Rộn ràng lễ hội Katê của đồng bào Chăm tại Ninh Thuận
Lễ hội Katê truyền thống của đồng bào Chăm tại Ninh Thuận diễn ra rộn ràng, độc đáo thu hút đông đảo du khách và người dân tham dự tại tháp Pô Klong Garai.
Ngày 14/10 (nhằm ngày 1/7 Chăm lịch), hàng ngàn đồng bào Chăm và du khách thập phương kéo về khu tháp Pô Klong Garai (TP Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận) để tham dự lễ hội Katê năm 2023.
Từ rất sớm, các tuyến đường dẫn lên tháp Pô Klong Garai (phường Đô Vinh, TP Phan Rang – Tháp Chàm) đông nghẹt du khách và bà con Chăm. Trong lễ hội Katê, ngày cúng trên tháp được xem là hoạt động quan trọng và thu hút đông đảo du khách cùng tham dự.
Theo tục lệ, trong lễ hội Katê, đồng bào Chăm sẽ mang những lễ vật lên các tháp Chăm như Pô Klong Garai, Pô Inư Nưgar, Pô Rômê cúng. Trong đó tháp Pô Klong Garai tập trung đông đồng bào và du khách thập phương. Từ 6h sáng, nhiều bà con đã tranh thủ đội lễ vật leo bậc thang lên tháp Pô Klong Garai.
Katê là lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn được tổ chức mỗi năm một lần. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ các vị thần linh và dâng lễ vật cúng ông bà tổ tiên với lòng thành kính cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, sức khỏe bình an, gia đình thịnh vượng.
Đồng bào Chăm bày biện những lễ vật để cúng cho tổ tiên, các vị vua, thần linh… tại tháp Pô Klong Garai. Những lễ vật phía dưới tháp tùy tâm mỗi gia đình như cơm, canh, gà, trái cây, bánh kẹo…
Mâm ngũ quả và trầu cau của một gia đình đồng bào Chăm bày biện cúng giữa nền đất bên hông tháp Pô Klong Garai. Phía dưới chân tháp, là khu vực các gia đình bày tỏ lòng thành với lễ vật tùy tâm gồm những loại trái cây quen thuộc như mía, chôm chôm, nhãn, thanh long, cam và ít trầu cau. Bà con cũng cúng thêm gà, cơm, canh, trứng, muối, bánh kẹo.
Các đại gia đình hoặc làng xóm thường đi chung với nhau, ngồi bày biện lễ vật ở khu vực dưới chân tháp Pô Klong Garai. Thời gian lễ cúng từ khoảng 6h-11h. Sau khi cúng xong, bà con sẽ cùng gia đình, hàng xóm ăn uống ngay tại chân tháp.
Trước đó, từ sáng sớm 14/10, các vị chức sắc của đồng bào Chăm dẫn đầu đoàn kiệu rước y trang vua Pô Klong Garai (vị vua có công lao to lớn với đồng bào Chăm) từ làng lên tháp Pô Klong Garai và tháp Pô Rômê. Theo sau đoàn kiệu là những cô gái Chăm múa lễ duyên dáng cùng đông đảo đồng bào Chăm và du khách thập phương.
Các lễ vật chính trong lễ hội Kate tại đền tháp sẽ bao gồm: 1 con dê, 3 con gà để làm lễ tẩy uế trong tháp, 5 mâm cơm với canh và thịt dê, 1 mâm cơm với muối vừng, thêm 3 ổ bánh gạo cùng hoa quả. Ngoài ra, người dân còn chuẩn bị thêm rượu, trứng, xôi chè, trầu cau… Đây là phần lễ vật mang lên cúng trên các tháp còn phía dưới chân tháp sẽ là hàng trăm mâm lễ khác nhau do những người dự lễ thành tâm chuẩn bị.
Video đang HOT
Nghi lễ chính được tổ chức tại tháp Pô Klong Garai. Trong không gian tháp cổ, người đại diện cộng đồng Chăm bày tỏ lòng tưởng nhớ, biết ơn các vị thần linh, tổ tiên đã độ trì cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, mọi gia đình được no ấm…
Sau phần nghi lễ, những cô gái trẻ biểu diễn nghệ thuật truyền thống chào mừng lễ hội và trình diễn nghệ thuật đặc sắc của đồng bào Chăm. Ba ngày tiếp theo, tại các thôn làng của cộng đồng Chăm, bà con tổ chức nhiều hoạt động vui chơi đón lễ hội, thăm hỏi, chúc nhau mọi sự tốt lành.
Một gia đình đồng bào Chăm diện những bộ trang phục truyền thống đi lễ Katê năm nay tại tháp Pô Klong Garai. “Thường đến Katê bà con đồng bào Chăm đi làm việc, học tập ở xa đều sắp xếp về dự hội. Lễ hội không chỉ là nét truyền thống văn hóa của đồng bào Chăm mà nó còn giúp gắn kết tình cảm gia đình, làng xóm. Đây cũng là dịp quảng bá văn hóa độc đáo của đồng bào Chăm đến du khách cả nước”, Thiên Sấm, một bạn trẻ người Chăm đang làm việc tại TPHCM chia sẻ.
Trong những ngày này, cuộc sống ở các làng Chăm nhộn nhịp hẳn lên bởi tiếng kèn Saranai, tiếng trống Ginăng cùng với điệu múa quạt của những thiếu nữ Chăm với trang phục truyền thống. Những chàng trai, thiếu nữ Chăm cũng diện cho mình những trang phục truyền thống lộng lẫy cùng “trẩy hội”, cầu mong sức khỏe, bình an tại các tháp Chăm.
Katê là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn để tưởng nhớ các vị thần, vị vua có nhiều công lao đóng góp, được đồng bào tôn kính, tưởng nhớ ông bà tổ tiên và cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Lễ hội Katê đã góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa. Đây cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh của địa phương đến với du khách trong và ngoài nước.
Năm 2017, Lễ hội Katê của đồng bào Chăm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
5 điểm không thể bỏ qua khi đến Ninh Thuận dịp cuối năm
Năm điểm đến hấp dẫn tại Ninh Thuận du khách có thể ghé thăm dịp cuối năm.
Ninh Thuận là một trong những tỉnh có cung đường biển dài và đẹp nhất Việt Nam, địa phương này còn sở hữu những địa điểm du lịch cực "cuốn" khiến du khách khó bỏ lỡ vào dịp cuối năm. Nằm cách TP.HCM khoảng 240 km, không khó để du khách di chuyển đến Ninh Thuận bằng nhiều phương tiện khác nhau như ô tô, xe máy, hay xe khách.
Khi đến đây, du khách có thể ghé nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Cung Mũi Dinh, Điện gió Đầm Nại, Cung Vĩnh Hy hay ngắm nhìn và trải nghiệm những vườn nho xanh bạt ngàn.
Cung Mũi Dinh
Cách thành phố Phan Rang khoảng 40km, cung Mũi Dinh nằm ở vị trí khá hẻo lánh nên vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ chỉ mấy năm gần đây mới đem vào khai thác du lịch.
Cung Mũi Dinh mang nét đẹp hoang sơ nhưng không kém phần thơ mộng Ảnh : ĐÌNH MINH
Du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt mĩ của cung Mũi Dinh với những núi đá lớn, bãi cát trắng tinh khôi, hay nước biển trong đến nỗi có thể nhìn thấy đáy, khiến người ta chỉ muốn được ngâm mình trong dòng nước mát lành.
Vịnh Mũi Dinh nhìn từ trên cao. Ảnh: ĐÌNH MINH.
Du khách cũng có thể cắm trại ngắm sao cùng với gia đình và bạn bè, tổ chức tiệc BBQ ngay trên bờ biển. Ngoài ra còn có những hoạt động khác như thuê xe địa hình hay trải nghiệm chèo thuyền kayak cũng là một trong những hoạt động nổi bật tại Mũi Dinh.
Điện gió Đầm Nại
Với hàng trăm chiếc cối xay gió khổng lồ, khu điện gió Đầm Nại hứa hẹn sẽ là một trong những địa điểm du lịch hút khách nhất Ninh Thuận.
Thả hồn vào cùng tiếng gió ở Đầm Nại. Ảnh: Minh Huệ.
Ninh Thuận vốn được mệnh danh là vùng đất đầy nắng và gió, chính vì vậy địa phương mới cải tạo vùng đất này để khai thác nguồn năng lượng điện gió phục vụ cho sản xuất.
Mùa đẹp nhất để ghé thăm điện gió Đầm Nại là vào mùa lúa còn mơn mởn. Ảnh: MINH HUỆ.
Mùa đẹp nhất để ghé thăm điện gió Đầm Nại là vào mùa lúa còn mơn mởn, hình ảnh cây lúa non và những cây phong gió cao chọc trời, phía xa xa là những rặng núi mờ ảo tạo nên một khung cảnh nên thơ.
Đồng cừu An Hòa
Nếu du khách muốn được hòa mình vào thiên nhiên hay ngắm nhìn vẻ dễ thương của những chú cừu thì đồng cừu An Hòa là địa điểm mà du khách không thể bỏ qua.
Những đàn cừu trắng xinh đẹp ở đồng cừu An Hòa. Ảnh: QUỲNH PHƯƠNG.
Đồng cừu nằm cách thành phố Phan Rang khoảng 12km và cũng tiện đường đi qua điện gió Đầm Nai nên du khách có thể tham quan cả 2 địa điểm cùng lúc.
Những chú cừu ở đây rất mến khách. Ảnh: QUỲNH PHƯƠNG.
Du khách có thể tự chuẩn bị một ít thức ăn khi đến đồng cừu, thức ăn thu hút những chú cừu tiến lại gần, lúc này du khách có thể tranh thủ tạo dáng để có được những bức hình ưng ý nhất.
Cung Vĩnh Hy
Là một trong những cung đường biển uốn lượn quanh co đẹp nhất nước, Vĩnh Hy được nhiều khách du lịch ghé đến check-in nhất Ninh Thuận.
Cung Vĩnh Hy thuộc tỉnh Ninh Thuận là một trong những cung đường biển đẹp nhất nước ta. Ảnh: ĐÌNH MINH.
Phong cảnh thiên nhiên ở đây hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi thơ mộng với làn nước biển xanh như ngọc bích và những mỏm đá đĩa xếp chồng lên nhau tạo nên những hình thù lạ mắt.
Du khách có thể dạo bước bên cung Vĩnh Hy. Ảnh: MINH HUỆ.
Nếu bạn di chuyển bằng xe máy thì có thể rong ruổi trên cung đường biển và ngắm nhìn toàn bộ vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho nơi đây.
Công viên đá Ninh Thuận
Nằm trong quần thể vườn Quốc gia Núi Chúa, công viên đá Ninh Thuận cách thành phố Phan Rang khoảng 30km về phía đông. Du khách có thể di chuyển bằng ô tô hay xe máy đều được.
Công viên đá Ninh Thuận. Ảnh: QUỲNH TÔ.
Những mỏm đá nơi đây có vẻ đẹp độc, lạ với nhiều hình thù khác nhau và đặc biệt là nhiều góc "sống ảo" cho các tín đồ thích chụp hình.
Tha hồ tạo dáng check-in. Ảnh: MINH HUỆ.
Hay du khách có thể ngồi trên xích đu, phóng tầm nhìn ra xa, cảm nhận hương vị mặn mà từ gió biển; còn gì tuyệt vời hơn khi ngồi ngắm hoàng hôn dần buông.
Ngắm toàn bộ vùng biển xanh ngát. Ảnh: Minh Huệ.
Lặng nhìn bức tranh phong cảnh đẹp ngơ ngẩn của Ninh Thuận Vịnh biển hoang sơ, tháp Chăm uy nghi trên đỉnh núi, đồng muối rộng mênh mông... là những phong cảnh đặc thù, vô cùng hấp dẫn của mảnh đất Ninh Thuận. Cảnh sắc thiên nhiên "ngoạn mục" nhìn từ đèo Ngoạn Mục, địa phận huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Toàn cảnh bãi biển Cà Ná, bãi biển được đánh giá là đẹp...