Rợn người cơn mưa xương sọ tại thánh địa Dracula
Người dân vùng Whitby, Vương Quốc Anh được một phen hốt hoảng trước cơn mưa xương này.
Khu nghĩa địa gần 1.000 năm tuổi bị sạt lở.
Trong tiểu thuyết Dracula của nhà văn nổi tiếng Bram Stoker, ông đã đề cập đến nhà thờ vùng Whitby như một nơi ở của bá tước. Điều này đã thu hút rất nhiều khách du lịch tới vùng này và góp phần phát triển kinh tế của người dân trong vùng.
Hình ảnh của ngôi đồi bị sụt lở.
Nhưng gần đây người dân Whitby đã phải kinh hoàng chứng kiến cảnh mưa xương người dội xuống những ngôi nhà dưới chân nhà thờ. Đây là hệ quả của một vụ lở đất khu nghĩa địa đã có từ hàng trăm năm tuổi.
Các nhà sử học cho biết, nghĩa địa nhà thờ Whitby được đưa vào sử dụng từ năm 1110 sau công nguyên. Và đất đai ở đây đã “quá già” trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt những ngày qua. Do mưa lớn kéo dài, đất đai đã bị sụt lở gây ảnh nghiêm trọng tới đời sống của người dân thị trấn.
Vụ sạt lở khá nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân
Video đang HOT
Rất nhiều ngôi mộ cổ đã bị phá hủy trong những ngày mưa bão, nhiều thi hài đã lộ ra nằm đầy rãy trên phần sân sau của nhà thờ. Điều trùng hợp ngẫu nhiên là những ngôi mộ bị phá hủy có tuổi thọ khoảng hơn 100 năm, trùng với thời gian mà Dracula đã “gây án” tại địa danh này.
Toàn cảnh nhà thờ vùng Whitby nơi Dracula từng “gây án”
Barry Brown 56 tuổi, một người địa phương cho biết ông đã tìm thấy vài mảnh xương quanh nhà mình: “Khi vụ lở đất xảy ra, tôi đã thấy nhiều mảnh xương rơi vào nhà tôi”. Ông đã phải thu dọn hài cốt người đã mất và hy vọng những linh hồn này được yên nghỉ.
Theo xahoi
Kỳ lạ những phong tục đón chào năm mới
Ném đĩa vào nhà nhau, tới thăm nghĩa địa, đốt bù nhìn rơm trong đêm giao thừa... Đó mới chỉ là một vài tục lệ kỳ lạ được thực hiện trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
Năm mới tượng trưng cho một sự khởi đầu mới. Nhà nhà thay lịch mới, mỗi người đều lên kế hoạch mới. Năm mới đến, cả nhân loại cùng hy vọng về những điều tốt đẹp hơn sẽ tới. Chúng ta rũ bỏ những lo lắng, sầu muộn, giận dữ và lỗi lầm của năm cũ, bắt đầu mọi thứ lại từ đầu.
Những gì chúng ta làm vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới thường được cho là sẽ quyết định may mắn trong suốt một năm tiếp theo. Vì vậy khoảnh khắc giao thừa trở nên linh thiêng với nhiều tục lệ và truyền thống thú vị.
Người dân thành phố Sao Paulo (Brazil), La Paz (Bolivia) và một số nơi khác trên thế giới thường mặc đồ lót sáng màu, sặc sỡ để chào đón năm mới. Màu đỏ dành cho người đang tìm tình yêu, màu vàng cho người tìm sự thăng tiến và thành đạt.
Ở Philippines, nếu bạn mặc quần áo có chấm bi và ăn những thức hoa quả hình tròn, cả năm tiếp theo mọi việc sẽ "tròn trịa", may mắn.
Nho đóng hộp dành cho đêm giao thừa
Ở Tây Ban Nha, ăn ngấu nghiến một chùm nho 12 quả khi đồng hồ điểm 12 tiếng trong thời khắc chuyển giao có ý nghĩa đặc biệt. Điều quan trọng là bạn phải ăn xong trước khi chuông ngừng điểm.
Ở nhiều nước khác, người dân lại quan trọng việc xua đuổi những tà khí của năm cũ ra khỏi nhà để vận khí của năm mới có thể bước vào. Người dân Scotland trong đêm giao thừa sẽ tổ chức lễ diễu hành với những người đàn ông khỏe mạnh giơ cao những ngọn đuốc cháy sáng rừng rực trên đầu và diễu qua khắp các phố.
Ở Panama, người ta làm hình nộm, bù nhìn rơm rồi đốt cháy.
Người Đan Mạch thì nhảy từ trên ghế xuống lúc giao thừa với ý nghĩa tượng trưng là năm cũ đã rời bỏ vị trí nhường cho năm mới đến.
Ngoài ra, người Đan Mạch còn giữ những chiếc đĩa cũ, sứt mẻ trong suốt một năm để tới cuối năm họ sẽ mang đống đĩa đi tới trước cửa nhà người thân, bạn bè mà họ yêu quý để ném thẳng tay cho đĩa vỡ vụn. Sáng sớm đầu tiên của năm mới, khi mở cửa ra, nếu đống đĩa vỡ càng chất cao, chủ nhà sẽ càng hãnh diện.
Đối với người Belarus, năm mới thường là thời điểm tốt lành để dựng vợ gả chồng. Những người phụ nữ chưa kết hôn sẽ cùng nhau chơi một trò chơi để xem ai sẽ là người lấy chồng sớm hơn trong những tháng tới. Trong trò này các cô gái sẽ vun các hạt ngũ cốc thành đống và một chú gà trống sẽ được thả ra, chú gà trống chọn ăn đống ngũ cốc của cô gái nào thì cô gái đó sẽ là người đi lấy chồng trong năm mới.
Người Đức và người Áo có tục lệ "rót chì". Mỗi người sẽ rót một môi chì đã được nung chảy vào trong một bát nước. Hình thù tạo thành sẽ dự đoán về vận may của người rót trong năm tới. Nếu khối trì chụm lại thành hình trái bóng tròn, điều đó tượng trưng cho may mắn. Nếu nó tạo thành hình mỏ neo nghĩa là bạn sẽ cần sự giúp đỡ của người khác. Tệ nhất, nếu nó tạo thành hình chữ thập, điều đó tượng trưng cho chết chóc.
Đối với người Ecuador, vào dịp cuối năm, người ta sẽ thu thập một vài bức ảnh cũ để đốt, điều đó tượng trưng cho việc xóa đi những gì không may, không vui của năm cũ. Trong đêm giao thừa, cả đất nước Ecuador được thắp sáng bởi những đống lửa đốt bằng ảnh cũ.
Người Thổ Nhĩ Kỳ có cách mừng năm mới rất tuyệt vời. Họ tin rằng nếu tham gia vào các hoạt động xã hội và gây quỹ từ thiện trong dịp cuối năm, điều đó sẽ mang lại hạnh phúc trong năm mới.
Ở thành phố Talca của Chile, người dân sẽ cùng nhau đi thăm nghĩa địa trong đêm giao thừa và ngồi ở đó đợi khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới với những linh hồn đã ngủ yên.
Người Puerto Rico sẽ gột rửa năm cũ ra khỏi nhà bằng cách ném những túi nước ra ngoài theo đường cửa sổ, sau đó sẽ dùng cả buổi tối trước lúc giao thừa để lau dọn nhà như một nghi thức để tiễn biệt năm cũ.
Ở Mỹ, khi thời khắc giao thừa đã điểm, người ta sẽ dành nụ hôn ngọt ngào cho bạn đời, người yêu với hy vọng tình cảm sẽ thêm bền chặt trong năm mới. Với những ai chưa có "đối tác", họ có thể ôm hôn người thân, bạn bè và tin rằng năm mới sẽ mang tới tình yêu cho họ. Bộ phim "In Search of A Midnight Kiss" (Đi tìm nụ hôn lúc giao thừa) được dựng nên từ chính phong tục này.
Người Mexico tin rằng họ có thể trò chuyện với linh hồn của người thân quá cố. Trong đêm giao thừa, vào khoảnh khắc linh thiêng, sự giao hòa trở nên màu nhiệm và họ sẽ dễ tiếp nhận được "tin nhắn" của người thân từ thế giới bên kia. Dụng cụ mà họ sử dụng là tấm bảng Ouija chuyên dành cho việc bói toán dựa trên việc ghép các chữ cái một cách ngẫu nhiên.
Những cô gái chưa chồng ở Ireland nếu muốn được "rước về dinh" trong năm tới thì vào đêm giao thừa, họ sẽ đặt lá tầm gửi xuống dưới gối. Những ai thấy rằng trong năm cũ họ đã gặp nhiều chuyện không may cũng có thể thực hiện nghi lễ này để gọi may mắn tới.
Theo Dantri
Rùng rợn cảnh người sống ở chung với người chết Hàng nghìn người vô gia cư ở thủ đô Manila (Philippines) đã biến những khu nghĩa địa thành nhà ở của mình. Giờ đây khu nghĩa địa đã trở thành một ngôi làng với dân số hơn 10.000 người sống. Khu nghĩa địa ở Manila có thể là một cảnh tượng rùng rợnđối với bất kỳ ai lần đầu tiên tới đây. Tất...