Rợn người trước ‘cuộc chiến phân bò’ tại ngôi làng ở Ấn Độ
Thông thường chẳng ai muốn đến gần những bãi phân bò bốc mùi nồng nặc, song người dân một ngôi làng tại miền Nam Ấn Độ hàng năm vẫn tổ chức hẳn một lễ hội để “tôn vinh” loại chất thải này.
Hàng năm, sau dịp lễ Diwali, người dân tại ngôi làng Gumatapura ở miền Nam Ấn Độ lại tổ chức lễ hội Gore Habba. Trong lễ hội này, người dân sẽ lao vào những cuộc chiến với “vũ khí” là những bãi phân bò khổng lồ.
Trông có vẻ như rất mất vệ sinh, song người dân địa phương cho rằng phân bò là một thứ thuốc thần chữa được bách bệnh. Người dân tích trữ phân từ rất nhiều ngày trước khi lễ hội diễn ra, nhằm đảm bảo cho những người tham gia lễ hội không bị “hết đạn” giữa chừng.
Tất cả mọi người đều có thể tham gia lễ hội, không phân biệt tuổi tác, dân tộc hay tôn giáo. Tuy nhiên, phụ nữ bị cấm tham gia nội dung ném phân mà chỉ có thể theo dõi ở bên ngoài./.
Theo vietnamplus.vn
Trẻ sơ sinh 3 đầu như "người ngoài hành tinh" khiến các bác sĩ choáng váng
Một thai phụ ở Ấn Độ được đưa vào trung tâm y tế khi lên cơn đau đẻ và có dấu hiệu chuyển dạ. Tuy nhiên, khi đứa trẻ được sinh ra, bác sĩ cùng gia đình em bé đều tỏ ra thất kinh.
Bé gái 3 đầu như "người ngoài hành tinh" khiến các bác sĩ choáng váng
Tờ Daily Star hôm 19/7 đưa tin, vụ việc xảy ra tại một trung tâm y tế ở thành phố Etah, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Các bác sĩ thất kinh khi thấy thai phụ sinh ra một đứa trẻ dị dạng sinh ra với 3 đầu.
Bijji Thakur, người có mặt tại trung tâm y tế, cho biết: "Bé gái sơ sinh có 3 đầu và trông như người ngoài hành tinh vậy".
Theo các bác sĩ, bé gái sơ sinh mắc hội chứng khuyết tật bẩm sinh hiếm gặp có tên y học là Encephalocele. Đây là một loại dị tật hiếm gặp ở ống thần kinh ảnh hưởng đến não, nơi xương của hộp sọ không hoàn thiện, khiến một phần tế bào não và các cấu trúc xung quanh phát triển ra ngoài hộp sọ.
Bé gái hiện được chuyển tới bệnh viện thành phố Etah để được chữa trị. Bác sĩ sẽ chụp cộng hưởng MRI trước khi tiến hành phẫu thuật.
Rajesh Thakur, giám đốc Y khoa tại bệnh viện thành phố Etah, cho biết các bác sĩ sẽ tách các phần đầu rời nhau.
Tuy là hội chứng hiếm gặp nhưng nhiều trẻ em ở châu Phi chịu chung số phận với bé gái Ấn Độ. Những trẻ mắc hội chứng này có tỷ lệ sống sót là 55%. Nhưng những người sống sót lại có nguy cơ bị biến chứng tới 75%.
Hồi tháng 3, các bác sĩ phẫu thuật Ấn Độ phẫu thuật thành công cho một đứa trẻ hai đầu tại viện Khoa học Y khoa ở bang Jammu. Trước đó, vì nghĩ mình không có điều kiện chạy chữa cho con, bố của đứa trẻ đã chôn sống nó. May mắn, cảnh sát kịp thời giải cứu đứa trẻ.
Theo danviet.vn
Bị rắn độc cắn, người đàn ông quyết tâm cắn lại để trả thù nhưng phải nhận kết cục đau đớn vì sự sơ suất của mình Nếu như không coi thường sự nguy hiểm của con rắn độc thì có lẽ người đàn ông đã không phải nhận kết cục bi đát như thế. Dù đã bị con rắn độc tấn công nhưng ông Parvat Gala Baria, 60 tuổi vẫn không sợ hãi, mọi người đứng xung quanh có chạy thoát thân thì ông vẫn đứng đó tìm cách...