Romania nâng yêu cầu kiểm dịch cho du khách từ 17 quốc gia châu Âu
Công dân đến từ các quốc gia có nguy cơ lây nhiễm cao sẽ phải thực hiện cách ly bắt buộc khi nhập cảnh vào Romania.
Ngày 14/6, Chính phủ Romania tuyên bố sẽ nâng yêu cầu về kiểm dịch cho du khách du lịch từ 17 quốc gia châu Âu từ tuần này. Du khách sẽ phải thực hiện 2 tuần cách ly hoặc tự cách ly từ khi nhập cảnh vào nước này.
Ảnh minh họa. (nguồn: Universul)
Trước đó, vào ngày 13/6, Ủy ban quốc gia về các tình huống khẩn cấp đã công bố danh sách các quốc gia mà khách du lịch được miễn cách ly bắt buộc hoặc có thể tự cách ly ở nhà nếu họ sống ở Romania. Các quốc gia này đều được coi là có nguy cơ lây nhiễm thấp như Áo, Bulgaria, Cộng hòa Séc, Síp, Croatia, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Latvia, Liechtenstein, Litva, Malta, Na Uy, Slovakia, Thụy Sĩ và Slovenia.
Việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế bắt đầu từ 0h ngày 15/6 (tức rạng sáng 15/6 theo giờ Việt Nam). Theo các biện pháp hạn chế hiện tại, khách du lịch sẽ phải thực hiện các quy định kiểm dịch để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch Covid-19. Tính đến 14/6, nước này ghi nhận có 320 trường hợp nhiễm mới nâng tổng số ca nhiễm lên 22.000 trường hợp.
Chính phủ nước này cũng cho biết vào ngày 15/6, Viện Y tế Cộng đồng Quốc gia Romania sẽ công bố danh sách các nước có nguy cơ lây nhiễm cao tùy thuộc vào mức độ lây lan Covid-19 ở từng quốc gia. Công dân đến từ các quốc gia có nguy cơ lây nhiễm cao sẽ phải thực hiện cách ly bắt buộc khi nhập cảnh vào nước này bao gồm cả công dân Romania./.
Úc: 4.000 nhân viên y tế được tiêm vắc xin lao phổi để thử ngừa Covid-19
Vắc xin chống lao đã được tiêm cho 4.000 nhân viên y tế tại Úc để thử nghiệm xem liệu rằng loại vắc xin này có thể giúp bảo vệ họ trước Covid-19 hay không.
Video đang HOT
Vắc xin BCG thường được sử dụng để giúp trẻ em chống lại căn bệnh lao, tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng loại vắc xin này vẫn còn nhiều công dụng khác.
Nhiều thử nghiệm đã chỉ ra rằng, vắc xin chống lao còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp người được tiêm bảo vệ bản thân tốt hơn trước một số loại bệnh truyền nhiễm khác ngoài lao, điều này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận.
Các nhà khoa học tại Úc đã tiêm vắc xin chống lao cho 4.000 nhân viên y tế nước này để xem liệu loại vắc xin này có thể bảo vệ người được tiêm phòng ngừa Covid-19 hoặc giảm khả năng bị lây nhiễm, giảm các triệu chứng nghiêm trọng mà Covid-19 gây ra hay không.
Du khách tại Úc đeo khẩu trang trên đường phố (ảnh: BBC)
Cuộc thử nghiệm tiêm vắc xin lao được tiến hành bởi các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu Murdoch, bang Victoria (Úc). 4.000 nhân viên y tế được tiêm vắc xin lao đến từ khắp nơi tại Úc.
Đến ngày 26.3, Úc đã ghi nhận tổng cộng 2.806 ca nhiễm Covid-19 với 13 người tử vong. Số người nhiễm virus tại Úc mặc dù chưa nhiều bằng các nước châu Âu hay Mỹ, nhưng đang có xu hướng gia tăng.
Không chỉ có Úc, vắc xin chống lao đã được thử nghiệm khả năng phòng Covid-19 tại các nước khác như Hà Lan, Đức và Anh.
"Thử nghiệm lần này sẽ nghiên cứu và khả năng phòng ngừa và chống lại các triệu chứng bệnh sau khi nhiễm Covid-19. Nếu có hiệu quả, hành động này có thể giúp cứu sống nhiều nhân viên y tế đang chống dịch ở tuyến đầu. Với 4.000 người tham gia thử nghiệm, chúng ta có thể biết chính xác vắc xin phòng lao có hiệu quả trước Covid-19 hay không", giáo sư Kathryn North AC - Giám đốc Viện nghiên cứu Murdoch, cho hay.
Người dân Úc đi tắm biển bất chấp cảnh báo về Covid-19 (ảnh: MSN)
Trước sự bùng phát của Covid-19 trên thế giới, nhiều nhà nghiên cứu đang đặt nhiều kỳ vọng vào những hiệu quả tiềm năng của vắc xin chống lao.
Theo nghiên cứu, vắc xin chống lao giúp giảm 80% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp ở người trưởng thành, với trẻ em là giảm từ 10 - 40%.
Các chuyên gia y tế Úc hy vọng biện pháp này có thể tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể người trước Covid-19 và kéo thêm thời gian để tìm ra phương pháp đặc trị cũng như vắc xin phòng ngừa loại virus này.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Du khách 'tháo chạy' khỏi châu Âu về Mỹ trước lệnh cấm bay của ông Trump Căng thẳng và mệt mỏi, du khách đang đổ dồn về các sân bay của châu Âu, mong đặt được chuyến bay đến Mỹ trong ngày 12-3 trước khi lệnh cấm đi lại do Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có hiệu lực vào thứ sáu. Một du khách đeo khẩu trang phòng dịch tại sân bay Frankfurt, Đức - Ảnh: REUTERS...