Romania phá băng trộm ăn mặc bảnh bao
Công tô viên Romania băt giư 14 nghi pham thuôc mang lươi nhưng tên đao chich ăn măc banh bao, đươc huân luyên chuyên trôm đô xa xi ơ châu Âu.
Trong sô nhưng ke bi băt giư, co tên cai trang thanh nư giơi. Anh: AP.
“Chung đươc huân luyên đê pha vơ cưa sô va ăn căp đông hô đăt tiên trong thơi gian cưc ngăn, chi 30 giây,” Mihai Pitulescu, phat ngôn viên canh sat Romania cho biêt.
Canh sat cho biêt, 200 tham tư cung lưc lương đăc biêt, thâm chi ca mât vu, tham gia cuôc điêu tra nay. Trong sô 14 nghi pham bi băt giư hôm 23/4 tai Bucharest, thu đô Romania, co thê co tên thu linh mang lươi tôi pham.
Theo AP, chung măc đô thiêt kê riêng, thâm chi co tên con cai trang thanh phu nư, đê đi ăn trôm. Chung bi cao buôc thưc hiên nhiêu vu trôm căp vơi thiêt hai lên tơi 10,9 triêu USD tư năm 2013 đên nay, trên khăp cac nươc châu Âu như Romania, Đưc, Phap.
Video đang HOT
Cac nha điêu tra cho biêt, khi kham xet hơn 50 ngôi nha, ho đa tim thây nư trang, đông hô, ôtô, thâm chi ca môt chiêc Rolls Royce đăt tiên mau tim.
Chung tuyên chon thanh viên tư nhưng gia đinh ngheo kho, hoăc trai tre mô côi ơ đông băc Romania. Khi gia nhâp, thanh viên phai ky thoa thuân vơi “Hoc viên Tôi pham Romania” cung câp thông tin ca nhân vê gia đinh, mâu toc đê nhân dang. Sau đo, ho đươc đưa tơi huân luyên tai nhưng ngôi nha co cưa sô sơn đen ma chung thuê lam đia điêm đao tao.
Hông Hanh
Theo Thanhnien
Dân Trung Quốc tiếp tục đổ nhiều tiền cho 'các sản phẩm phù phiếm'
5 năm qua, đồng hồ xa xỉ, nữ trang, thời trang cao cấp, rượu vang thượng hạng, phi cơ riêng... bán chạy tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ - những nước có một lượng lớn người đặc biệt say mê các sản phẩm này.
Vì nhu cầu truyền thống và văn hóa, người Trung Quốc và Ấn Độ xem nữ trang và vàng như những vật lưu trữ giá trị - Ảnh: Reuters
South China Morning Post hôm nay 23.4 dẫn nguồn từ báo cáo của Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch thuộc Bank of America (Mỹ) cho hay tăng trưởng trong "thị trường vốn phù phiếm" của Trung Quốc là 15,6% mỗi năm và dẫn đầu thế giới suốt 5 năm qua. Số liệu trên được tổng hợp từ ghi nhận ở cả Đại lục, Hồng Kông và Đài Loan.
"Chi tiêu cho các sản phẩm phù phiếm" là số tiền mà người tiêu dùng trả cho các sản phẩm làm gia tăng hình thức và uy tín cá nhân. Các mặt hàng như đồng hồ xa xỉ, nữ trang, thời trang cao cấp, rượu vang thượng hạng, phi cơ riêng hoặc mỹ phẩm, điện thoại thông minh... thuộc nhóm này.
"Chúng tôi nhận thấy rằng người Hoa, người Ấn Độ và người Hàn Quốc là "fan" của các sản phẩm xa xỉ phù phiếm trong suốt 5 năm qua", Ajay Singh Kapur, chuyên gia thuộc Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch ở Hồng Kông viết trong báo cáo.
Đơn cử, thị trường trang phục và giày dép xa xỉ tại Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc tăng trưởng mạnh mẽ từ 16,8-18,4% mỗi năm trong suốt giai đoạn từ năm 2009-2014. Trong khi đó, tăng trưởng ở thị trường này trên toàn cầu chỉ ở mức 4,8%.
Ông Kapur nói thêm rằng tại Trung Quốc và Ấn Độ, việc mua sắm nữ trang không sang trọng tăng nhanh. Đó là vì nhu cầu văn hóa và truyền thống dành cho mặt hàng nữ trang và vàng như một thứ lưu giữ có giá trị. Ngược lại, ở các nước khác như Mỹ, Úc và Hàn Quốc, doanh số bán rượu đắt tiền đang tăng trưởng chóng mặt.
Chi tiêu cho các mặt hàng này trên toàn cầu tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,5 nghìn tỉ USD dù thị trường các "vốn phù phiếm" thế giới vẫn chưa sôi nổi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm chạp.
Riêng tại Trung Quốc, tăng trưởng chi tiêu cho khoản này vẫn được dự đoán là sẽ tiếp tục dẫn đầu thế giới đến năm 2018 với trung bình 8,2% mỗi năm. Trong năm 2014, thị trường các mặt hàng này ở Trung Quốc có giá trị lên tới 661 tỉ USD, chỉ đứng sau Tây Âu là 748 tỉ USD và Mỹ với 663 tỉ USD.
Ông Kapur cho biết lý do của việc tăng tiêu thụ các sản phẩm xa xỉ trên toàn cầu: "Những người trẻ tại nhiều nước hiện độc thân trong thời gian dài và trì hoãn việc mua căn nhà đầu tiên của họ. Trong trường hợp này, họ sẽ có thu nhập nhiều hơn sử dụng cho việc mua các sản phẩm thuộc "vốn phù phiếm".
Mặt khác, tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ hay châu Mỹ Latinh có dân số già, phần lớn tài sản nằm trong tay những người lớn tuổi. "Những người thuộc độ tuổi này cũng lại có nhu cầu sử dụng các sản phẩm chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm và đồ trang sức xa xỉ để hưởng thụ tuổi già", ông Kapur nói.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Tại sao hàng loạt nhãn hàng xa xỉ 'rủ nhau' giảm giá? Chanel và Dior đã giảm giá. Các nhãn hiệu hàng xa xỉ khác cũng đang xem xét kế hoạch giảm giá để nâng doanh số trước thực tế ngày càng có nhiều người châu Á chọn mua hàng hiệu ở nước ngoài. Một ngày sau khi Chanel thông báo hạ giá sản phẩm, hàng dài người xếp hàng chờ mua tại cửa hàng...