Rơi vào nghịch cảnh, tài sản quý nhất trong tay là thời gian: Chỉ có 24h/ngày, bạn chọn thời gian sống hay thời gian chết?
Kể cả khi gặp phải khó khăn không thể kiểm soát hay giải quyết, chúng ta cũng không hoàn toàn bất lực, bởi trong tay ta vẫn còn thời gian.
Vài năm trước, tôi cảm thấy rất bế tắc. Tôi nhận một hợp đồng tư vấn kéo dài 1 năm và phải di chuyển thường xuyên từ Austin đến Los Angeles. Mặc dù lương bổng hậu hĩnh, đây là một công việc tồi tệ.
Mọi thứ thật hỗn độn. Không ai làm việc được cả. Chúng tôi đành phải phó mặc tất cả cho một quỹ rủi ro ở phố Wall và một đám luật sư chỉ biết tranh giành quyền lực.
Tôi cảm thấy bực mình và bất lực. Tôi có thể làm gì khác? Mà làm để làm gì? Tôi quyết định sẽ ngồi chơi nhận lương cho tới khi hợp đồng kết thúc.
Bỗng nhiên, tôi nhớ lại lời khuyên từ tác giả Robert Greene cách đây nhiều năm. Ông nói rằng có 2 loại thời gian: thời gian sống và thời gian chết. Thời gian chết là khi bạn ngồi không, chờ đợi mọi thứ diễn ra với mình. Thời gian sống là khi bạn biết cách kiểm soát, tận dụng từng giây để học hỏi, cải thiện và trưởng thành.
Robert hiểu rõ thời gian sống và thời gian chết. Hầu hết mọi người chỉ biết ông là một tác giả sách chuyên về hiệu suất làm việc và nghệ thuật lãnh đạo. Chẳng ai biết về quá khứ 20 năm lăn lộn, làm đến 80 thứ nghề khác nhau của ông. Ông ghét phần lớn những công việc đó bởi ông phải chịu đựng những vị sếp kinh khủng.
Robert từng nói: “Điều tồi tệ nhất trong đời bạn là phải làm công việc mình ghét, tới mức bạn không có động lực, không thể sáng tạo, không thể nghĩ nổi về tương lai. Đối với tôi, thế chẳng khác nào đã chết.”
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn nên bỏ việc ngay. Robert đã rút ra được nhiều điều có ích trong quãng thời gian đó. Thay vì để thời gian chết, ông chọn cách sống: nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi và quan sát. Từ những kiến thức đó, ông đã viết nên các cuốn sách nổi tiếng và kiếm hàng triệu USD.
Vì thế, tôi quyết định sẽ tận dụng khoảng thời gian bế tắc này tại L.A.
Tôi không thể kiểm soát chuyện của ban lãnh đạo, nhưng tôi có thể tự quyết định mình nên làm gì. Tôi sẽ chọn cách vừa học vừa làm trong những tháng tiếp theo. Tôi sẽ học mọi thứ về con người, về bản thân, về các yếu tố khiến công ty rơi vào khủng hoảng như thế này. Tôi sẽ tận dụng quãng thời gian ngồi chơi của mình để đọc sách và nghiên cứu.
Video đang HOT
Mặc dù công việc tư vấn này khiến tôi bực mình, nó lại là cơ hội tuyệt vời để tôi tập trung vào điều mình muốn làm.
Cuộc sống sẽ luôn luôn hỏi ta: “Chọn thời gian sống hay thời gian chết?”
Khi di chuyển đường dài, bạn ngồi không hay đọc sách?
Khi chuyến bay bị chậm, bạn sẽ đi dạo thăm thú nhà ga hay ngồi một chỗ ăn bánh ngọt?
Khi phải đi công tác hoặc nhận nhiệm vụ mới, bạn sẽ cảm thấy phấn khởi hay trở nên uể oải, buồn chán?
Tất cả là tùy vào chúng ta.
Năm 1946, chàng trai có tên Malcolm Little bị bắt vì tội ăn cắp đồng hồ, đồ trang sức, súng,… và bị kết án 10 năm tù. Trong khoảng thời gian này, anh ta có thể ngồi chơi, hoặc lên kế hoạch cho những phi vụ tiếp theo. Nhưng anh ta chọn cách đọc sách, đọc từ điển. Mỗi khi không ở trong buồng giam, anh ta lại đến thư viện. Chính nhờ vậy mà Malcolm Little sau này đã trở thành Malcolm X – một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng của thế kỷ XX.
Trong khi những người bạn tù khác chết dần chết mòn trong nhà giam, Malcolm X đã tận dụng từng giây của mình để làm điều có ích.
Rất nhiều chỉ mải nghĩ ngợi đến tương lai mà quên đi những cơ hội trước mắt mình. Chúng ta cho rằng tương lai là điều tất yếu xảy đến, chứ không phải do bản thân tạo ra.
Chúng ta thường nghĩ: “Đây chỉ là một công việc; đây chỉ là vài tuần, vài tháng chết tiệt. Nó chẳng quan trọng lắm.” Chúng ta tự lừa bản thân rằng chúng ta làm việc này chỉ vì bắt buộc. Sẽ chẳng có điều gì tốt đẹp xảy ra cả, ngoại trừ khoản tiền để chi trả hóa đơn.
Robert từng nói, nếu suy nghĩ như vậy, bạn chẳng khác nào đã chết.
Chúng ta phải biến mọi giây phút mình có thành thời gian sống. Phải tận dụng mọi thứ trước mặt mình.
Liệu cuộc sống có tốt đẹp hơn không nếu chúng ta hoàn toàn tự do; nếu chúng ta không bị kẹt xe, không bị chậm chuyến, không bị sếp giao việc? Chắc chắn là có, nhưng điều đó không bao giờ xảy ra.
Vậy nên, hãy tận dụng thời gian mà mình có.
Đọc một cuốn sách. Viết lách gì đó. Cầm điện thoại lên.
Hãy nhìn rộng ra. Hãy căng tai ra. Hãy mở mang đầu óc.
Bạn hoàn toàn có thể tận dụng thời gian để làm điều có ích, kể cả khi mọi thứ thật khó khăn.
Chán nản hay uể oải sẽ không đưa bạn đi tới đâu cả. Chỉ có khao khát và quyết tâm tận dụng thời gian mới giúp bạn chắp cánh bay xa.
Đã đến lúc bạn tự cho mình một câu trả lời: “Thời gian sống hay thời gian chết?”
Bài chia sẻ của Ryan Holiday – doanh nhân, chiến lược gia truyền thông, tác giả của nhiều cuốn sách và bài viết self-help trên Forbes, The Washington Post, Thought Catalog
Theo guu.vn
Ông trùm ma túy Văn Kính Dương vượt ngục thế nào?
Dương đã dùng cưa sắt cưa cửa, đào tẩu ra ngoài, trèo lên nóc nhà giam, đi về phía cuối dãy nhà và tụt xuống vườn rau.
Chiều 7/5, mở đầu phiên tòa, HĐXX thẩm vấn Văn Kính Dương về hành vi trốn khỏi nơi giam giữ.
Dương khai tại nhà giam số 7 trại giam Thanh Hóa, Dương cùng với Mã Thanh Phương, Trần Văn Tài, Lê Hồng Hạnh và Đoàn Quốc Thành trốn khỏi trại giam.
Dương đã dùng cưa sắt và thuốc ngủ của Phương để thực hiện kế hoạch việc đào tẩu.
Cưa xong, Dương, Phương, Hạnh, Tài lần lượt chui ra, trèo lên nóc nhà giam, đi về phía cuối dãy nhà và tụt xuống vườn rau. Sau đó, họ dùng dây, găng tay đã chuẩn bị từ trước, mang theo chăn phủ qua đường dây điện hạ thế, vượt qua 2 lần tường rào bảo vệ để thoát ra ngoài theo hướng gần cổng chính.
Thành trốn khỏi trại giam thất bại do khổ người quá to.
Văn Kính Dương tại toà.
Sau khi thoát ra ngoài, Phương gọi taxi chở cả nhóm trốn thoát.
Dương khai, sau khi trốn khỏi trại, các phạm nhân mỗi người đi một nơi. Dương không về nhà, không báo cho gia đình mà vào TP.HCM.
Vào TP.HCM, Dương lên kế hoạch mở xưởng sản xuất ma túy, thuốc lắc để làm giàu. Trong thời gian đó, Dương sử dụng giấy tờ giả mang tên Trần Ngọc Hiếu (còn gọi là Hoàng "béo").
MINH ANH
Theo VTC
CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (SCS): Thế độc quyền có bền vững? Cổ phiếu SCS của CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn chính thức niêm yết vào tháng 8/2018 với giá tham chiếu 174.105 đồng/CP, đạt mức vốn hóa 8.700 tỷ đồng. Hiện SCS có giá quanh 160.000 đồng/CP, nhưng sức bền về hiệu quả của DN, theo đó là sức bền về giá có thể khó vững về dài hạn. Thực tế, mô...