Rơi vào “bẫy tình”, nữ trung đoàn phó phe ly khai thân Nga đào tẩu sang Ukraine
Nữ trung đoàn phó nói rằng tình yêu dành cho sĩ quan tình báo Ukraine đã thay đổi cuộc đời cô.
Svetlana Dryuk được cho là đã đào thoát sang Ukraine sau khi rơi vào “bẫy tình” của một điệp viên
Một nữ chỉ huy xe tăng của phe ly khai thân Nga (nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng) đã đào thoát sang Ukraine sau khi bị rơi vào “bẫy tình” của một điệp viên Ukraine, Mirror đưa tin.
Einil Dryuk, 40 tuổi, nói rằng sau khi thay đổi quan điểm của mình, cô đã trao cho Kiev chi tiết về kế hoạch “xâm lược toàn diện” của Nga đối với Ukraine với sự tham gia của 100.000 lính bộ.
Cô cũng cho rằng mình có công trong việc cung cấp cho người yêu của mình, một gián điệp Ukraine, thông tin quan trọng dẫn đến việc phá hủy 8 xe tăng T-72 hiện đại của Nga trong cuộc xung đột đẫm máu.
Vụ đào tẩu của Dryuk là một đòn giáng mạnh vào điện Kremlin sau khi có thông tin “bộ phim tuyên truyền” về sự thăng cấp của cô từ vị trí nhân viên y tế lên chức chỉ huy trung đoàn sẽ được phát sóng vào tháng 5 ở Nga và miền đông Ukraine.
Nữ phó đoàn nói rằng tình yêu dành cho sĩ quan tình báo Ukraine đã thay đổi cuộc đời cô
Cô xuất hiện trên Kênh 1 1 của Ukraine và nói rằng “tình yêu” dành cho sĩ quan tình báo Ukraine đã thay đổi cuộc đời mình.
“Bây giờ tôi có một người bạn rất đặc biệt. Anh ấy rất quan trọng với tôi”, cô nói.
Dryuk khẳng định người đàn ông này quan trọng hơn cả sự trung thành trước đây của cô với phe ly khai thân Moscow ở quê nhà phía đông Ukraine.
Tuy nhiên, danh tính gián điệp mà cô nhắc đến không được tiết lộ.
Kênh truyền hình Kiev cho biết, Dryuk là “chỉ huy huyền thoại của một đội xe tăng nữ” và là biểu tượng của Novorossiya (miền đông Ukraine).
Sau đó, cô đã được thăng cấp chỉ huy một trung đoàn quân ly khai.
Video đang HOT
“Người ta nói với tôi – bạn đang đánh nhau, bạn đã giết người”, Dryuk nói.
“Vâng, (và) năm 2014 tôi trở thành chỉ huy của trung đoàn. Tôi không tự biện minh cho mình. Tôi đã làm theo mệnh lệnh”.
Svetlana Dryuk (ở giữa) là chỉ huy huyền thoại của một đoàn xe tăng nữ
Dryuk tuyên bố rằng cô đã trao cho Kiev chi tiết về kế hoạch được vạch ra vào năm ngoái, theo đó Nga có thể sẽ tấn công Ukraine trong vòng bốn tiếng.
Một nguồn tin khác khẳng định cô đã bị rơi vào bẫy của một tổ chức ở Ukraine.
“Có lẽ cô ấy đã yêu”, blogger có tên Chervonets Andryukha bình luận.
“Chúa sẽ phán xét cô nhưng nếu cô phản bội anh em mình và họ bị giết, đó sẽ là bi kịch cá nhân của cô và cô sẽ phải trả giá, vì vậy chúng tôi chỉ có thể thông cảm với cô”, blogger viết.
Tuy nhiên, chính quyền tự xưng Donetsk ( DPR) tuyên bố nữ anh hùng của họ đã bị tình báo Ukraine bắt cóc ở Moldova sau khi cô đến đó để thăm người thân và cho rằng Dryuk đã bị buộc phải nói ra những câu “nực cười” như vậy.
Theo Danviet
Câu hỏi về người kế nhiệm và tương lai miền Đông Ukraine sau khi thủ lĩnh ly khai bị ám sát
Những câu hỏi lớn nhất sau khi người đứng đầu nhà nước Cộng hoà Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) bị ám sát được đặt ra là vụ việc sẽ khiến tình hình xung đột ở miền Đông Ukraine đi về đâu và ai sẽ là người tiếp tục lãnh đạo DPR?
Ám sát người đứng đầu DPR
Người đứng đầu DPR Alexander Zakharchenko bị chết trong một vụ nổ bom ở quán cà phê tại trung tâm Donetsk hôm 31/8. Vụ nổ còn khiến 11 người khác bị thương, trong đó có người đứng đầu Bộ Thuế và phí của DPR Alexander Timofeev.
Ông Zakharchenko chết do bị chấn thương não quá nặng, theo RIA Novosti và Interfax dẫn nguồn từ chính phủ DPR đưa tin.
Người đứng đầu nhà nước Cộng hoà tự xưng Donetsk bị ám sát. (Ảnh: Reuters)
Theo RBC, quả bom được sử dụng có sức nổ tương đương 800 g TNT. Quả bom được đặt trong một chiếc xe ô tô đậu gần quán cà phê, nơi mà ông Zakharchenko thường xuyên lui tới. Theo nguồn tin từ Chính phủ DPR, nhiều khả năng quả bom được kích nổ bằng thiết bị điều khiển từ xa qua radio.
Chiều thứ Sáu, 31/8 người đứng đầu DPR Alexander Zakharchenko lên kế hoạch rời khỏi Donetsk để tham dự đám tang của Nghệ sỹ nhân dân Liên Xô Iosif Kobzon, sẽ được tổ chức ở Matxcơva vào Chủ nhật, ngày 2/9. Tuy nhiên không rõ vì lý do gì, ông đột ngột dời lịch chuyến đi. Vụ ám sát đã xảy ra ở một quán cà phê trong trung tâm Donetsk, địa điểm ông Zakharchenko thường đến. Theo nguồn tin thân cận với nhà lãnh đạo DPR, vào ngày 31/8 ông có hẹn trước với Bộ trưởng Timofeev tại đây để bàn về việc sẽ làm lễ tưởng niệm nghệ sỹ Kobzon.
RBC cho biết, người sở hữu quán cà phê là hai cựu vệ sỹ của ông Zakharchenko - Alexander Kostenko và Eduard Salikhov.
Các cáo buộc liên quan vụ ám sát
Chính quyền nhà nước DPR tự xưng gọi hành động ám sát nhà lãnh đạo Zakharchenko là một hành động khủng bố và cáo buộc "những người ở Kiev đã nhúng tay vào tội ác này".
Theo Interfax, một trong các vệ sỹ của ông Zakharchenko đã biến mất ngay sau vụ nổ xảy ra và người này hiện đang nằm trong danh sách những người có trực tiếp liên quan đến vụ ám sát. Các nhà chức trách DPR cũng thông báo tình trạng khẩn cấp và đóng tất cả các đường biên giới nước cộng hoà tự xưng.
Uỷ ban điều tra quốc gia Nga gọi việc ám sát ông Zakharchenko là hành động khủng bố vi phạm luật quốc tế.
Tổng thống Putin lên án vụ ám sát mà ông gọi "hành động hèn nhát" nhằm gây bất ổn ở miền Đông Ukraine. Nhà lãnh đạo Nga cùng với đó gửi lời chia buồn tới gia đình ông Zakharchenko, đồng thời khẳng định những kẻ đứng sau vụ việc sẽ bị trừng phạt.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova nói rằng cái chết của ông Zakharchenko cho thấy Kiev đã quyết định tham gia vào một cuộc chiến đẫm máu, thay vì tuân thủ thoả thuận Minsk.
Cơ quan an ninh Ukraine phủ nhận bất cứ trách nhiệm nào liên quan tới vụ việc. Phát biểu trên truyền hình, người đứng đầu Cơ quan An ninh Quốc gia Ukraine (NSS), ông Igor Gushkov cho rằng ông Zakharchenko nhiều khả năng đã thiệt mạng trong các vụ giao tranh giữa các tổ chức trong khu vực.
"Chúng tôi không loại trừ khả năng các lực lượng an ninh Nga đã nhúng tay vào vụ việc", ông này cho biết.
Theo RBC, vụ nổ bom không chỉ nhằm vào một mình ông Zakharchenko, mà còn cả Bộ trưởng Thuế và phí Timofeev - cánh tay phải của ông Zakharchenko và là người phụ trách khối kinh tế của nước cộng hoà tự xưng. Tháng 9/2017 chiếc xe của ông Timofeev cũng từng bị tấn công, nhưng ông chỉ bị thương nhẹ. Ông Timofeev lúc đó gọi vụ tấn công vào mình là hành động khủng bố.
Nga thông báo sẽ mở một cuộc điều tra quốc tế chính thức về cái chết của ông Zakharchenko.
Người kế nhiệm
Vài giờ sau khi ông Zakharchenko bị ám sát, Phó thủ tướng 37 tuổi Dmitry Trapeznikov được bầu làm người đứng đầu tạm thời nước cộng hoà tự xưng DPR.
Dmitry Trapeznikov. (Ảnh: Sputnik)
Dmitry Trapeznikov sinh năm 1981 tại Krasnodar, Nga. Gia đình ông chuyển đến Donetsk từ năm 1982.
Vào tháng 9/2014, ông được bổ nhiệm làm người đứng đầu chính quyền tạm thời của quận Telmanov thuộc DPR. Từ tháng 12/2014 đến nay, ông đã giữ nhiều vị trí cấp cao khác nhau trong chính quyền của ông Zakharchenko. Vào tháng 4/2016, ông được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng.
Trong các ứng cử viên cho vị trí người lãnh đạo chính thức của DPR tờ RBC dẫn ý kiến của chuyên gia quân sự Nga Boris Rozhin cho rằng ngoài ông Trapeznikov thì Bộ trưởng Timofeev và Chủ tịch hội đồng nhân dân DPR Denis Pushilin là những ứng viên tiềm năng nhất.
Hậu quả cho khu vực
Chủ tịch Hạ viện quốc gia Nga Vyacheslav Volodin gọi vụ việc ám sát Zakharchenko là "vô luật pháp và vô hiệu hoá ý nghĩa của thoả thuận Minsk".
Ám sát người đứng đầu DPR tạo ra một tình huống khủng hoảng nghiêm trọng xung quanh việc thực hiện thoả thuận Minsk, Oleg Ignatov, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính trị Nga cho biết. "Tôi cho rằng đây là tình huống nghiêm trọng, có thể phá huỷ tiến trình hoà bình ở miền Đông Ukraine và làm gián đoạn các cuộc đàm phán quốc tế về thực hiện thoả thuận ngừng bắn và hỗ trợ nhân đạo cho vùng Donbass", ông Ignatov nói.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng khẳng định đây là một hành vi khủng bố và khiêu khích khiến tình hình xung đột ở miền Đông Ukraine trở nên tồi tệ hơn.
Thoả thuận Minsk còn được biết đến với tên gọi Bộ tứ Normandy, bao gồm Nga, Ukraina, Pháp và Đức. Đàm phán nhằm tìm giải pháp cho cuộc xung đột ở miền đông Ukraina.
Cuộc xung đột dai dẳng kéo dài hơn 4 năm qua tại 2 khu vực Donetsk và Lugansk ở miền Đông Ukraine đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.
Từ tháng 4/2018 trở lại đây, Đức và Pháp cho thấy nỗ lực khôi phục lại tiến trình hòa bình bị ngưng trệ nhằm kết thúc cuộc xung đột khốc liệt nổ ra hồi tháng 4/2014 tại miền Đông Ukraine, tuy nhiên chưa đạt được kết quả nào khả quan.
Trong bối cảnh Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine và ông Zakharchenko bị sát hại, Matxcơva cho rằng hiện không phải là thời điểm thích hợp để đại diện 4 bên ngồi đàm phán.
(Nguồn: RBC)
Theo VTC
Nóng:Poroshenko gọi Nga là kẻ thù, vạch chiến lược 'khoá tay' Moscow Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố rằng chiến lược của Ukraine chống lại sự xâm lược quân sự của Liên bang Nga phải dựa trên cơ sở phòng thủ vững chắc, chủ động và giới thiệu các công cụ quốc tế để theo dõi tình hình an ninh. Tổng thống Ukraine Poroshenko. "Chiến lược chống lại sự xâm lược của Liên bang...