Rốn phát nổ đột ngột do hậu quả của phẫu thuật thắt dạ dày
Tai nạn rốn phát nổ đột ngột mà bà Patricia phải gánh chịu được xác định là do sai sót trong quá trình phẫu thuật thắt dạ dày cách đây 9 năm.
Tưởng chừng cuộc phẫu thuật thắt dạ dày sẽ giúp lấy lại được vóc dáng thon gọn như ý nhưng cũng chỉ vì ca phẫu thuật thất bại này mà bà Patricia Jackson, 68 tuổi, sống tại Bridlington, hạt Yorkshire, Anh đã phải nhập viện vì rốn của bà bỗng nhiên phát nổ.
Trong chuyến bay du lịch tới Bồ Đào Nha vào năm 2011, rốn của bà Patricia bỗng phát nổ khiến mùi trong dạ dày bà đã rò rỉ ra ngoài. Các hành khách có mặt trong chuyến bay ngày hôm đó đã liên tục phàn nàn về mùi hương khó chịu này.
Bà Patricia đã được bồi thường khoản tiền 20.000 bảng Anh (khoảng 711 triệu đồng) sau tai nạn rốn phát nổ.
Ngay sau khi hạ cánh, bà Patricia đã được đưa gấp tới bệnh viện để điều trị vết rò rỉ. Các bác sĩ cho biết, rốn cũ của bà vẫn nằm trong cơ thể nhưng đã bị hỏng chức năng. Vì vậy, nó đã khiến bà Patricia bị đau bụng trong suốt thời gian qua.
Được biết, vào năm 2005, bà Patricia đã tới một bệnh viện tư để phẫu thuật thắt dạ dày. Tuy nhiên, sau khi cắt bỏ mô thừa, mỡ cũng như thắt chặt các khối cơ thành bụng, các bác sĩ lại quên không tái tạo rốn mới mà để một phần ở trong ổ bụng bà Patricia . Lý do mà họ đưa ra cho sai sót này là không còn đủ “thịt”.
Chỉ sau một năm ổn định, bà Patricia bắt đầu cảm thấy những thay đổi ở cơ thể mình. Kết quả ảnh chụp X-quang cho thấy, bà đã bị nhiễm trùng nặng ở vết mổ.
Theo Kênh 14
Xếp hạng các loài chim độc đáo nhất quả đất
Chim Kagu, chim Oilbird, vẹt Kakapo... là những loài chim "hiếm có khó tìm" trên thế giới.
Thiên nhiên hoang dã là ngôi nhà to lớn cho hơn 10.000 loài chim trú ngụ. Trong số đó, có những loài "hiếm có khó tìm" mang những đặc điểm độc nhất, tách biệt với những loài chim khác. Cùng điểm lại top 7 loài chim độc đáo trên thế giới với bình chọn của Tạp chí Current Biology.
1. Chim Kagu
Quốc đảo New Caledonia (cách nước Úc 1.200km về phía Bắc) là nơi sinh sống chủ yếu của loài chim Kagu. Kagu được xác định là thành viên duy nhất còn sót lại của giống Rhynochetos và họ Rhynochetidae.
Một cặp chim Kagu có thể sống chung thủy với nhau cả đời. Phần lớn thời gian trong năm, chim trống và mái tự thân kiếm ăn. Nhưng khi mùa sinh sản đến, chúng lại quay về cùng nhau ấp trứng.
Video đang HOT
Loài chim Kagu còn xuất hiện trên tem và đồng xu tại New Caledonia.
Điểm kì lạ của chim Kagu là chiếc "mũi tí hon" mà không loài chim nào có được. Với cấu trúc nhỏ và có lớp vỏ bao quanh lỗ mũi, chúng có thể sục sạo để tìm mồi trong các bụi rậm, đồng thời ngăn cát, bụi bay vào mũi.
2. Chim Frigate
Chắc hẳn Đảo Phục Sinh (Ấn Độ Dương) đã khá quen thuộc với mọi người nhưng loài chim Frigate thì chắc ít ai nghe tới. Sự sinh tồn của loài chim Frigate đã từng bị đe dọa bởi loài kiến vàng điên trên đảo. Nhưng hiện nay, mật độ và số lượng của chúng đã dần ổn định.
Với tốc độ lướt gió cực nhanh và chính xác, loài Frigate được mệnh danh là những tay săn mồi cự phách. Khi đã xác định mục tiêu, không có loài cá nào có thể thoát khỏi móng vuốt của chúng.
Thế nhưng, điều đặc biệt của loài này chính là kĩ năng "cướp" con mồi ngay trên vuốt những con chim săn mồi và chim mòng biển khác ngay khi chúng đang bay. Có lẽ vì thế, chúng còn có biệt danh khác là "những tên không tặc vùng biển".
3. Đại bàng Philippines
Đại bàng Philippines gây ấn tượng đặc biệt bởi danh hiệu "loài chim săn mồi khổng lồ nhất thế giới" với chiều cao khoảng 1m và nặng 7kg. Loài đại bàng này còn là những tay săn lão luyện khi không một con mồi nào có thể thoát khỏi móng vuốt sắc như thép của chúng.
Đại bàng Philippines cái cao khoảng 1m và nặng 7kg, trong khi đại bàng đực "nhỏ bé" hơn - nặng khoảng 5kg và cao 91cm.
Với chiều dài và kích thước lớn như vậy, loài đại bàng này đã từng chọn loài khỉ làm con mồi cũng như bất kì loài động vật nào sống trong phạm vi săn mồi của chúng.
Vào ngày 4/7/1995, loài chim này đã được Philippines chọn làm linh vật của đất nước. Nếu ai "lỡ tay" giết chết một con đại bàng Philippines thì có lẽ họ sẽ có cơ hội suy nghĩ về hành động của mình suốt hai năm trong nhà lao.
4. Loài vẹt Kakapo
Kakapo là loài vẹt duy nhất trên thế giới không biết bay với bộ lông màu xanh lục sáng và mặt hơi giống cú mèo. Đây là loài chim chuyên sống về đêm nên không có gì ngạc nhiên khi nhiều người gọi Kakapo là "vẹt đêm".
Bên cạnh đó, Kakapo là loài vẹt duy nhất trên thế giới chỉ giao phối với bạn tình do chính chúng lựa chọn. Khi lựa chọn "người yêu", những chú chim trống sẽ giao đấu với nhau và chim mái sẽ chọn ra chú chim trống mà mình ưng ý nhất "làm chồng".
Tuy nhiên, điểm kỳ lạ nhất ở vẹt Kakapo là chúng giao phối rất ít, có khi 2 năm một lần. Có lẽ đây cũng chính là một nguyên nhân khiến loài này dần tuyệt chủng.
Hiện nay, số lượng còn lại của Kakapo là khá ít, chỉ vỏn vẹn 124 cá thể. Bởi vậy cho đến nay, việc ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của loài vẹt này vẫn đang thu hút được rất nhiều sự chú ý.
5. Kền kền khoang cổ California
Kền kền khoang cổ California là một trong những loài chim sống thọ nhất thế giới, với dòng đời trải dài đến 60 năm trong môi trường hoang dã. Kền kền là loài ăn xác chết, thức ăn chủ yếu của chúng thường là thịt thối rữa.
Theo thống kê giữa năm 2013, số lượng cá thể kền kền khoang cổ đã tăng gần 20 lần với sự giúp đỡ của con người (237 cá thể trong hoang dã và 198 cá thể sống trong môi trường nuôi nhốt).
Kền kền khoang cổ California là loài chim có sải cánh rộng nhất Bắc Mỹ và thường bị nhìn lầm thành máy bay cỡ nhỏ.
6. Chim Oilbird
Chim oilbird (ngôn ngữ địa phương Nam Mỹ là guácharo) là một loài chim sống về đêm chuyên ăn trái cây và trú trong hang động. Chúng tìm kiếm và định vị thức ăn bằng tiếng vang, khá giống với cách của loài dơi và cá heo. Tuy nhiên điểm khác biệt là con người có thể nghe thấy được một vài âm thanh chúng phát ra.
Theo nghiên cứu, chúng là loài chim duy nhất biết bay, ăn trái cây dầu cọ, nguyệt quế và sống về đêm (khá giống với loài vẹt Kakapo nhưng Kakapo không biết bay).
Ngoài ra, cũng vì tên gọi của chúng (dịch từ tiếng Anh là chim dầu), oilbird đã từng bị con người săn bắt với mục đích chiết xuất dầu làm nhiên liệu.
7. Chim Hoatzin
Đây là loài cuối cùng trong danh sách và cũng là loài chim độc đáo nhất thế giới. Hoatzin có kích thước cỡ chim trĩ, sống tại rừng Amazon và đồng bằng Orinoco.
Hoatzin là loài chim "ăn chay". Thức ăn của chúng chủ yếu là lá cây, trái cây và các loài hoa. Tuy sống khá thanh đạm nhưng chúng còn có biệt danh khác là "chim hôi" vì chúng có mùi như phân bón thực vật. Có lẽ vì thế mà chúng thoát khỏi sự săn bắt của loài người vì thịt của chúng không thể chế biến thành thức ăn.
Điểm đặc biệt của loài chim Hoatzin này còn nằm ở hệ tiêu hóa thức ăn gần giống loài bò của chúng. Hoatzin có ruột trước dùng để nghiền nát thức ăn và lên men bằng vi khuẩn. Bầu diều ở Hoatzin được tiến hóa với những chức năng như dạ cỏ ở bò. Sự tiến hoá này làm bầu diều của chúng rất lớn, khiến chúng không thể bay xa như những loài khác.
Ngoài ra, đây loài chim duy nhất có móng vuốt mọc ra ở mỗi bên cánh. Móng vuốt trên cánh giúp chúng tránh xa những con chim ưng đen to lớn. Khi chim ưng tấn công, Hoatzin bố mẹ sẽ bay đi đánh lạc hướng còn những chú chim non sẽ tự ẩn nấp dưới lớp lông cánh dày.
Hoatzin bố mẹ sẽ lao mình xuống nước giả chết, đồng thời dùng móng vuốt để bám lại, tránh bị trôi đi. Khi chim ưng bỏ đi, chúng sẽ dùng vuốt để leo lên mặt đất và bay về tổ.
Theo Kênh 14
Kỳ quặc ngôi làng có nhiều búp bê hơn người thật Nằm trong một thung lũng xa xôi ở Nhật Bản, làng Nagoro có số lượng búp bê nhiều hơn cả dân số đang sống tại đây. Ngôi làng Nagoru, nằm trên đảo Shikoku, hòn đảo nhỏ nhất trong 4 hòn đảo chính của Nhật Bản. Trong nhiều năm qua, cư dân trên đảo đều lần lượt rời đi tìm công ăn việc làm...