“Rợn người” với những loài chim nguy hiểm nhất thế giới (P1)
Với cơ thể thể cao hàng mét cùng cú ra đòn có thể làm chết các loài thú lớn thậm chí là cả sư tử và con người, những sát thủ dưới đây thực sự xứng đáng với danh hiệu “nguy hiểm nhất” thế giới loài chim.
Chim Cassowary hay còn biết đến với cái tên đà điểu Đầu Mào là thành viên duy nhất của họ Casuariidae. Bên cạnh cơ thể to lớn (cao khoảng 1,2 mét khi trưởng thành) tương tự như những loài đà điểu khác, Cassowary còn sở hữu một chiếc mào đặc trưng, cùng phần cổ có màu đỏ và lam. Chim Cassowary là loài sinh vật bản địa của Australia và New Guinea.
Đà điểu Đầu Mào tấn công con người.
Với bản tính hung hăng, cơ thể to lớn, tốc độ di chuyển nhanh (lên đến 50 km/giờ) cùng đòn tấn công bằng chân, vốn có những chiếc móng được ví với dao găm, chim Cassowary quả thật là một mối đe đọa với bất kỳ sinh vật nào ở cạnh chúng. Thậm chí, đã có một vài trường hợp loài đà điểu này tấn công và làm chết con người được ghi nhận. Vụ việc gần đây nhất là vào tháng tư ở bang Florida (Mỹ), khi một con chim Cassowary được nuôi nhốt đã diết chết người chủ của mình, khi ông này chẳng may bị ngã vào lãnh thổ của nó.
Với chiều cao có thể lên đến 2,75 mét (chiếc cổ chiếm một nửa), đà điểu châu Phi chính là loài chim lớn nhất còn tồn tại trên Trái Đất. Trên thực tế, dù có cơ thể “khổng lồ” nhưng đà điều châu Phi lại là một loài chim khá nhút nhát. Chúng thường chọn giải pháp bỏ chạy thục mạng khi gặp phải những mối đe dọa như thú ăn thịt cỡ lớn hay con người, lúc này tốc độ của đà điểu có thể đạt đến 72,5 km/giờ.
Đà điểu châu Phi tấn công linh cẩu.
Dẫu vậy, một khi đã bị dồn vào đường cùng và không thể bỏ chạy, loài chim này lại trở nên cực kỳ nguy hiểm! Ngón đòn tấn công sở trường của đà điểu châu Phi cũng gần tương tự như người cùng họ vừa được đề cập ở trên, đó là “tung cước”. Với đôi chân cực khỏe cùng bàn chân hai ngón có hình dáng đặc trưng cho tập tính thường xuyên chạy tốc độ cao, cú đá của đà điểu châu Phi mạnh tới mức có thể làm chết cả sư tử và nhiều loài ăn thịt cỡ lớn khác.
Việc con người bị thiệt mạng do loài chim này tấn công cũng đã từng được ghi nhận, mặc dù trường hợp này là rất hiếm và hầu như đều xuất phát từ lý do nạn nhân đã cố tình chọc giận chú đà điều trước đó.
Thêm một đại diện khác của gia đình đà điểu lọt vào danh sách này, đó chính là đà điểu sa mạc Úc hay còn được biết đến với cái tên chim Emu. Dù không lớn bằng đà điểu châu Phi nhưng xét về kích thước, Emu vẫn là một gã khổng lồ thực sự trong thế giới loài chim, với trọng lượng trung bình có thể đạt 40-50 kg.
Mặc dù thức ăn chủ yếu của chim Emu là thực vật và động vật nhỏ nhưng khi cần, chim Emu vẫn có thể tung ra những cú đá với khả năng xuyên thủng bụng của thú lớn (nhờ bàn chân với ba chiếc móng sắc). Các trường hợp Emu gây chết người thực sự rất hy hữu. Tuy nhiên, số vụ việc con người bị thương do Emu tấn công lại khá nhiều, chủ yếu xảy ra ở các công viên hoang dã, trang trại nuôi Emu, sở thú, với số lượng lên đến cả trăm vụ mỗi năm.
Chim Emu tấn công con người.
Thảo Vy
Theo Britanica
Clip: Người đàn ông cố tình trèo lên lưng hươu cao cổ và bị hất ngã xuống đất
Tại Sở thú Shymkent của thành phố Shymkent ở Kazakhstan đã xảy ra tình huống bạo lực. Một du khách nam được cho là đang trong tình trạng say xỉn đã trèo rào và cưỡi lên người con hươu cao cổ trong sở thú. Tất nhiên là ngay khi nhận thức được có người trên lưng, chú hươu cao cổ đã không thương tiếc mà hất người đàn ông này xuống đất.
Mời bạn xem clip:
Blue
Gấu trúc sinh đôi ở sở thú Berlin Gấu trúc mẹ Meng Meng đùa giỡn với hai đứa con mới sinh của mình. Đây là lần đầu tiên gấu trúc song sinh ra đời ở Đức. Video của Sở thú Berlin đăng tải hôm 2/9 nói rằng Meng Meng đã sinh hai gấu trúc con tối hôm 31/8. Theo VOA