Rolls-Royce đang gặp khó
Doanh số của Rolls-Royce tại Trung Quốc đang rơi, vì người giàu ở đây tránh vung tay mua sắm trong bối cảnh các cơ quan quản lý đang để mắt đến những khoản chi tiêu quá lớn, trong chiến dịch điều tra tình trạng tham ô, hối lộ.
Một chiếc Rolls-Royce Phantom được giới thiệu tại Triển lãm ô tô quốc tế Trung Quốc. (Ảnh: Bloomberg)
“Rolls-Royce đang gặp khó một chút tại Trung Quốc. Chúng tôi đã điều chỉnh sản lượng xe cho phù hợp với tình hình tiêu thụ thực tế giảm 15% tại đây” – ông Peter Schwarzenbauer – thành viên hội đồng quản trị BMW AG – tập đoàn sở hữu thương hiệu Rolls-Royce – cho biết.
Sự sụt giảm doanh số của Rolls-Royce nằm trong xu hướng chung, trong bối cảnh các triệu phú Trung Quốc đang hạn chế các khoảnmua sắm lớn. Audi – thương hiệu xe sang bán chạy nhất thị trường – tháng trước báo doanh số giảm lần đầu tiên trong vòng hơn hai năm trở lại đây. Các hãng xe sang khác như BMW lâu nay vẫn đạt mức tăng trưởng doanh số hai con số do bộ phận nhà giàu mới nổi Trung Quốc chuộng các xe như 7-Series sedan.
Video đang HOT
“Họ vẫn có tiền, nhưng không muốn gây chú ýbằng việc ngồi trên một chiếc Rolls-Royce,” ông Schwarzenbauer cho biết.
Không chỉ tại Trung Quốc, mà doanh số toàn cầu của Rolls-Royce cũng đang sụt giảm. 3 tháng đầu năm nay, doanh số của hãng đã giảm 13% xuống còn 781 xe. Năm ngoái, hãng chứng kiến doanh số đạt mức kỷ lục 4.063 xe, tăng 12% so với năm 2013.
Nhật Minh
Theo Dantri/ Bloomberg
Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu suy yếu G7 cứng rắn với Nga
Giá trị xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục sụt giảm 2,8 % (tính theo đồng nhân dân tệ) hồi tháng 5 vừa qua, mức sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là tháng thứ ba liên tiếp chính phủ Trung Quốc ghi nhận mức sụt giảm giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó, giá trị nhập khẩu cũng giảm 18,1% tháng thứ bảy liên tiếp.
Theo chuyên gia kinh tế học Zhu Haibin đến từ Công ty dịch vụ tài chính JP Morgan, các số liệu do chính quyền Bắc Kinh mới công bố hôm 8-6, cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang có dấu hiệu suy yếu và Trung Quốc sẽ phải vật lộn để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng thương mại cũng như gia tăng giá trị xuất khẩu.
Nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc đều giảm trong tháng 5. Ảnh: Live Mint
Trả lời hãng tin Reuters, ông Zhu cho biết: "Nhập khẩu vẫn yếu hơn nhiều so với dự kiến, chỉ có xuất khẩu là khả quan. Mặc dù sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng nền kinh tế đang phục hồi ở mức thấp sau thời điểm khó khăn hồi tháng 3".
Ông Zhu cho biết thêm Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng trưởng thương mại năm nay ở mức 6% nhưng ở thời điểm hiện tại họ vẫn chưa có khả năng đạt được.
Bất chấp các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế của chính phủ và ngân hàng trung ương, nhu cầu hàng hóa nội địa ở Trung Quốc vẫn không tiến triển. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất vào tháng trước, lần thứ 3 trong vòng 6 tháng nhằm đẩy mạnh cho vay vốn và các hoạt động kinh tế.
Nhập khẩu sụt giảm làm cho thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng gần 75% lên 59,5 tỉ USD kể từ tháng 4.
P.Nghĩa (Theo BBC)
Theo_Người lao động
Kinh tế Mỹ thụt lùi trong quý đầu năm Nền kinh tế lớn nhất thế giới sụt giảm nhiều hơn dự báo trong quý 1/2015 vì đồng USD tăng giá và mùa đông lạnh bất thường trong nhiều năm qua. Kinh tế Mỹ sụt giảm 0,7% trong quý đầu năm 2015 - Ảnh: Reuters AFP và Bloomberg hôm 29.5 đưa tin Bộ Thương mại Mỹ công bố tăng trưởng GDP của nước...