Rợn gáy cảnh nghìn người chen lên nóc tàu ở Bangladesh
Không còn chỗ trống bên trong tàu, 2.000 người dân đã phải trèo lên nóc để có thể đi làm hoặc trở về nhà.
2.000 người dân phải trèo lên nóc tàu để có thể đi làm hoặc trở về nhà.
Sau khi xem những bức ảnh dưới đây, có lẽ bạn sẽ không còn than thở về con đường đi làm hằng ngày của mình, The Sun viết.
Những bức ảnh đáng kinh ngạc chụp lại cuộc vật lộn diễn ra hằng ngày để chiếm không gian trên các chuyến tàu chật hẹp ở thủ đô Dhaka, Bangladesh.
Không còn chỗ ngồi bên trong khoang tàu, khoảng 2.000 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em leo lên nóc tàu hoặc bám vào thành tàu trong giờ cao điểm.
Những bức ảnh đáng kinh ngạc chụp lại cuộc vật lộn diễn ra hằng ngày để chiếm không gian trên các chuyến tàu chật hẹp ở thủ đô Dhaka, Bangladesh
Đoàn tàu do đó di chuyển chậm chạp với tốc độ hơn 40km/h.
Khi được hỏi về loạt ảnh này, nhà sản xuất phim tài liệu Yousuf Tushar nói: “Những người không có chỗ đứng bên trong tàu đã leo lên nóc hoặc đứng bên cạnh và phía trước của tàu để có thể về nhà.
“Đó là một cảnh tượng đáng kinh ngạc”, ông nhận xét.
Video đang HOT
“Đó là một cảnh tượng đáng kinh ngạc”, nhà sản xuất phim tài liệu Yousuf Tushar nói
Bức ảnh này cho thấy một thanh niên đang giúp chuyển đứa trẻ lên nóc tàu
Bức ảnh này cho thấy một thanh niên đang giúp chuyển đứa trẻ lên nóc tàu. Hành khách phải tranh giành nhau để có được không gian trên đoàn tàu quá tải.
Nếu bạn nghĩ rằng con đường đi làm của bạn thật tồi tệ, hãy nghĩ lại sau khi nhìn thấy những người phải di chuyển bằng chuyến tàu này.
Đoàn tàu do đó di chuyển chậm chạp với tốc độ hơn 40km/h
Phụ nữ cũng nhất quyết trèo lên tàu
Người dân sẵn sàng ngồi trên nóc để đi làm hoặc trở về nhà
Nếu bạn nghĩ rằng con đường đi làm của bạn thật tồi tệ, hãy nghĩ lại
Theo Danviet
Nạn nhân bị tạt axit sải bước trên sàn diễn thời trang
Các phụ nữ đang phải chiến đấu để vượt qua nỗi đau và mặc cảm sau các vụ tấn công bằng axit đã tổ chức một cuộc trình diễn thời trang để kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ tại Bangladesh.
Nạn nhân của các vụ tấn công bằng axit ngồi chờ tại hậu trường để chuẩn bị tham gia cuộc trình diễn thời trang được tổ chức tại thủ đô Dhaka ngày 8/3.
Bangladesh đã tổ chức một chương trình thời trang khác biệt để kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, với sự tham gia của 15 người mẫu là các nạn nhân của các vụ tấn công bằng axit.
Các vụ tấn công bằng axit xảy ra trên khắp khu vực Nam Á, thường là xuất phát từ các nguyên nhân như của hồi môn không đủ, tranh chấp đất đai, từ chối trả tiền vay...
Các vụ tấn công bằng axit đã hủy hoại cuộc sống của các nạn nhân, gây đau đớn khủng khiếp và để lại di chứng trên cơ thể họ.
Một trong số các người mẫu tham gia trình diễn là Sonali Khatun, 13 tuổi, người bị tạt axit vào mặt khi mới 17 ngày tuổi do một vụ tranh chấp tài sản của gia đình. Cô đã trải qua 3 năm trong bệnh viện và 8 cuộc phẫu thuật nhưng chưa bao giờ từ bỏ hi vọng về cuộc sống. Khatun nói cô muốn trở thành một bác sĩ trong tương lai.
Các người mẫu tham gia trình diễn đã cho thấy sức mạnh nội lực của họ.
Một phụ nữ mỉm cười trong cánh gà khi được trang điểm trước khi bước lên sàn diễn.
Các người mẫu bước đi trên sàn diễn trong tiếng vỗ tay của khán giả.
Vào năm 2002, Bangladesh đã thông qua luật hạn chế nhập khẩu và bán axit, bắt buộc khách hàng cung cấp tên khi mua axít và áp dụng án tử hình đối với những kẻ tấn công bằng axit.
An Bình
Ảnh: Reuters
Theo Dantri
Mũ in khẩu hiệu của Trump sản xuất ở cả Việt Nam Rất nhiều người ủng hộ Trump đội chiếc mũ với khẩu hiệu "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" được sản xuất tại Việt Nam, Trung Quốc và Bangladesh. Nhiều chiếc mũ với khẩu hiệu tranh cử của Donald Trump được sản xuất từ Việt Nam, Trung Quốc và Bangladesh. Ảnh: Reuters Một trong những sự cổ vũ lớn nhất Tổng thống Donald...