Rộng đường xuất khẩu, ngành gỗ chắc chắn cán mốc 8 tỷ USD
Mặc dù đến tháng 9, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của nước ta mới chỉ đạt khoảng 5,9 tỷ USD, tuy nhiên theo nhận định của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, xuất khẩu gỗ năm nay chắc chắn sẽ cán mốc 8 tỷ USD, vượt chỉ tiêu đề ra từ đầu năm là 7 -7,5 tỷ USD.
Gõ cửa nhiều thị trường mới
Chia sẻ tại Hội thảo “Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2017″ tổ chức mới đây, ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) cho biết: “Trong 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của nước ta đã đạt khoảng 5,9 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân 11%/tháng. Trung bình 9 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt khoảng 700 triệu USD/tháng. Trong khi thời vụ xuất khẩu chính của ngành gỗ là tháng 3 tháng cuối năm. Như vậy, con số 8 tỷ USD xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả năm chắc chắn sẽ đạt được”.
Chế biến gỗ thanh xuất khẩu tại Nhà máy Chế biến gỗ Tân Bình, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh). Ảnh: Báo Quảng Ninh
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, ước tính giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ trong tháng 9.2017 đạt khoảng 601 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 9 tháng ước đạt 5,51 tỷ USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2016. Các thị trường có giá trị xuất khẩu gỗ tăng mạnh là Mỹ (18,8%), Canada (15,8%), (Đức 12,1%)…
Phân tích nguyên nhân tăng trưởng mạnh của ngành gỗ, ông Quyền cho rằng năm 2017 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ván nhân tạo, ván dăm, MDF và gỗ viên nén tăng rất mạnh, trong khi những năm trước tỷ lệ xuất khẩu mặt hàng này ở mức thấp. Bên cạnh đó, ngành gỗ Việt Nam còn khai thác được thêm nhiều thị trường mới và đây sẽ là tiền đề để kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng trưởng trong những năm tới.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Tô Xuân Phúc – chuyên gia phân tích của Tổ chức Forest Trends nhận định: “Nếu duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ trong năm 2017 có thể đạt con số 8 tỷ USD. Hầu hết tăng trưởng thể hiện mạnh mẽ tại những thị trường tiêu thụ truyền thống, là những thị trường xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc”.
Ông Phúc cho biết thêm, kể từ năm 2015 đến nay, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam tăng trưởng ổn định, ngược với xu hướng của các mặt hàng nhóm gỗ nguyên liệu. Điều này có nguyên nhân khác biệt rất lớn về thị trường tiêu thụ đối với 2 nhóm mặt hàng này. Cụ thể, nhóm mặt hàng gỗ nguyên liệu thường có nguồn cung không ổn định, bao gồm cả một số loài gỗ quý, được xuất khẩu chủ yếu vào Trung Quốc. Nhóm các mặt hàng đồ gỗ có nguồn cung và cầu ổn định, được xuất khẩu chủ yếu vào các thị trường lớn, ít biến động như Mỹ, EU hay Úc.
Video đang HOT
Thách thức tìm gỗ nguyên liệu sạch
Bên cạnh những kết quả đạt được, theo ông Tô Xuân Phúc khó khăn lớn nhất đối với việc mở rộng và phát triển ngành gỗ hiện nay, đó là cạnh tranh về nguồn gỗ nguyên liệu. Cạnh tranh thể hiện cả về nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu và nguồn cung từ trong nước. Chính sách cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên của Chính phủ Trung Quốc cộng với chính sách siết chặt việc khai thác, thương mại và xuất khẩu gỗ nguyên liệu tại một số quốc gia làm gia tăng cạnh tranh về cung toàn cầu.
“Cạnh tranh về nguồn cung nguyên liệu trong nước đặc biệt gay gắt đối với gỗ rừng trồng và gỗ cao su, giữa các công ty chế biến đồ gỗ với công ty chế biến dăm gỗ, và giữa công ty trong nước với công ty nước ngoài, điển hình là Trung Quốc. Bên cạnh đó, những thay đổi ở một số thị trường xuất khẩu trong chính sách của Chính phủ nhằm quản lý chặt chẽ hơn các mặt hàng gỗ nhập khẩu sẽ tác động đến ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam” – ông Phúc nói.
Ngay như thị trường Mỹ, hàng năm Việt Nam thu trên 2,5 tỷ USD từ việc xuất khẩu gỗ. Mặc dù các sản phẩm gỗ xuất khẩu vào Mỹ thường ít có rủi ro về mặt pháp lý liên quan tới nguồn gốc gỗ nguyên liệu, song rủi ro vẫn tồn tại trong một số sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt trong bối cảnh Luật Lacey của quốc gia này với mục tiêu chống sử dụng gỗ bất hợp pháp đang có hiệu lực. Do vậy, Việt Nam sẽ là nước thứ 2 sau Trung Quốc bị thị trường Mỹ “để ý” siết chặt kiểm soát khi nhập khẩu hàng hóa.
Tại các thị trường xuất khẩu chính khác, cũng có những tín hiệu cho thấy sẽ có những thay đổi lớn trong chính sách của chính phủ nhằm quản lý chặt hơn các mặt hàng gỗ nhập khẩu. Tín hiệu rõ ràng nhất có thể thấy ở thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản, là 2 trong 5 thị trường tiêu thụ các mặt hàng gỗ lớn nhất của Việt Nam.
Nếu đúng theo lộ trình của Chính phủ Hàn Quốc, cuối năm 2017 các nhà nhập khẩu Hàn Quốc bắt đầu phải thực hiện trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ. Tiến trình tương tự sẽ diễn ra ở Nhật Bản nhưng có thể muộn hơn, khoảng tháng 3.2018.
Ông Tô Xuân Phúc cho hay, việc tăng cường cơ hội, giảm thiểu rủi ro là chiến lược phát triển lâu dài cho mỗi doanh nghiệp và cả ngành gỗ của Việt Nam trong tương lai. Do đó, loại bỏ nguồn gỗ nguyên liệu rủi ro cao có nguồn gốc từ nhập khẩu, thay thế bởi các nguồn gỗ nguyên liệu “sạch” là nhu cầu cấp bách.
Điều này không những nhằm đáp ứng với các yêu cầu hiện nay từ các thị trường xuất khẩu quan trọng truyền thống của Việt Nam mà còn góp phần chuẩn bị sẵn sàng cho ngành gỗ Việt Nam trong việc đáp ứng với các yêu cầu mới tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc…
Theo Danviet
Về Bắc Ninh xem trang trại tía tô 700 đồng một lá xuất đi Nhật
Lá tía tô để xuất khẩu phải đảm bảo đúng 3 kích thước, được phân loại và đưa vào kho lạnh trong vòng 2 tiếng sau khi hái.
Tía tô có màu xanh được trồng tại trang trại của Công ty cổ phần Tập đoàn May Hồ Gươm ở Lương Tài, Bắc Ninh đang được xuất khẩu đi Nhật Bản với giá 500-700 đồng mỗi lá. Loại lá này bắt đầu cho thu hoạch sau một tháng gieo trồng trong nhà kính với nhiệt độ luôn duy trì từ 33 đến 35 độ C. Tuy nhiên, trên một cây tía tô, không phải chiếc lá nào cũng đủ điều kiện xuất khẩu.
Theo các chuyên gia Nhật Bản đang làm việc tại trang trại, lá xuất khẩu được là lá từ thứ 7 trở lên của cây, nhưng phải đảm bảo kích cỡ 6-8cm. Còn những chiếc lá già, quá lứa trước đó đều bị hái bỏ đi. Sau khi thu hoạch, vài ngày sau, lá non phát triển thêm đạt kích cỡ như yêu cầu để xuất khẩu thì mới được hái tiếp. Lá tía tô đủ tiêu chuẩn xuất khẩu phải không rách nát. Người công nhân khi hái cũng không được để móng tay dài nhằm tránh rách lá.
Chỉ trong vòng 2 tiếng sau khi hái, lá tía tô được đưa vào phòng lạnh để phân loại. Công nhân làm việc trong phòng lạnh phải tuân thủ quy trình làm việc nghiêm ngặt từ việc mặc đồng phục, đi dép vô trùng cho đến rửa tay bằng nước sát trùng, giữ vệ sinh...
Lá tía tô được phân loại theo 3 kích cỡ bằng cách chọn lọc thủ công, cột 10 lá thành một và xếp vào thùng. Mỗi thùng có 11.000 lá nặng khoảng 45kg, trước khi đưa vào nhà lạnh để bảo quản sẽ được công nhân ở khâu tiếp theo rà soát từng lá thêm một lần nữa để đảm bảo lá đều, không rách. Sau 5 tiếng được đặt trong nhà lạnh ở nhiệt độ 10 độ C, lá trở nên cứng, giữ được độ tươi và chuyển đến Nhật qua đường hàng không. Thông thường, các lá tía tô mất khoảng thời gian từ khi rời cây đến các bàn ăn của người Nhật là khoảng hơn 24 giờ đồng hồ.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Bằng, Giám đốc dự án cho biết, đó chỉ là một trong những khâu chọn lọc cuối cùng của quá trình thu hoạch lá tía tô để xuất khẩu. Trước đó, quy trình khảo sát nguồn nước, làm đất, chọn giống, gieo giống... cũng được tiến hành một cách kỹ lưỡng và mất nhiều thời gian theo yêu cầu của chuyên gia Nhật.
Quy trình trồng tía tô xanh luôn phải được đảm bảo nghiêm ngặt với giống cây nhập khẩu hoàn toàn từ Nhật Bản, đất được xới tơi bằng tay, tưới nước bằng hệ thống phun sương, dùng đèn chiếu sáng để đảm bảo nhiệt độ và có hệ thống quạt thông gió bên trong nhà kính....
Trang trại trồng lá tía tô xuất khẩu của Công ty cổ phần May Hồ Gươm. Ảnh: Anh Tú.
Khu đất được May Hồ Gươm dùng để xây dựng trang trại là đất bỏ hoang đã gần chục năm nay. Khi mới triển khai, đất được cày lên, phơi khô rồi dựng nhà kính. Xong công đoạn này, doanh nghiệp vẫn chưa được tiến hành gieo trồng ngay mà phải đóng nhà kính lại trong một tuần vào thời tiết nắng nóng để tiêu diệt cỏ dại, côn trùng.
"Sau một tuần đó, công nhân mới đi nhặt cỏ, phay đất nhỏ và đem phân hữu cơ ủ mục trộn với đất trước khi trồng phun thuốc để diệt côn trùng. Các loại thuốc được sử dụng không có độc tố mạnh nên có thể một lần không xử lý được hoàn toàn các loại côn trùng", ông Bằng nói, đồng thời cho hay, mọi công đoạn chăm bón sau khi gieo trồng đều thuận theo tự nhiên như trang trại nuôi gà để bắt sâu, dùng đèn để bắt côn trùng, ruồi, muỗi...
"Việc chăm sóc cần hạn chế tối đa sử dụng hóa chất, hoặc nếu có cũng chỉ là những loại không có độc tố cao và dưới sự chỉ đạo, giám sát của 4 chuyên gia Nhật đang làm việc tại trang trại", ông Bằng cho biết.
May Hồ Gươm xây dựng trang trại trồng lá tía tô ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trên diện tích 11,3 ha, với tổng vốn khoảng 150 tỷ đồng được triển khai từ giữa năm 2016. Trong đó, bên cạnh 8,2ha nhà kính còn có các công trình phụ trợ khác, như nhà xưởng, ao hồ, đường đi, cây xanh...
Theo tính toán, nếu áp dụng đúng theo quy trình này thì một hécta trồng tía tô sẽ cho thu hoạch khoảng 17-18 triệu lá, doanh thu tầm 2,5 tỷ đồng. Ông Bằng cho biết, hiện mỗi ngày trung bình trang trại cho thu hoạch khoảng 100.000 lá (khoảng 45kg) đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Nhật.
Hiện nay, công ty mới đưa vào thu hoạch khoảng một phần tư trang trại và vẫn đang tiến hành gieo trồng những diện tích còn lại. Cũng theo ông, ở những dự án đầu tư nông nghiệp, không thể tính toán lợi nhuận trong 1-2 năm được mà phải tính vòng đời 10 năm mới có thể xem xét đến hiệu quả.
Tuy nhiên, ông cũng chia sẻ, một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay không phải là kỹ thuật mà là vấn đề lao động.
"Để đào tạo được lao động, đặc biệt là nông nghiệp thuần túy sang lao động công nghệ cao, từ thay đổi tư duy, nhận thức cho đến thao tác... mất rất nhiều thời gian. Như vừa rồi là vụ gặt, một loạt lao động nghỉ khiến chúng tôi không kịp xoay xở", ông Bằng cho hay.
Theo Ngọc Tuyên - Anh Tú (VNE)
Nghề lạ ở Ninh Bình: Ngồi nhà tết đuôi trâu, kiếm chục triệu/tháng Từ những cọng rơm khô thô rát vô hồn, qua bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình), chúng đã trở thành những sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu sang tận Nhật Bản. Theo tìm hiểu của phóng viên Nhà nông/báo điện tử Dân Việt, nhờ nghề độc đáo trên mà nhiều hộ ở các...