Rộn ràng sinh viên đón tết Tây
Tết dương lịch là dịp để nhiều sinh viên tổ chức các buổi vui chơi với bạn bè, gia đình và đặt nhiều mong ước cho một năm mới an lành, thành công.
Những chàng sinh viên chuẩn bị đón tết Tây – NGUYỄN ĐIỀN
Tết Tây cũng là dịp đặc biệt đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tuy không phải là cái tết cổ truyền của dân tộc nhưng đây cũng là dịp người trẻ có thể vui chơi bên cạnh những người thân yêu, cầu mong điều tốt đẹp và may mắn cho năm mới.
Nguyễn Duy Tân, SV ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết sẽ cùng nhóm bạn tham quan Suối Tiên trong ngày đầu của năm mới: “Thời SV là vui nhất, được cùng nhóm bạn khám phá nhiều địa điểm tại Sài Gòn, chụp lại vài kiểu ảnh để làm kỷ niệm sau này”.
Ở các ký túc xá, nhiều SV không có điều kiện về nhà vào dịp tết Tây đã có những hoạt động thú vị như trang trí phòng ở, mua sắm quần áo giá rẻ, họp mặt đàn hát… tạo ra không khí vui tươi, để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
Tại ký túc xá Trường ĐH Sư phạm (Q.11, TP.HCM), không khí nơi đây vô cùng nhộn nhịp, để chuẩn bị cho đêm hội xuân, từng nhóm SV tổ chức trang trí phòng ở, cùng nhau tập hát, nhảy múa… Những hình ảnh quen thuộc với ngày tết như hoa đào, hoa mai… được đính kết khéo léo khiến cho không gian nhiều phòng ở trở nên tươi mới, đầy sức sống. Từng nhóm SV mỗi người một việc như làm đồ hóa trang, làm cổng trại để có một đêm hội xuân đáng nhớ, để lại nhiều dấu ấn đẹp cho thời SV.
Tỉ mỉ gắn từng chi tiết hoa lên tấm áo tái chế từ ni lông để chuẩn bị cho phần thi thời trang của đêm hội xuân, Võ Thị Chính, SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết: “Qua năm mới em mong muốn tình hình dịch Covid-19 sẽ dứt điểm để không phải nghỉ tết dài như năm 2020, hoàn thành tốt việc học, ra trường đúng hẹn và có được công việc tốt trong tương lai”.
Lê Thành Đạt (quê Bến Tre, SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) chia sẻ: “Đây là cái Tết dương lịch đầu tiên phải xa nhà, không được họp mặt với gia đình nhưng đổi lại có những người bạn cùng em đàn hát, lắng nghe những câu chuyện của nhau khiến em xua tan đi phần nào nỗi nhớ nhà”. Đạt mong muốn năm mới sẽ có thêm nhiều trải nghiệm mới và vững vàng với những thử thách của cuộc sống.
Nguyễn Minh Bảo, SV Trường ĐH Văn Lang, tranh thủ đi làm để kiếm thêm thu nhập mua sắm tết: “Thù lao của những ngày tết Tây sẽ tăng gấp 2 – 3 lần so với ngày thường nên mình sẽ tranh thủ gác lại hoạt động vui chơi để kiếm thêm tiền mua sắm cho tết ta. Năm 2020 là năm vô cùng khó khăn nên phải tranh thủ làm việc bù lại và hy vọng năm mới mọi thứ sẽ may mắn, cuộc sống bình yên hơn năm cũ”.
Lũ lụt miền Trung: Cầu nguyện cho người thân được an toàn
Những người trẻ có quê ở miền Trung, xa nhà mang nỗi nhớ khôn nguôi dành cho người thân của mình đang ngày đêm chống chọi với sức tàn phá do lũ lụt gây ra.
Phan Thị Hoài Phương (phải) xếp những tấm áo quyên góp được để gửi cho người dân miền Trung - NGUYỄN ĐIỀN
Trần Thị Trà (21 tuổi), sinh viên (SV) Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chia sẻ với chúng tôi bằng chất giọng của người Quảng Trị đầy sự mộc mạc, thân thương: "Đây là năm mà lũ nặng nhất, ảnh hưởng nhiều nhất đến cuộc sống".
Trong thời gian quê nhà bị lũ, Trà chỉ biết gọi về hỏi thăm ba mẹ, dặn dò các em. Vẫn còn là SV nên chưa làm ra tiền để phụ giúp ba mẹ, thời gian này Trà chủ động tìm việc làm thêm, chi tiêu tiết kiệm để giảm bớt gánh nặng cho người thân ở quê nhà.
Trà chia sẻ, giờ chỉ mong lũ mau rút để mọi người bớt khổ vì người miền Trung vốn đã chịu nhiều thiệt thòi. "Từ xưa tới giờ có thể nói miền Trung là vùng khổ nhất trong ba miền.
Nắng thì có lúc hạn đến không có lấy giọt mưa, còn lũ thì ngập hết nhà cửa. Có hai mùa, thì cả hai mùa người dân phải gánh chịu thiên tai nên nơi đây quanh năm không làm ra được cái gì để tích lũy", Trà nghẹn ngào.
Khổ cực là thế nhưng ba mẹ Trà cũng như đa số người dân miền Trung chưa bao giờ bỏ cuộc, họ kiên trì làm lại từ đầu sau những cơn bão, tự chữa lành vết thương sau những mất mát.
Phận người trong những túp lều bên nghĩa địa giữa lũ lịch sử ở Quảng Bình
Còn người bạn đồng hương của Trà - Hồ Thị Mỹ Hảo (21 tuổi), SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chia sẻ hình ảnh quê hương mình chìm trong biển nước khiến Hảo không sao ngủ được. May mắn vì nhà ở vùng trung du khá cao nên gia đình Hảo không bị ảnh hưởng nhiều, nhưng cô gái trẻ vẫn một lòng hướng về quê hương. "Hai ngày nay mình và nhóm bạn đã đi khắp nơi quyên góp quần áo để gửi về quê cũng chỉ với hy vọng người dân bớt khổ", Hảo tâm sự.
Phan Thị Hoài Phương (21 tuổi), SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, thương về quê nội Hà Tĩnh: "Mưa lũ không thể nào liên lạc về nhà vì mất điện, không có sóng điện thoại. Chỉ biết cầu nguyện cho mọi thứ không quá xấu và người thân được an toàn".
Trường học ngổn ngang trong lũ lịch sử: Nước chưa rút đã dọn dẹp đón học sinh
Bị xe taxi đâm văng hàng chục mét, nam sinh tử vong tại chỗ Một nam sinh đi xe máy qua ngã tư ở Bình Dương bị xe taxi lao tới tông trúng, hất văng hàng chục mét lên vỉa hè, tử vong tại chỗ. Công an TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương sáng nay cho biết đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông khiến một nam sinh tử vong. Hiện trường vụ...