Rợn người cảnh chặt đầu trong lò mổ chó ở Indonesia
Mỗi năm có hơn 1 triệu con chó bị giết thịt ở Indonesia để cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng.
Một con chó bị chặt đầu trong lò mổ Indonesia.
Tại Indonesia, quốc gia có đông dân cư Hồi giáo nhất thế giới, thịt chó là món ăn rất phổ biến. Mỗi năm có tới 1 triệu con chó bị giết thịt và trở thành thức ăn cho dân địa phương và các nhà hàng.
Mới đây, tờ Daily Mail của Anh đăng tải những hình ảnh khiến nhiều người cảm thấy sốc với lò mổ chó tại Indonesia. Để giết chó, họ buộc chặt chúng vào trong bao tải rồi dùng dao chặt đầu.
Một chú chó bị chờ giết thịt.
Biện pháp có phần đẫm máu này là cách thức được sử dụng ở khá nhiều lò mổ chó ở Indonesia. Những con chó chưa bị giết sẽ bị trói chặt tứ chi và nằm một xó, chờ ngày bị giết thịt.
Chính quyền Jakarta đang rất lo ngại trước tình trạng số người ăn thịt chó tăng chóng mặt. Họ lo sợ rằng bệnh dại có thể lây truyền khi người dân ăn những con chó không sạch sẽ.
Lò mổ chó điển hình ở Indonesia.
Để kiếm được 1 triệu con chó phục vụ nhu cầu trong nước, nhiều nhóm trộm chó đã xuất hiện. Chúng ăn trộm chó trong các ngôi nhà hoặc chó chạy rông ngoài đường. Chó khi bị bắt thường bị bịt băng dính vào mõm rất chặt nên không thể sủa. Nhiều con chó chết trên đường tới lò mổ cũng được chế biến và bán cho người dân.
Những con chó được bán ở chợ địa phương.
Dân số Indonesia ăn thịt chó chỉ chiếm 7% trong tổng số 300 triệu người, tuy nhiên ở nhiều khu vực, thịt chó được xem là đặc sản, nhất là trong lễ cưới hỏi hoặc rửa tội. Nhiều người quan niệm ăn thịt chó giúp tăng cường sinh lực, chữa bệnh da liễu, vàng da và hen suyễn. Điều này khiến thịt chó ngày càng trở nên phổ biến ở Indonesia.
Theo Danviet
Video: Cảnh chó đại chiến lợn rừng đến chết ở Indonesia
Chó và lợn rừng bị buộc phải đánh nhau cho đến chết trong phong tục truyền thống của người Indonesia.
Theo Mirror, một tiếng huýt sáo cất lên và con chó săn lao vào giữa chiến trường làm từ tre nứa, trước đám đông người xem bao quanh. Phong tục truyền thống này được biết đến với tên gọi "Adu Bagong" thường diễn ra tại một ngôi làng hẻo lánh ở tỉnh West Java, Indonesia.
Tại đây, những con chó và lợn rừng bị buộc phải tử chiến với nhau trong chiến trường rộng 15x30 mét.
Những con chó bị nhốt trong lồng chờ đến lượt giao chiến.
Những người đăng ký tham gia chăm sóc chú chó của mình bên ngoài sân đấu, chờ đợi đến lượt. Loại hình thể thao này được coi là cách để bảo tồn phong tục truyền thống và đã diễn ra trong nhiều thập kỷ qua.
Theo Mirror, bắt đầu từ những năm 1960, những người dân địa phương muốn bảo vệ cánh đồng trước đàn lợn rừng hung hãn. Họ huấn luyện những chú chó và cho nó đánh nhau với lợn rừng để kiểm tra khả năng.
Ban đầu chỉ là để kiểm tra khả năng của chó săn, nhưng loại hình thể thao này ngày càng biến tướng thành nạn cờ bạc ngầm.
Chó đại chiến với lợn rừng ở Indonesia.
Hai con vật bị buộc phải chiến đấu cho đến khi một con gục ngã. Người Hồi giáo ở Indonesia coi thịt lợn "là thứ dơ bẩn" nên những con lợn rừng thua trận được đem bán cho người tiêu dùng không theo đạo Hồi.
Nhưng nếu lợn rừng không bị thương đến chết, chúng sẽ được chữa trị để tiếp tục tham gia vào các trận chiến sinh tử tiếp theo. Những con chó bị thương cũng được chủ đem về chăm sóc.
Phong tục truyền thống này vấp phải làn sóng phản đối của các nhà hoạt động vì quyền động vật trong những năm qua. Nhiều người còn coi việc đem chó đánh nhau đến chết với lợn rừng là "tội ác".
Đám đông người xem vây quanh trận tử chiến giữa chó và lợn rừng.
"Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cần phải hành động, chấm dứt phong tục này, nhắc nhở mọi người rằng đem cho đi chiến đấu đến chết không phải là điều đúng đắn", một nhà hoạt động Indonesia tên Marison Guciano nói.
Trong khi đó, người phối giống chó Agus Badud cho rằng, phong tục này giúp anh ta kiếm lợi nhuận từ những con chó.
Rửa miệng ngấm máu lợn rừng của một chú chó sau trận chiến.
"Tôi tham gia cuộc thi này để tăng giá bán những con chó của mình", Badud nói với Reuters, nhấn mạnh rằng trong nhà anh hiện đang nuôi 40 con chó khác nhau.
Để tham gia trận chiến sinh tử, chủ nuôi chó phải trả từ 200.000-2.000.000 Ruipah Indonesia (14-150 USD). Những con chó được chia thành 3 loại phụ thuộc vào giống loài, trọng lượng và thành tích trước đó.
Người chiến thắng cuối cùng nhận được khoản tiền khoảng 2.000 USD.
Theo Danviet
Việt Nam: 1 trong 2 nước cải cách nhiều nhất 15 năm qua Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới ghi nhận Việt Nam có bước tiến vượt bậc về môi trường kinh doanh, tăng 14 bậc và cùng với Indonesia trở thành hai nước thực hiện nhiều cải cách nhất trong 15 năm qua trên toàn cầu. Báo cáo môi trường kinh doanh (Doing Business) 2018 được Ngân hàng Thế giới công bố...