Rợn người cảnh rắn kịch chiến khốc liệt
Khi những con rắn kịch chiến, chúng khiến con người ghê sợ với những cú ra đòn thần tốc và nọc độc chết người của mình.
(Nguồn Sina)
Nhiếp ảnh gia Krisdian Wardana vô cùng ngạc nhiên khi được chứng kiến hai con rắn kịch chiến ngay trên thảm cỏ trong sân sau của mình tại Yogyakarta, Indonesia.
(Nguồn Sina)
Khi nhìn thấy cảnh tượng hiếm thấy này, Krisdian Wardana đã nhanh tay chụp lại loạt khoảnh khắc đắt giá khi hai con rắn chiến đấu kịch liệt, lao vào nhau.
(Nguồn Sina)
Hai con rắn này một con là rắn lục đuôi đỏ, một con là rắn nâu khoang, cả hai con rắn đều là những con rắn sở hữu nọc cực độc. Một con sống trên cây âm thầm lặng lẽ, hiếm khi xuống đất, một con ngự trị ở mặt đất tình tính vốn hung hăng.
(Nguồn Sina)
Theo nhiếp ảnh gia, hai con rắn độc đánh nhau dữ dội như thế này có lẽ là do tranh giành lãnh thổ. Chúng lao vào nhau, tung những cú đớp chết người, không nhường nhau dù chỉ một chút.
Video đang HOT
(Nguồn Sina)
Tuy không được chứng kiến kết quả thắng thua của trận tử chiến giữa hai con rắn, nhưng nhiếp ảnh gia Krisdian Wardana cung cấp cho người xem những bức ảnh, những góc nhìn vô cùng ấn tượng và hiếm hoi về loài rắn.
(Nguồn Sina)
Trong tự nhiên, rắn đánh nhau vì nhiều lý do, để tranh giành bạn tình, để tranh giành lãnh thổ, để làm no bụng, để dằn mặt đối thủ.
(Nguồn Sina)
Thường thì những cuộc chiến tranh giành bạn tình chỉ diễn ra trong nội bộ loài. Những con đực cùng loài sẽ chiến đấu để giành quyền giao phối với rắn cái.
(Nguồn Sina)
Khi trận chiến vượt ra ngoài phạm vi loài, nhiều khả năng là do những con rắn mạnh hơn đang đói bụng, chúng đi tìm thức ăn và không ngần ngại nuốt chửng con rắn khác loài yếu thế.
(Nguồn Sina)
Trong hình là hai con rắn đực đang đánh nhau để dằn mặt, tranh giành quyền giao phối. Nhiều người nhầm tưởng những cuộc chiến này là vũ điệu giao phối của rắn.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Rắn sọc đực đánh nhau quyết liệt để giao phối
Để giao phối với rắn cái, cả trăm con rắn sọc đực sẽ cuộn chặt lấy nhau, quyết tâm không để tình địch đắc thủ.
Đến hẹn lại lên, cứ mỗi năm vào mùa xuân ở Narcisse, Manitoba, Canada. hàng chục ngàn con rắn sọc Thamnophis sẽ thức giấc sau 8 tháng ngủ đông dài đằng đẵng. Sau khi thức dậy, ngay lập tức chúng sẽ bôn ba tìm kiếm bạn tình để giao phối.
Theo ước tính có khoảng từ 50.000 đến 75.000 con rắn sẽ thức tỉnh và chui ra khỏi hang trong tuần cuối cùng của tháng 4, tập trung mật độ dày đặc nhất vào tuần thứ hai của tháng 5 với mục tiêu tìm kiếm đối tượng kết đôi, ân ái.
Tuy vậy, có một thực tế không hề dễ chịu đó là rắn sọc đực vô cùng nhiều nhưng rắn sọc cái lại rất hạn chế. Mặc dù thể trạng của rắn sọc cái lớn hơn so với rắn sọc đực nhưng để tìm được một con rắn cái để giao phối không hề dễ dàng.
Thậm chí, đã có thời điểm tỉ lệ rắn đực và rắn cái là 10000/1. Chính vì thế chuyện hàng trăm con rắn đực đánh nhau quyết liệt để tranh giành quyền giao phối không hề hiếm lạ.
Cũng vì mất cân bằng giới tính trầm trọng nên thường những con rắn sọc đực sẽ thức tỉnh sớm hơn rắn cái, chúng buộc phải làm thế để nâng cao cơ hội tìm kiếm bạn tình.
Rắn sọc cái lường biếng "làm giá", chúng ngủ thêm khoảng 2 tuần trước khi chậm chạp rời hang, đón nhận hàng trăm ngàn ái mộ của con đực.
Kỳ thú ở chỗ, rắn sọc đực có tới hai bộ phận sinh dục, vì vậy nếu có bị mất đi một bộ phận trong lúc đấu đá thì vẫn còn bộ phận nữa để giao phối.
Khi một con rắn cái và một con rắn đực kết đôi thành công, rắn cái sẽ tiết ra hoóc môn có tên là pheromone để thông báo mình hoàn thành việc giao phối để các con đực khác tránh xa.
Về phần con cái, sau khi giao phối thành công, nó sẽ tránh những cuộc chiến tình trường hỗn loạn, đông đúc, bò đến một địa điểm hẻo lánh để đẻ trứng trong mùa hè. Một con cái có thể sinh được 40-50 trứng rắn một lần.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ sinh sản và nuôi những đứa con, vào khoảng tháng 9, những con rắn sọc lại quay về hang ổ của mình và chìm vào giấc ngủ đông cực dài.
Hình ảnh những con rắn đực quấn chặt lấy nhau, tranh giành quyền giao phối với con cái. Nguồn: Sina
Những con rắn cái thường có trọng lượng và chiều dài lớn hơn rắn đực. Nguồn: Sina
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Lý do người Neanderthals tuyệt chủng: Không phải do người tinh khôn tàn sát, đơn giản vì họ... "quá đen" Một nghiên cứu mới tin rằng việc chủng người Neanderthal tuyệt chủng một phần là vì họ quá thiếu may mắn mà thôi. Minh họa tộc Neanderthal Có tổng cộng 9 chủng người từng xuất hiện trên Trái đất, nhưng vượt lên trên tất cả, người tinh khôn (Homo Sapien) - chủng loài của chúng ta ngày nay đã trở thành loài thống...