Romania cho Mỹ sử dụng căn cứ không quân tại Biển Đen
Ngày 18/10, Romania và Mỹ đã nhất trí thỏa thuận cho Mỹ sử dụng một căn cứ không quân của Romania ở Biển Đen làm trạm trung chuyển cho quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan.
Các hoạt động không vận của Mỹ sẽ được chuyển tới căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu của Romani từ giữa năm 2014.
Thỏa thuận được thông qua sau các cuộc hội đàm tại Lầu Năm Góc giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước hôm 18/10, giúp Mỹ giải quyết được thách thức hậu cần hết sức quan trọng của quân đội Mỹ tại Afghanistan.
Theo đó, Mỹ sẽ chuyển các hoạt động không vận tại căn cứ không quân Manas của Kyrgyzstan (sẽ hết hạn vào tháng 7/2014) tới căn cứ không quân Mihail Kogalniceanu của Romani.
Cũng tại cuộc hội đàm giữa người đứng đầu Bộ Quốc phòng hai nước, Mỹ đã đồng ý chuyển giao công nghệ giúp Romania mua 12 máy bay tiêm kích F-16 đã qua sử dụng từ Bồ Đào Nha.
Hai bên cũng thảo luận về việc thiết lập một căn cứ đánh chặn tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ Romania. Căn cứ này sẽ là một cấu phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của NATO với dự kiến sẽ khởi công xây dựng tại Deveselu vào tháng tới.
Video đang HOT
Theo Dantri
Hàn Quốc "khoe" tên lửa hành trình trong cuộc duyệt binh lớn
Để kỷ niệm 65 năm ngày thành lập các lực lượng vũ trang, Hàn Quốc hôm nay (1/10) đã tổ chức một cuộc duyệt binh được miêu tả lớn nhất thập niên qua. Trong sự kiện này, các tên lửa hành trình và 120 máy bay đã tham gia cùng 11.000 binh sỹ.
Buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Hàn Quốc bà Park Geun-Hye cùng khách mời danh dự là Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Khoảng 11.000 binh sỹ cùng 120 máy bay đã tham gia sự kiện được tổ chức tại một căn cứ không quân ở Seongnam.
Nữ tổng thống Park Geun-Hye duyệt đội danh dự
Trong buổi lễ, quân đội Hàn Quốc đã trình diễn những loại vũ khí hiện đại nhất của mình, trong đó có một loại tên lửa hành trình có thể thực hiện các cuộc tấn công uy lực nhắm vào Triều Tiên.
"Tình hình trên bán đảo Triều Tiên hiện rất xấu", Tổng thống Park cảnh báo trong bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập các lực lượng vũ trang.
"Triều Tiên rõ ràng tiếp tục phát triển và nâng cấp các vũ khí hạt nhân của họ", bà Park nói và cho biết thêm rằng, Hàn Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tăng cường năng lực răn đe quân sự của mình.
Bà Park còn nêu cụ thể việc phát triển các hệ thống đánh chặn tên lửa tinh vi, có khả năng vô hiệu hóa một cuộc tấn công từ Triều Tiên. "Tôi tin rằng mục đích thực sự của quân đội không phải ở chiến đấu trong một cuộc chiến mà là ngăn chặn nó", bà nói.
Tên lửa Hyeonmu 3 của Hàn Quốc trong lễ duyệt binh
Trong số các loại vũ khí được đưa ra trình diễn tại lễ duyệt binh có tên lửa hành trình Hyeonmu 3. Tên lửa này đã lần đầu được triển khai trên các tàu khu trục của nước này hồi tháng 11 năm ngoái. Hyeonmu-3 được cho là có tầm bắn hơn 1000 km. Cùng được đưa ra trong lễ duyệt binh còn có tên lửa đạn đạo Hyeonmu-2 với tầm bắn 300 km. Cả hai đều do do Hàn Quốc tự chế tạo.
Hồi tháng 2 vừa qua, chỉ 2 ngày sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần 3 hôm 12/2, Bộ quốc phòng Hàn Quốc đã họp báo và cho chiếu một đoạn video cho thấy năng lực của các tên lửa Hyeonmu.
"Đây là một vũ khí dẫn đường chính xác có thể nhận diện và tấn công cửa sổ của các tổng hành dinh bộ chỉ huy của Triều Tiên", người phát ngôn Bộ quốc phòng Hàn Quốc Kim Min-Seok khẳng định với các phóng viên trong buổi họp báo.
Rất đông binh sỹ và khí tài của quân đội Hàn Quốc tham gia trình diễn
Vụ thử hạt nhân của Triều Tiên từng khiến căng thẳng quân sự leo thang trong 2 tháng trên bán đảo Triều Tiên, với cả cảnh báo tấn công hạt nhân phủ đầu của Bình Nhưỡng nhắm vào Mỹ và Hàn Quốc.
Hiện căng thẳng đã giảm bớt, nhưng những lo ngại lớn vẫn còn đối với chương trình hạt nhân của Triều Tiên, khi có dấu hiệu cho thấy nước này đang mở rộng khả năng sản xuất nhiên liệu hạt nhân cấp độ vũ khí.
Cuộc duyệt binh tại căn cứ không quân ở Seongnam cũng được tái hiện trong cùng ngày tại trung tâm Seoul.
Thanh Tùng
Theo AFP
Sợ tàu chiến Nga, Anh điều máy bay gác căn cứ Nga đã cho tàu chiến tới Địa Trung Hải sát Syria trong lúc tình hình ngày càng căng thẳng, buộc Anh phải điều máy bay bảo vệ căn cứ không quân ở đây. Ngày 19/8, hãng tin Interfax của Nga cho hay Nga đang điều một tàu chiến chống tàu ngầm và một tàu tên lửa lên đường tới Địa Trung Hải. Các...