Rợn tóc gáy với loài cá ăn thịt người
Những hình ảnh về loài cá ăn thịt người khiến bạn ghê sợ.
Pacu là một loài cá nước ngọt Nam Mỹ được tìm thấy trong hầu hết các sông suối ở lưu vực sông Amazon và Orinoco của vùng đồng bằng Amazon. Và cũng có khi được tìm thấy ở Papua New Guinea. Đây là loài sinh vật có hàm răng giống người. ăn tạp, thức ăn yêu thích là hoa quả và các loại hạt.
Một con cá có thể phát triển chiều dài gấp 4 lần kích thước của bàn chân người trưởng thành
Bộ răng của Pacu được cảnh báo là rất nguy hiểm đối với con người. loại cá này có thể khiến nhiều đàn ông khiếp sợ vì chúng có thể cắn đứt tinh hoàn của họ.
Hàm răng này chủ yếu giúp cá Pacu làm nát các loại hạt, trái cây hay nghiền vỏ ốc. Đôi khi chúng cũng ăn cá và các loài động vật không xương khác.
Một con cá trưởng thành có răng cửa nằm ở phía trước hàm, ba hàng răng ở hàm trên và hai hàng răng trong hàm dưới.
Cá Pacu được sở hữu hợp pháp tại Mỹ. Chúng có thể được mua tại các cửa hàng cá cảnh và rất dễ nuôi
Bên cạnh cá Pacu, cá đầu cừu cũng là một loài cá kỳ lạ có răng.Nhưng số lượng răng của chúng là rất nhiều.
Theo Datviet
Video đang HOT
Những điều "rợn tóc gáy" con người làm với xác chết
Chụp ảnh cùng người chết, xay xác chết thành bột uống, tỏ tình bằng đầu lâu... là những "thú vui tiêu khiển" của người xưa.
Lịch sử thế giới ghi nhận những trường hợp con người đối xử với xác chết đồng loại theo những cách kỳ quái và có phần đáng sợ. Cùng điểm lại một số trào lưu/sự việc người xưa "xử lý" thi thể để thấy rằng, chúng ta thật may mắn khi được sống trong thời hiện đại.
1. Mài xác ướp thành bột trị bệnh
Hàng trăm năm trước kia, bột mumia - được coi là thần dược trị bách bệnh. Theo cẩm nang y học thời đó, bột mummia có thể ngăn chảy máu trong, giảm đau kinh nguyệt và thậm chí tăng tốc độ chữa lành vết thương. Nghe rất tuyệt vời, chỉ có điều, bột mumia được điều chế từ... cơ thể người chết.
Từ thế kỷ XI, bột xác ướp đã có mặt trên thị trường dược phẩm châu Âu. Thời gian này cũng là lúc nạn "mộ tặc" phát triển rất mạnh, nhiều xác chết bị đánh cắp và rao bán... công khai trên đường phố.
Nguyên do là bởi xác ướp Ai Cập không có sẵn, nhưng người ta có thể tự tạo ra chúng, chỉ cần sơn một lớp asphaltum (một loại nhựa đen dùng trong quá trình ướp xác) vào bên trong khoang ngực, sau đó cuốn thi thể trong băng, làm khô và... xay.
Bột xác ướp rất được ưa chuộng do niềm tin chữa bách bệnh của nó. Đến thế kỷ XVI, thời đại những nhà "giả kim thuật" lên ngôi đã chỉ ra rằng, niềm tin này là không có cơ sở.
Tuy nhiên, bởi điều này đã quá ăn sâu vào nhận thức nên bột xác ướp vẫn tiếp tục tồn tại, thậm chí vào thế kỷ XIX, một công ty dược phẩm nổi tiếng của Đức cũng rao bán "bột xác ướp" với giá cả rất phải chăng.
2. Lấy hộp sọ làm... tô đựng rượu
Vào thế kỷ XVII, Edward Teach hay còn gọi "Râu đen" là một trong những tên cướp biển đáng sợ nhất mọi thời đại, từng là nỗi kinh hoàng tại vùng biển phía Đông và Caribbean. Thế lực của Râu đen ngày càng lớn mạnh, khiến chính quyền không thể bỏ qua và quyết định trừ khử hắn. Để đảm bảo Teach đã chết, họ cắt thủ cấp hắn đem về trình diện.
Ban đầu, thủ cấp của Râu đen được đóng cọc tại cửa sông thuộc Williamsburg, tiểu bang Virginia, nhằm mục đích răn đe những kẻ có ý đồ chống phá chính quyền. Tuy nhiên, sau khi đầu tên cướp biển khét tiếng một thời còn trơ sọ, một chủ quán rượu gần đó đã có một quyết định... táo bạo, đó là biến hộp sọ đó thành tô đựng rượu.
Đó chính là quán rượu Raleigh. Chủ quán sau khi chiếm đoạt hộp sọ của Teach đã tráng một lớp bạc, sau đó biến nó trở thành phần thân của một cái tô đựng rượu, được đặt tên là "trẻ sơ sinh"- The Infant. Một thế kỷ sau đó, chiếc tô The Infant được trưng bày tại quán rượu, thỉnh thoảng được trưng dụng làm tô đựng rượu cho các bữa tiệc.
Đến năm 1920, hộp sọ biến mất không rõ nguyên nhân (khả năng do bị trộm). Nó xuất hiện lại vào thập niên 1990 và hiện được trưng bày tại bảo tàng Peabody Essex, Mỹ.
3. Chụp ảnh với người chết
Thời đại trị vì của nữ hoàng Victoria (1819 - 1901) đã rất nổi tiếng vì những thú vui kì quái của con người, trong đó có việc "chụp ảnh thi thể". Nghe thì có vẻ bình thường, nhưng đây là chụp theo phong cách "người thời Victoria".
Trước kia, người Anh có thành ngữ "memento mori"- tiếng Latin, có nghĩa "Hãy nhớ rằng người sẽ phải chết". Thành ngữ này mở ra một nét văn hóa lưu giữ kỷ vật của người đã khuất - lọn tóc,tranh vẽ... như một cách nhớ về họ.
Nhưng khi nhiếp ảnh ra đời, những gia đình thuộc tầng lớp trung lưu đã nghĩ ra phong cách lưu giữ khác, đó là "chụp ảnh thi thể". Khi một thành viên trong gia đình qua đời, người thân sẽ tìm cách trang điểm, bài trí sao cho thi thể như vẫn còn sống và sinh hoạt bình thường, sau đó chụp ảnh. Những bức ảnh sẽ được bày trong căn phòng trang trọng nhất trong gia đình.
Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ máy ảnh khi đó có thời gian phơi sáng khá lâu - khoảng 10 phút. Nó đồng nghĩa với việc người chụp bên cạnh xác chết sẽ phải... ngồi im trong khoảng thời gian như vậy.
Ngoài ra, xác chết trông càng giống khi còn sống càng tốt nên con người thời đó không ngần ngại áp dụng những thủ thuật lên thi thể người thân - như đóng ghim vào mắt để giữ cho mắt luôn mở, hay đóng các khung cố định nhằm giữ thi thể có một tư thế đẹp... Có thể đây là thú vui thời thượng vào lúc đó, nhưng để đối xử với thi thể người thân như vậy thì cũng thật khó chấp nhận.
4. Lấy đầu lâu từ xác người làm chiến lợi phẩm
Bộ tộc Naga sinh sống ở ngọn đồi Naga, phía Đông Bắc Ấn Độ nổi tiếng nhờ sự thiện chiến và tên gọi có phần "kinh dị"- những chiến binh săn đầu người. Chiến binh nào sở hữu những "cái đầu" càng đáng giá thì càng vinh hiển, được xăm trên mình những hình xăm đặc biệt, đồng thời địa vị xã hội được nâng lên.
Khu trại của người Naga không khác gì phim kinh dị - thủ cấp còn tươi được đặt trên bệ cửa trong nhiều tháng, cho đến khi phần thịt rữa hết. Hộp sọ sẽ được đặt trong một túp lều, nơi các chiến binh trẻ tuổi có thể tham quan. Những hộp sọ được trang trí khác nhau, tùy thuộc vào "trình độ" của chủ nhân trước khi ngã xuống và thường được gắn sừng hoặc ngà voi.
Ngoài ra, việc "sưu tầm sọ" cũng để phục vụ cho việc "cưa cẩm" các chiến binh trẻ tuổi. Thay vì tặng chocolate, hoa hồng như thường thấy, của hồi môn dành cho các nàng sẽ là một thủ cấp "còn tươi nguyên" hoặc một hộp sọ đã gắn sừng hoặc ngà.
5. Lấy da làm quần
Thuật ngữ Nabrokarstafur là một từ cổ Iceland, có nghĩa là Necropants (tạm dịch: quần làm từ da xác chết). Đây được coi là một dạng công cụ của phép thuật chữ Rune, được cho là đem lại tiền tài vô biên. Nguyên liệu để tạo thành nó cũng đúng như tên gọi - làm từ da xác chết.
Theo tài liệu cổ được ghi chép lại, ở Iceland vào thế kỷ XVII, việc "phù thủy" mặc một chiếc quần làm từ da của một người bạn đã chết được cho là sẽ mang lại sự giàu có bất tận.
Xác chết được sử dụng luôn là nam giới và bao gồm cả phần da chỗ "cậu nhỏ" nữa. Phương pháp thực hiện thì khá rùng rợn, đầu tiên, người tạo ra chiếc quần kỳ lạ này phải nhận được sự cho phép của bạn mình lúc còn sống.
Sau đó, người chết sẽ được đào lên từ dưới mộ và lột toàn bộ phần da phía dưới thắt lưng mà không được phép để rách hay thủng bất cứ vị trí nào. Ngay khi vị "phù thủy" chui vào chiếc quần, lớp da của người chết sẽ dính chặt vào cơ thể anh ta và trở thành một thể thống nhất.
Mảnh giấy kí hiệu Nabrokarstafur được cho vào phần bộ phận sinh dục của chiếc quần cùng một đồng xu.
Nhưng tại sao người ta lại muốn mặc cái quần đáng sợ đến vậy? Câu trả lời là do xưa kia người Iceland tin rằng, chiếc quần làm từ da người chết có "túi da bìu thần kỳ".
Chỉ cần mặc chiếc quần, đến bên góa phụ gần nhất và đánh cắp đồng xu từ người đó, rồi nhét vào trong "túi bìu". Sau khi thực hiện xong, nếu linh nghiệm, đồng xu sẽ từ từ nhân bản và bạn sẽ có nguồn tiền vô tận.
Có lẽ vẫn chưa một tài liệu nào ghi nhận sự thành công với ma thuật "đi ngược lại bất kỳ lý thuyết kinh tế nào" này, nhưng các nhà khoa học khẳng định, việc lột da người chết để làm quần vào thời xưa thì có thực.
Theo Ngoisao.vn
Thực đơn côn trùng khiến nhiều người 'lợm giọng' Bọ cạp nấu hạt tiêu, gián nấu với dưa chuột... là những món ăn khiến nhiều thực khách ghê sợ. Một quán bar nhỏ thuộc quận Montmarte (Paris, Pháp) vừa giới thiệu thực đơn mới khiến nhiều thực khách không dám nhìn, càng không dám nếm thử. Bếp trưởng Elie Daviron Nhiều người đến quán phải uống 2 - 3 ly rượu để...