Rộng cửa cho nông sản Việt vào Hàn Quốc
Đó là khẳng định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo “Hiệp định thương mại tự do VN – Hàn Quốc – Nội dung cam kết – Tác động tới doanh nghiệp VN”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp VN chi nhánh TP.HCM phối hợp Bộ Công thương và Bộ Tài chính tổ chức tại TP.HCM ngày 22.5.
Nông sản VN có nhiều cơ hội vào Hàn Quốc nếu đáp ứng được các điều kiện khắt khe của thị trường này – Ảnh: D.Đ.Minh
Hiệp định thương mại tự do VN – Hàn Quốc (VKFTA) được chính thức ký kết ngày 5.5, trong 3 lĩnh vực: thương mại, dịch vụ và đầu tư, có hiệu lực từ 1.1.2016. Theo đó, Hàn Quốc (HQ) cam kết cắt giảm thuế cho 502 mặt hàng hóa trong 9 nhóm hàng từ VN, có tổng kim ngạch xuất khẩu trung bình mỗi năm từ VN là 324 triệu USD. Đổi lại, VN cũng cam kết cắt giảm thuế 200 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trung bình mỗi năm từ HQ là 737 triệu USD.
Ông Phạm Khắc Tuyên, Trưởng phòng Đông Bắc Á, Vụ Thị trường châu Á – Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), nhận định một số mặt hàng VN có lợi thế sau VKFTA, chẳng hạn như tôm được HQ tăng hạn ngạch từ 10.000 tấn/năm lên 15.000 tấn/năm sau 5 năm, thuế suất bằng 0%. “Tỏi, gừng, mật ong, đậu đỏ… là những mặt hàng đang được HQ bảo hộ gắt gao với thuế suất nhập khẩu từ 241- 420%. Theo cam kết với VN, thuế nhập khẩu các mặt hàng này từ VN vào HQ sẽ giảm mỗi năm khoảng 20%. Điều này tạo lợi thế mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh của hàng VN với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực. Người HQ tiêu dùng tỏi các loại với số lượng lớn, dùng trong các món ăn truyền thống như làm kim chi và hiện tại đa số được nhập từ Trung Quốc. Theo tôi được biết, riêng mặt hàng tỏi đen mà tại Lý Sơn chúng ta đã sản xuất được, giá bán tại thị trường HQ khoảng 200 USD/lạng”, bà Đào Thu Hương, Trưởng phòng Hội nhập Kinh tế quốc tế, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính), thông tin.
Thách thức không nhỏ
Dù vậy, nhiều chuyên gia thương mại cho rằng thách thức với VKFTA cũng không hề nhỏ. Bà Đào Thu Hương nhận xét: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VN còn ở mức thấp, trong khi với doanh nghiệp HQ có thể nói là khá giỏi. Thứ nữa, các ngành công nghiệp phụ trợ của VN chưa phát triển nên VN chưa thể tận dụng được nhiều lợi thế từ hiệp định này như kỳ vọng”.
Video đang HOT
Với nông sản VN, ông Phạm Khắc Tuyên khuyến cáo: “VN đã thành công trong những thỏa thuận về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật (hàng rào kỹ thuật SPS), cam kết này nhằm tạo điều kiện thuận lợi giải quyết các vướng mắc liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật trong tương lai phát sinh từ thương mại nông sản VN – HQ. Tuy nhiên, thủ tục đánh giá rủi ro quá dài, từ 4-5 năm. Chẳng hạn, sau 5 năm, từ 2015 đến 2020, HQ mới cho phép nhập khẩu quả thanh long từ VN”. Bên cạnh đó, một số quy định trong luật Thực phẩm của HQ liên quan đến tiêu chuẩn của sản phẩm từ gạo nấu chín như bánh đa nem, bánh tráng, bánh phở… hiện chưa rõ ràng, gây khó khăn cho hàng VN xuất vào thị trường này.
Nguyên Nga
Theo Thanhnien
"Mỗi bộ nắm một chân con lợn!"
"Chúng ta đang xảy ra một thực trạng, thành tích thì bộ ngành địa phương nào cũng nhận là của mình, đến khi xảy ra chuyện, như chuyện nông sản ách tắc, bí đầu ra thì chả thấy ai đứng ra nhận cả..."
Đó là quan điểm của Chuyên gia kinh tế, PGS - TS Phạm Tất Thắng khi trao đổi với phóng viên NTNN xung quanh trách nhiệm của các bộ ngành địa phương trước việc nông sản ứ đọng, khó tiêu thụ hiện nay.
Ông có thể phân tích rõ hơn nhận định này của mình?
Thiếu thông tin về thị trường khiến doanh nghiệp và nông dân khó khăn tìm đầu ra cho nông sản. Ảnh chụp tại một trang trại chăn nuôi gia tại xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: L.H.T
- Ai cũng biết, Bộ Công Thương là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc tiêu thụ nông sản, xúc tiến thương mại tìm thị trường. Bộ này cũng là cơ quan có trách nhiệm xây dựng hệ thống phân phối trên thị trường nội địa và thông tin thị trường trong và ngoài nước cho người dân, doanh nghiệp. Còn Bộ NNPTNT là cơ quan chịu trách nhiệm về sản xuất, quy hoạch đảm bảo cho hàng hóa nông sản làm ra đáp ứng với yêu cầu của thị trường. Các địa phương là những cơ quan trực tiếp hướng dẫn người dân thực hiện các chương trình, mục tiêu sản xuất đảm bảo cho thị trường trong nước và xuất khẩu...
Nhiệm vụ và trách nhiệm đi liền với nhau là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, quy trách nhiệm của chúng ta lại đang không rõ ràng. Tôi chỉ ví dụ, một con lợn mà có đến mấy bộ cùng quản lý, mỗi bộ chỉ nắm một chân con lợn. Rồi sản xuất, tiêu thụ con gà, hạt thóc cũng vậy... Điều này tất yếu xảy ra việc nếu có thành tích gì đó thì bộ, ngành, địa phương nào cũng nhận là của mình, nhưng đến khi xảy ra chuyện, như chuyện nông sản ách tắc, bí đầu ra như hiện nay thì chả thấy bộ, ngành, địa phương nào đứng ra nhận cả. Thế mới có việc ngành công thương thì kêu thiếu thông tin về sản lượng các mặt hàng xuất khẩu để nhẹ trách nhiệm trong việc ùn ứ nông sản, trong khi ngành nông nghiệp, doanh nghiệp lại than quá thiếu thông tin về thị trường để tránh trách nhiệm trong việc hướng dẫn sản xuất, thu mua nông sản cho nông dân...
Các bộ ngành địa phương "kêu" như vậy xem ra đều... đúng cả. Chỉ có người nông dân là chịu khổ, mất của vì nông sản làm ra rớt giá, đổ bỏ mà không biết kêu ai, thưa ông?
- Thế mới nói, trách nhiệm của các bộ ngành địa phương đã đến lúc phải được quy rõ ràng. Tôi chỉ ví dụ vai trò tiêu thụ hàng hóa của Bộ Công Thương là rất lớn. Bộ này không thể phủ nhận việc yếu kém trong việc dự báo thị trường cho hàng hóa nông sản trong nước dẫn đến bế tắc trong sản xuất cũng như tiêu thụ. Các thông tin như dung lượng hàng hóa như thế nào, chất lượng hàng hóa phải ra sao để đáp ứng được yêu cầu của thị trường phải được bộ này thông tin tới người nông dân, doanh nghiệp.
Một ví dụ điển hình nhất là mặt hàng gạo, đã nhiều năm chúng ta khuyến cáo người dân dừng sản xuất gạo chất lượng thấp nhưng nông dân vẫn làm vì không trồng gạo ấy thì biết trồng gạo gì? Nông dân không có câu trả lời. Hay nhiều sản phẩm nông sản khác, nông dân cứ ồ ạt trồng dù đã có không ít khuyến cáo khó khăn về thị trường tiêu thụ... Chúng ta không thể đổ lỗi cho nông dân vì họ yếu thế, thiệt thòi trước tiên. Vấn đề là vai trò, trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ ngành địa phương quá yếu kém và có phần chối bỏ trách nhiệm.
Xe chở dưa hấu ách tắc hơn 20km chờ thông quan
Các bộ ngành địa phương cũng thừa nhận "đang có sự đứt đoạn thông tin" mà muốn sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững thì phải "nối lại đoạn đứt này". Để rõ ràng được trách nhiệm và khắc phục những yếu kém trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hiện nay thì phải như thế nào?
- Chúng ta đang có tình trạng cái gì khó thì đẩy hết lên cho Thủ tướng chỉ đạo, giải quyết. Đương nhiên Chính phủ phải chịu trách nhiệm cao nhất nên thiết nghĩ Chính phủ cần phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của từng bộ, ngành, địa phương để ai, bộ, ngành, địa phương nào không hoàn thành thì có cơ chế để xử lý, nơi nào năng lực điều hành kém thì người đứng đầu phải từ chức.
Tôi được biết, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành xây dựng đề án đổi mới phương thức kinh doanh nông sản với trọng tâm là 4 nhóm nông sản gồm gạo, rau quả, chăn nuôi, thủy sản. Bộ Công Thương sẽ phải đưa ra kết quả nghiên cứu những yêu cầu cơ bản từ thị trường, qua đó xác định những yêu cầu, đòi hỏi đối với các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Bộ NNPTNT cũng đang đưa ra hàng chục đề án để cải tổ sản xuất của các mặt hàng nông sản chủ lực...
Chúng ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với cơ hội lớn và thách thức nhiều nên thị trường đầu ra cho nông sản phải được gắn bó mật thiết với công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Do vậy nếu các bộ cứ "đá bóng trách nhiệm" như hiện nay thì nông sản Việt sẽ thất bại cả trên sân nhà và sân người.
Xin cảm ơn ông!
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng: "Muốn giải quyết tốt vấn đề thị trường thì khâu xúc tiến thương mại cần phải được cải thiện, theo đó Quỹ Xúc tiến thương mại phải do doanh nghiệp lập lên, nắm giữ để thực hiện xúc tiến thương mại. Quỹ này có hỗ trợ từ vốn ngân sách và các doanh nghiệp đóng góp. Hiện quỹ này đặt tại Bộ Công Thương, vừa nhỏ bé lại sử dụng chủ yếu cho đoàn vào đoàn ra và mang tính chia đều khó khăn, không tập trung khai phá thị trường mới cho những sản phẩm cụ thể nên kém hiệu quả".
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Xây dựng đề án thí điểm cung cấp thông tin Chúng ta làm chưa tốt và chưa phát huy được hết hiệu quả việc nắm bắt, theo dõi thông tin của thị trường, để từ đó có những đối sách và biện pháp phù hợp để khai thác được cơ hội và vượt qua thời điểm khó khăn. Các thông tin thị trường cơ bản đã có đầy đủ nhưng độ cập nhật thông tin còn hạn chế. Ví dụ một số thị trường có điều chỉnh các chính sách về nhập khẩu hoặc những chính sách về điều hành kinh tế của họ thì chúng ta cũng chưa cập nhật kịp thời và có một cách ứng phó kịp thời. Tới đây, Bộ Công Thương sẽ phối hợp, nghiên cứu, xây dựng đề án thí điểm cung cấp thông tin, trước tiên có thể qua điện thoại di động để lãnh đạo địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã nắm bắt thông tin về thị trường, nhóm ngành hàng trọng điểm. Các thông tin dự báo thị trường, ngắn, dài hạn để phục vụ điều hành. Những thông tin này cũng là cơ sở để Bộ NNPTNT làm quy hoạch các mặt hàng nông sản. Tôi cho rằng, nếu khắc phục được sự đứt đoạn trong khâu thông tin, chúng ta từng bước cải thiện, nâng cao hiệu quả phối hợp để tạo ra được chuỗi giá trị trong tất cả các khâu của một sản phẩm. Hải Quỳnh (lược ghi)
Theo Dân Việt
Bám Trung Quốc, nông sản bị rẻ rúng Hiện nay tất cả doanh nghiệp chế biến và lưu thông rau quả vẫn chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và GTGT cao. Rau củ, trái cây của Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ từ thị trường Trung Quốc (TQ). Phần lớn sản lượng thanh long, dưa hấu... đều xuất khẩu qua TQ nhưng cơ sở hạ tầng của các cửa khẩu...