thành công, bạn có thể cần nạo buồng tử cung để cầm máu và tiếp tục điều trị nội khoa.
Về việc có thai lại sau khi thực hiện thuyên tắc cổ tử cung, theo một số nghiên cứu thủ thuật có thể ảnh hưởng lên chức năng buồng trứng, nhưng chưa có nghiên cứu nào dám đảm bảo sự ảnh hưởng lên chức năng sinh sản. Bệnh nhân thực hiện thủ thuật này điều trị u xơ có thể phải đối mặt với nguy cơ suy buồng trứng sớm.
Tốt nhất, bạn nên đi khám lại để bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng, và có những tư vấn cụ thể.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung _Trung tâm y khoa Thái Hà, Hà Nộ
Theo VNE
Bài thuốc trị rong kinh
Trong thực tế cuộc sống, có trường hợp phụ nữ mới lập gia đình; hoặc người còn rất trẻ chưa lập gia đình; người mới có một con... nhưng lại chung tình trạng kinh nguyệt không đều, rong kinh kéo dài.
Tình trạng nói trên có thể gặp từ những ngày đầu mới có kinh nguyệt, hoặc thời gian sau này, không nhất định. Nói chung, những phụ nữ này có cùng triệu chứng bệnh lý là rong kinh kéo dài, làm cho cơ thể yếu đuối, mất sức, mất máu. Lúc nào họ cũng phải lo lắng tới căn bệnh của mình, với các hệ lụy kèm theo.
Đẳng sâm
Trong đông y, tạng tỳ được xem là nơi chắt lọc tinh ba của thủy cốc mà cơ thể dung nạp khi ăn uống. Ngoài ra, tạng tỳ còn có chức năng rất quan trọng là tỳ thông nhiếp huyết (nghĩa là tạng tỳ thống lĩnh, cai quản huyết trong cơ thể); do đó một số biểu hiện thoát huyết được các thầy thuốc dùng các vị thuốc có chức năng kiện tỳ chỉ huyết để điều trị.
Đơn sâm
Trong trường hợp rong kinh kéo dài không rõ nguyên nhân, đông y thường dùng bài thuốc sau đây như một phương pháp chẩn đoán tạng phủ để điều trị. Bài thuốc gồm: chích kỳ 1 lượng (40 g), thục địa 1 lượng sao khô, đẳng sâm 1 lượng tẩm nước gừng sao vàng, bạch truật 1 lượng sao cám vàng màu cánh gián, hoài sơn 5 chỉ (4 g) sao vàng, tam thất 5 chỉ, hắc kinh giới 3 chỉ, hồng hoa 1 chỉ, đơn sâm 3 chỉ, nhục quế nửa chỉ, táo 3 trái, can khương 1 chỉ.
Bạch truật
Các vị thuốc trên nhập chung, đổ 5 chén nước, sắc còn 1 chén, chia 2 lần uống trong ngày. Nên nhớ mỗi ngày uống 1 thang, và mỗi thang chỉ sắc 1 lần, uống khoảng 3 - 5 ngày tùy theo bệnh lâu mau. Khi thấy hết rong kinh thì nên ngưng uống thang thuốc này. Sau đó có thể dùng bài bổ trung ích khí để bồi bổ cơ thể trở lại. Nên kiêng ăn uống những thực phẩm quá mát, sẽ không tốt cho bệnh nhân bị rong kinh.
Thục địa
Theo TNO
Ngừa rong kinh Một số liệu pháp thảo dược hữu hiệu có thể giúp làm giảm chứng rong kinh. Hạt mù tạt: nghiền 50 gr hạt mù tạt thành bột mịn. Chỉ cần trước kỳ kinh nguyệt, uống một ly sữa ấm có hòa 2 gr bột mù tạt, 2 lần/ngày. Nếu cần, bạn có thể tiếp tục uống trong suốt kỳ kinh. Quế: được cho...