Rợn người công nghệ chế biến mực bẩn
Mực ngào tương ớt xé sợi, là món nhắm khoái khẩu của cánh mày râu bên những chai bia, là món nhai “đỡ buồn miệng” của học trò mọi lứa tuổi. Vậy nhưng, tận mắt chứng kiến “công nghệ” chế biến món mực ngào, mới biết đó là món ăn bẩn đến kinh hồn.
Bẩn từ ngoài đường
Xuất phát từ 1 bữa nhậu “kém tiền”, tôi đề nghị mua mấy bì mực ngào đưa cay. Mực ngào nhâm nhi với bia là khoái hết biết, lại rẻ. Thế nhưng bạn tôi bỗng xua tay lia lịa, nói: “Ấy đừng, chớ có dại. Đó là 1 món có quy trình chế biến bẩn đến mức ăn vào rồi không biết đường ruột sẽ đi về đâu”. Nhìn gương mặt hoảng hốt của anh ta, tôi tin đó là những lời thật lòng. Hỏi dấn tới, những lời kể của anh đã dẫn dụ tôi làm một chuyến đi.
Theo ngành chức năng, trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện có 49 cơ sở chế biến thủy sản hàng khô, trong đó chiếm phần lớn là những cơ sở chế biến món mực ngào xé sợi, tập trung tại thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước.
Ngày nắng tốt, tôi cùng 1 đồng nghiệp dong xe về thị trấn Tuy Phước để tìm cách thâm nhập vào các cơ sở chế biến mực ngào để được “mục sở thị” cái “công nghệ” chế biến “siêu bẩn” theo lời kể của người bạn. Không cần phải hỏi thăm ai, cái mùi thum thủm nồng nặc từ sản phẩm mực ngào thành phẩm phơi dưới nắng trên những chiếc nong nằm đầy trên lề đường Trần Quang Diệu (thị trấn Tuy Phước) bốc lên mùi hôi đã dắt tôi về đúng nơi cần tìm.
Mực ngào được phơi trên lề đường dẫn dụ lũ ruồi nhặng bâu lại
Một đồng nghiệp hiện đang công tác tại Đài Truyền thanh huyện Tuy Phước, kể khổ: “Những ngày nắng gắt, mặc dù nằm cách nhau cả trăm mét nhưng cái mùi nồng nặc của mực do 10 hộ chuyên chế biến mực ngào xé sợi phơi ở trên đoạn đường này xộc cả vào cơ quan, người dân quanh vùng đã không ít lần lên tiếng phản ánh. Mùi hôi hám đã khiến người dân địa phương đặt tên cho con đường này là “đường nín thở”. Bởi khi đi qua đây ai nấy đều phải “ngừng thở” 1 lát để thấy dễ chịu hơn”.
Điều đáng nói là sản phẩm mực ngào nằm phơi trần trên lề đường, cái mùi của nó dẫn dụ lũ ruồi nhặng tập trung về bâu kín đen. Mỗi khi có xe đi ngang qua, lũ ruồi nhặng “tung bay” kín cả 1 khoảng không gian, trông vào không ai là không thấy rợn người. Không những thế, suốt thời gian được phơi, sản phẩm mực ngào còn bị liên tục “đắp” vào người những lớp bụi đường do xe cộ qua lại tung lên.
Video đang HOT
Thế nhưng theo lời kể của người bạn thì cái sự bẩn của mực ngào nằm phơi ngoài đường chẳng “xi nhê” gì so với những cái sự bẩn trước khi sản phẩm mực ngào xé sợi được cho vào bao đưa đến với người tiêu dùng. Thế nhưng muốn được tận mắt chứng kiến, không còn cách nào khác là chúng tôi phải thâm nhập vào các cơ sở chế biến. Nghĩ ngợi mãi, chúng tôi chọn cách giả làm thương lái đi mua mực ngào xé sợi.
Kinh hồn công nghệ chế biến
Sáng 18/9, tôi cùng 1 đồng nghiệp lang thang trong khu chế biến mực ngào nằm trong lòng thị trấn Tuy Phước rồi ghé vào cơ sở chế biến nằm sát bên đường. Nhìn thoáng qua, tôi đã “sởn tóc gáy” vì hiện trường quá ư là bẩn thỉu của khu vực sản xuất. Trong căn phòng chỉ rộng chừng 18m2 mà có khoảng hơn 10 người đang làm nhiều công đoạn chế biến mực trên nền nhà ẩm ướt, dơ bẩn với lò than và những cái nồi to tướng đang nấu sùng sục loại nước gì chẳng thể biết.
Công nghệ chế biến mực bẩn tại cơ sở của ông Dũng
Những con mực sau khi phơi ngoài đường, được tập kết vào căn phòng này, mớ nằm trong bao ny lông đầy bụi, mớ nằm lăn lóc ngoài nền đất. Sau đó, mực được cân cho những phụ nữ chuyên lột lớp lụa ngoài của con mực. Một chị đang dùng dao nhỏ lột lụa mực, nói: “Tụi tui lột mực ăn cân, mỗi cân trược trả 4.000đ. Ngày nào lột cật lực được hơn 10kg, được khoảng 50.000đ”.
Mực lột xong lớp lụa bên ngoài được ném sang 1 bên, có thể là trên tấm nhựa, có thể trên nền nhà, nằm la liệt. Vì diện tích khu sản xuất quá chật nên khi đi lại làm việc, nhân công trong cơ sở này cứ vô tư dẫm lên những con mực kia, rất nhớp nháp. Đồng nghiệp của tôi hỏi: “Bị bẩn như thế này có phải rửa mực lại trước khi chế biến không?”. Một chị nhân công nói: “Mực ngoài biển đã ăn nước mặn, nếu rửa nước ngọt sẽ bị hư”.
Mặc dù đã bóc đi lớp lụa bên ngoài nhưng lớp thịt con mực trông vẫn đen sì. Thế nhưng như có “phép tiên”, sau khi được 1 người chuyên “tẩy”, xếp mực lên 1 cái vỉ sắt, mỗi vỉ chừng 6 con mực to bằng bàn tay con trẻ, sau đó kẹp vỉ lại, nhúng vào 1 nồi nước đặc quánh, đen sì sôi sùng sục trên lò đặt bên trong cùng căn phòng. Khoảng từ 5-10 phút sau, khi những con mực được lấy ra khỏi nồi nước “hắc ín” kia thì chúng bỗng “thay da đổi thịt”, trở nên trắng đến ngạc nhiên.
Sợ quan sát chăm chú quá chủ cơ sở sẽ sinh nghi, tôi bèn hỏi ông Dũng (chủ cơ sở): “Nếu mua số nhiều bán không hết, mực này để được bao lâu thì hư?”. Ông Dũng trả lời không giấu được vẻ… tự hào: “Vô tư, để cả 1-2 năm vẫn bình thường”.
Tôi tiếp tục quan sát. Những con mực đã qua tẩy trắng được đem phơi 1 lần nữa. Khi con mực đã khô thì được chuyển qua công đoạn xé sợi, rồi cho vào bao ny lông. Ông chủ cơ sở có nhiệm vụ lôi những bao mực đã được xé sợi đặt bên cạnh người phụ nữ đứng tuổi đang thực hiện công đoạn ngào mực. Người phụ nữ kia lôi mực sợi cho vào 1 thau nhôm to, dùng ca múc 1 loại nước có màu vàng, dẻo đang được nấu trong cái nồi to đặt cạnh cửa ra vào rưới lên, sau đó dùng 2 tay trộn đều.
“Thịt mực xà xảm và không ngọt, nhờ nước này mà mực trở nên mềm và giữ được vị ngọt bền lâu dù để 1-2 năm sau mới ăn”, người phụ nữ ngào mực nói. Mực sau khi ngào được cho vào những chiếc nong, đem ra phơi nắng 1 lần nữa. Lần này thì vị ngọt của mực đã ngào càng hấp dẫn lũ ruồi. Sau 1 nắng, món mực ngào xé sợi thành phẩm đã ra đời. Có 2 loại, loại sợi nhỏ và loại sợi to hơn. Giá xuất xưởng của mực sợi nhỏ là 120.000đ/kg, mực sợi to 130.000đ/kg. Không cần nhãn mác, mực được cho vào bao ny lông tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Ông Dũng, chủ cơ sở cho biết, qua 2-3 trung gian, đến người mua cuối cùng thì giá mực tăng đến 200.000đ/kg. Thường người mua cuối cùng là người bán lẻ, họ cho mực vào những túi ny lông, to nhỏ tùy giá bán, 10.000đ hoặc 20.000đ/túi. Sản phẩm này đang ăn mạnh vào các tỉnh miền Nam nên mực phải làm có vị ngọt cho hợp khẩu vị.
Mặc dù nhìn thấy cảnh những con mực nằm lăn lóc dưới đất bẩn, và được lũ ruồi nhặng đeo bám từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối trong quá trình chế biến, nhất là sau khi ngào nhưng tôi vẫn “bặm gan” bốc mấy miếng bỏ vào miệng nhai.
Mực ngào thành phẩm được mang đi phơi
Sau đó tôi đặt vấn đề với ông Dũng: “Thị trường tôi bán là miền Bắc, xứ lạnh, khẩu vị họ ăn rất cay nên mực ngọt thế này bán không chạy. Tôi có thể mua của anh mực nguyên con, sau đó anh dạy tôi cách pha chế nước “tẩy” mực cho trắng và cách pha chế nước ngào tạo vị ngọt và mềm thịt con mực. Tôi sẽ tự ngào và trả anh công học nghề xứng đáng”. Ông Dũng lắc đầu ngầy nguậy: “Anh muốn làm cay cỡ nào tôi làm cay cỡ ấy chứ không “dạy nghề” được. Không có “nghề” thì làm chỉ năm bảy hôm sau là mực sẽ bị mốc ngay”.
“Trước khi có NĐ 38 của Thủ tướng Chính phủ phân cấp việc quản lý các cơ sở chế biến mực cho ngành nông nghiệp tỉnh quản lý, năm nào chúng tôi cũng tổ chức kiểm tra và xử phạt những cơ sở chế biến mực ngào trên địa bàn huyện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thế nhưng phạt cứ phạt, họ vẫn cứ làm”, bà Cao Hoàng Mộng Tiên, Trung tâm Y tế huyện Tuy Phước.
Thế là ý đồ tìm hiểu cách chế biến loại nước “hắc ín” chuyên tẩy và giữ cho mực để lâu vài năm không hư và nước ngào mực bất thành. Tuy nhiên, khi dọ hỏi chị Tâm, 1 người cũng có “tay nghề” ngào mực ở phường Bình Định (TX An Nhơn) thì được chị tiết lộ: “Trong quá trình chế biến mực ngào có sử dụng 2 loại hóa chất, 1 loại dạng bột có chức năng tẩy, 1 loại dạng nước có chức năng giữ mực không hư và tạo vị ngọt. Cả 2 loại hóa chất trên đều có xuất xứ từ Trung Quốc”.
Chúng tôi quay về làm việc lại với Chi cục Quản lý chất lượng nông-lâm-thủy sản (Sở NN-PTNT Bình Định) để mong tìm ra cái tên những loại hóa chất được sử dụng trong chế biến mực ngào xé sợi thì được ông Hồ Phước Hoàn, Chi cục trưởng, cho biết: “Hiện chúng tôi chưa có thiết bị kiểm nghiệm, phải lấy mẫu gửi ra Đà Nẵng, ít nhất 7 ngày sau mới có kết quả. Sau phản ánh của nhà báo, chúng tôi sẽ tổ chức kiểm tra những cơ sở chế biến mực ngào xé sợi nói trên”.
Theo 24h
Gân bò, chân gà: Thấy làm hết muốn ăn
Rút gân bò bằng hóa chất, "tắm trắng" cho chân gà là những công nghệ chế biến gây hại cho người dùng hiện nay
Gân bò, chân gà là những món ăn khoái khẩu của dân nhậu. Tuy nhiên, nếu chỉ cần một lần chứng kiến công nghệ chế biến những đặc sản từ hàng ôi thiu thì từ "ăn là ghiền" sẽ chuyển thành... "ăn là gớm!".
Gân từ chân trâu, bò thối
Sau hàng loạt vụ ngộ độc do ăn các loại thực phẩm ở vỉa hè và những phát hiện của cơ quan chức năng về hàng trăm tấn nội tạng động vật hôi thối từ các tỉnh tuồn vào TPHCM, nhiều người mới thấy hãi hùng vì hằng ngày đang tự bỏ các độc chất vào miệng. Ông Lê Thanh Tuấn, người có gần 20 năm kinh doanh phụ phẩm gia súc ở quận 8 - TPHCM, tiết lộ: Gân bò mà các quán phở, quán lẩu bán cho mọi người ăn mà ai cũng khen ngon, giòn, dai đôi khi ngâm toàn bằng các hóa chất độc hại.
Lòng bò hôi thối đã được ngâm hóa chất và chân gà nhập khẩu biến chất.
Để chứng minh, ông Tuấn dẫn chúng tôi sang khu vực Bến Ba Đình thuộc phường 8, quận 8 để chứng kiến hàng chục hộ ở đây chế biến lòng bò, gân bò như thế nào. Khi đến gần, bất cứ ai cũng sẽ có cảm giác buồn nôn bởi mùi hôi thối nồng nặc xông lên từ những đống lòng bò đang bỏ ngổn ngang trong xô chậu.
Số lòng bò sau khi rửa sơ qua sẽ cho vào ngâm với hóa chất tẩy trắng để làm mới. Còn chân bò, chân trâu dù bốc mùi hôi thối nhưng cũng được làm sạch lông rồi cho vào ngâm trong một loại hóa chất có màu trắng không mùi. Chỉ sau một giờ ngâm, chân trâu, bò sẽ bị rã, lúc này người ta chỉ cần dùng tay là rút từng đoạn gân một cách dễ dàng.
Những hình ảnh trên chỉ là một trong số hàng trăm "lò" chế biến nằm rải rác trên địa bàn TP. Theo ghi nhận của phóng viên, thời gian gần đây, tình trạng vận chuyển chân trâu, bò từ các tỉnh ở khu vực miền Trung, miền Bắc vào TP tăng mạnh. Gần như ngày nào các cơ quan chức năng cũng bắt giữ hàng trăm, thậm chí cả tấn chân trâu, bò hôi thối.
Điều đáng nói là số chân trâu, bò này đều đang trong quá trình phân hủy, bốc mùi, giòi bọ lúc nhúc. Song đa phần mặt hàng này vẫn được đưa về các "lò" ở quận 12, Gò Vấp các huyện Hóc Môn, Bình Chánh... để làm gân bò bán ra thị trường. Do số chân trâu, bò đã bị hư thối nên gân sau khi được lấy ra còn được ngâm tiếp vào hóa chất công nghiệp để tạo độ dai, giòn.
Lấy hóa chất "tắm trắng" chân gà
Nhìn dĩa chân gà ướp muối ớt nướng thơm phức, dĩa chân gà hấp hành trắng phau, dĩa gỏi chân gà trộn rau răm bắt mắt... thực khách khó mà biết rằng mặt hàng này cũng đã được chế biến theo công nghệ "tắm trắng". Hiện loại chân gà này phần lớn là hàng nhập khẩu, lâu ngày tiêu thụ không hết lại bảo quản không đúng kỹ thuật nên dễ bị hư hỏng, biến chất.
Nguồn hàng này được các chợ đầu mối mua vào với giá rẻ, 1 kg chỉ hơn 20.000 đồng rồi đem bán ra thị trường. Tại một điểm chế biến chân gà nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo trên đường Hậu Giang, quận 6, mỗi ngày có hàng chục thùng chân gà (mỗi thùng có trọng lượng hơn chục kg) được chế biến theo công nghệ "tắm trắng" bằng hóa chất.
Để "phù phép" chân gà lâu ngày đã có những vết thâm đen trở nên trắng phau, người ta cho chân gà vào các thùng nhựa - loại thùng từng chứa hóa chất được bán cho các vựa ve chai. Tiếp đến, đổ một loại hóa chất không rõ nguồn gốc có màu trắng đục, hôi nồng nặc để ngâm chân gà. Sau 2 - 3 giờ, số chân gà vớt ra đã chuyển từ màu thâm đen sang trắng phếu, không chút tì vết. Cứ khoảng 6 giờ hằng ngày, mối lái từ các chợ lẻ đổ về lấy hàng.
Hiện khu vực phía sau các chợ Bình Tây, Hòa Bình, Bà Chiểu, Bà Hom..., chân gà ngâm chất tẩy trắng được bán tràn lan. Thau ngâm hóa chất được đặt ngay chỗ bán, trên là mâm bày chân gà bán cho khách. Cứ thế, hết hàng trên mâm, người bán lại thò tay xuống thau vớt lên bán tiếp.
Tẩy trắng nhiều nhất là mặt hàng chân gà rút xương dùng để làm gỏi, nấu lẩu. Do yêu cầu chân gà rút xương phải trắng nên người bán sẽ ngâm thuốc tẩy với liều lượng cao hơn chân gà thông thường để tẩy thật trắng. Sau khi ngâm thuốc tẩy, chân gà còn được ngâm tiếp vào chất tạo xốp, chất tạo độ dai, giòn.
Thiếu dinh dưỡng, thừa độc hạiQua kiểm tra, Chi cục Thú y TPHCM đã phát hiện một số điểm làm gân bò trái phép dùng cả hóa chất xút (NaOH) để ngâm chân trâu, chân bò. Đây là loại hóa chất dùng trong ngành công nghiệp dệt, nhuộm, tẩy rửa... có tính kiềm, ăn mòn cao. Chất này khi thâm nhập cơ thể với số lượng nhất định có thể gây mù mắt, ăn mòn da, gây tắt thở, tổn hại hệ tiêu hóa... và có thể dẫn đến ung thư. Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Văn phòng phía Nam - Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn vệ sinh - Thực phẩm Việt Nam, cho biết những thực phẩm bị ngâm tẩm hóa chất đều độc hại khôn lường nhưng dinh dưỡng thì không có.
Theo TTVN
Lật tẩy "công nghệ" biến "rau bẩn" thành rau sạch Nhận được thông tin từ một số nông dân trong một hợp tác xã (HTX) trồng rau tại Đồng Nai về việc vị Chủ nhiệm HTX này có trò "ảo thuật" biến "rau chợ" thành "rau an toàn", nhóm phóng viên - cộng tác viên của báo đã vào cuộc, phát hiện ra một sự thật khó tin. Suốt một thời gian dài,...