Rời TP.HCM về Đà Lạt trồng xương rồng, nuôi lạc đà alpaca
Lập nghiệp từ 18 tuổi, Trần Lãm từng bỏ ngang đại học và thử sức với nhiều ngành nghề kinh doanh.
Cách đây 4 năm, anh lên Đà Lạt với nhiều dự án ấp ủ.
Cuối tháng 12/2021, trang trại mang phong cách châu Âu ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đi vào hoạt động và nhanh chóng thu hút nhiều bạn trẻ đến check-in. Bên cạnh quán cà phê nhỏ, nơi đây còn có thung lũng với bãi cỏ xanh mướt và nhiều loài động vật như cừu, dê, lạc đà Nam Mỹ alpaca.
Chủ nhân của trang trại là anh Trần Lãm. Chia sẻ với Zing, anh cho biết đây là dự án được ấp ủ và lên kế hoạch từ 2 năm trước. Vì dịch bệnh, việc thi công nhiều lần bị trì hoãn.
Ngoài ra, anh Lãm còn phát triển hai mô hình khác. Tất cả ý tưởng của anh đều đến từ phim ảnh.
Sau nhiều năm thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực kinh doanh, anh Lãm quyết định lên Đà Lạt lập nghiệp.
Thử sức với cái mới
Trần Lãm sống ở Đà Lạt từ nhỏ. Do gặp nhiều biến cố, gia đình anh chuyển đi khắp nơi và chọn dừng chân tại TP.HCM.
Cha mất sớm, từ nhỏ, anh Lãm đã theo mẹ buôn bán nên niềm đam mê kinh doanh của anh lớn lên từng ngày.
Năm 18 tuổi, anh Lãm bắt đầu lập nghiệp. Anh từng bỏ ngang đại học và thử sức với nhiều ngành nghề. Cuối cùng, anh ổn định trong lĩnh vực kinh doanh thời trang.
“Sau bao ấp ủ, vào năm 2017, tôi cảm thấy đây là thời điểm thích hợp để lập nghiệp tại Đà Lạt. Bản thân tôi luôn thích tìm tòi cái mới nên muốn xây dựng những mô hình kinh doanh sáng tạo, độc đáo. Là thành phố có khách du lịch quanh năm nhộn nhịp, Đà Lạt có đầy đủ nguyên liệu để khởi nghiệp và gắn bó lẫn tiềm năng phát triển”.
Hiện tại, anh Lãm có 3 dự án.
Kombi Land là mô hình cà phê xương rồng, xe cổ hoạt động từ năm 2020 đến nay. Ban đầu, anh dự định làm homestay, nhưng thời điểm đó lĩnh vực này đang bão hòa nên chuyển hướng.
“Đem ý định trồng vườn xương rồng, loài cây của sa mạc nắng và gió lên Đà Lạt, nơi mệnh danh là xứ sở sương mù, mới nghĩ thôi là khó rồi. Nhưng ngược lại, cây nay đã bén rễ, phát triển mạnh mẽ khiến tôi cũng bất ngờ. Thời gian chuẩn bị từ xe cổ, cây cối là 3 năm, còn thi công mất 4 tháng. Trong đó, chi phí cho xương rồng là nhiều nhất”, anh nói.
Video đang HOT
Mô hình cà phê xương rồng, xe cổ là dự án đầu tiên anh Lãm thực hiện khi về Đà Lạt.
Là mô hình khá mới ở Việt Nam, The Camp-Inn có những chiếc xe di động và lều trại cao cấp, có đầy đủ tiện nghi cơ bản. Anh Lãm hy vọng mọi người đến đây có thể tận hưởng khoảng thời gian thư giãn và bình yên. Hiện tại dự án này tạm ngừng hoạt động. Anh Lãm đang có kế hoạch mở rộng thêm nhiều xe và hoàn thiện hơn.
Gần đây nhất, anh Lãm đưa vào hoạt động Chika Farm – mô hình trang trại kiểu mới kết hợp với quán cà phê. Mong muốn của anh là phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường và động vật
“Cánh đồng cừu, dê, bãi lạc đà alpaca là nơi du khách có thể ngắm nhìn và chơi đùa cùng các con vật. Ngoài ra, ở đây cũng có khu vực nuôi thỏ, gà, vịt, heo. Sau khi tham quan, mọi người có thể nghỉ chân ở quán cà phê. Với dự án này, tôi hy vọng góp phần lan tỏa và nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn động vật, đồng thời bảo vệ môi trường”, anh nói.
Anh Lãm cải tạo xe buýt cũ thành nhà di động với nhiều tiện nghi.
Xoay xở trước khó khăn
Trong quá trình lập nghiệp ở Đà Lạt, anh Lãm thấy khó khăn nhất là tìm mặt bằng phù hợp cho dự án. Theo anh, đây là khoản đầu tư nhiều nhất, ảnh hưởng tới doanh thu và lượng khách nên cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Mỗi dự án lại có khó khăn riêng. Với mô hình đầu tiên, mùa mưa bão kéo dài khiến xương rồng bị úng, chết rất nhiều. Hay khi bắt tay vào xây dựng trang trại kết hợp quán cà phê, việc thú nuôi bị bệnh là vấn đề khiến anh Lãm đau đầu.
“Trước đó, tôi chưa có kiến thức nhiều về xương rồng hay chăn nuôi, chăm sóc thú. Tuy nhiên, tôi tự tìm tòi học hỏi để có am hiểu nhất định về lĩnh vực mình chọn theo đuổi”, anh nói.
Anh Lãm cho hay tất cả ý tưởng đều đến từ phim ảnh. Kombi Land được lấy cảm hứng từ các bộ phim hành động cao bồi miền viễn Tây nước Mỹ, tái hiện không gian sa mạc với cát vàng, những chiếc xe cổ và đủ loại xương rồng lớn, nhỏ.
The Camp-Inn với chiếc xe buýt xanh từ bộ phim Into the Wild. Còn Chika Farm nảy sinh khi anh xem bộ phim Chú heo chăn cừu.
Anh Lãm mong muốn phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường và động vật.
“Hai năm qua, không chỉ riêng tôi mà cả ngành F&B và du lịch của Đà Lạt đều chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch. Tôi phải ngừng hoạt động mô hình xe di động và lều trại để cắt giảm chi phí; kinh doanh cầm cự dự án cà phê xương rồng, xe cổ; việc xây dựng trang trại cũng bị trì hoãn. Tôi trăn trở và suy nghĩ rất nhiều về những biện pháp trụ vững qua dịch. Rất may là hiện tại ngành du lịch Đà Lạt đã có dấu hiệu tích cực”, anh nói.
Theo anh Lãm, hiện tại, ngày càng có nhiều bạn trẻ lên Đà Lạt lập nghiệp. Điều này sẽ giúp thành phố ngày càng phát triển đa dạng, có nhiều địa điểm mới cho du khách trải nghiệm. Tuy nhiên, anh cho rằng chất lượng vẫn hơn số lượng.
“Đà Lạt có nhiều dự án làm rất tốt nên muốn cạnh tranh với các quán khác, các bạn trẻ cần có kế hoạch bài bản cùng tài chính tốt trước khi bắt tay vào thực hiện. Nếu không có am hiểu nhất định mà chạy theo xu hướng, họ sẽ rất dễ đuối. Ngoài ra, lĩnh vực cà phê hay homestay đang có dấu hiệu bão hòa và do chịu tác động từ dịch Covid-19. Thị trường này hiện cạnh tranh rất khốc liệt. Nếu muốn kinh doanh mô hình này cần dự trù tài chính thật sự vững, nhất là đối với các bạn trẻ”, anh Lãm nhắn nhủ.
Du khách đông nghẹt tại Đà Lạt tối đầu năm
Hiện tại thời tiết ở Đà Lạt khá lạnh, buổi tối rơi vào khoảng 14-15C, thỉnh thoảng lại lất phất mưa, nhưng theo lời kể của những người bán hàng tại chợ đêm, quảng trường và hồ Xuân Hương, từ khoảng 5:00 chiều, tại những địa điểm này đã đông đúc người qua lại, tới tận gần 12:00 đêm, khách vẫn còn đông.
"Khi biết Đà Lạt không còn kiểm soát dịch gắt gao như trước kia, tôi liền xách ba lô lên đi liền", đây là câu trả lời của một bạn trẻ đến từ TPHCM khi nghe tôi hỏi về lý do chọn Đà Lạt là điểm đến vui chơi cho dịp tết Tây này.
Trong lúc đang tìm mua cho mình một chiếc áo ấm, tôi đã nghe loáng thoáng vị khách ngồi tại quầy sữa nóng kế bên nói với bạn bè của anh ấy rằng "Đông quá! Cứ nghĩ năm nay dịch thì bớt đi chứ!"
Lúc ấy, một người bạn của anh tiếp lời "Năm nay còn bớt đấy chứ! Mấy năm trước đông lắm, người chen chúc nhau". Anh ấy lại phì cười: "Thế nãy giờ cũng phải chen chúc chứ có được thoải mái đâu".
Những câu trả lời trên cho thấy, dù dịch Covid-19 vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát, dù nhiệt độ chỉ khoảng 14-15C, thỉnh thoảng lại xuất hiện mưa phùn, mặc cho đã gần 12:00 đêm thì Đà Lạt vẫn luôn là điểm đến được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là trong các dịp lễ tết.
Khu vực chợ đêm đông nghịt người dù đã hơn 21:00
Quầy bán áo khoác thu hút nhiều du khách
Kể cả những khu vực bán nón len tự phát trên vỉa hè cũng thu hút nhiều người
Theo lời kể của những người bán hàng tại đây, đã có rất nhiều gian hàng đóng cửa do dịch.
Một cặp đôi đến từ Đồng Nai cho biết, họ chọn Đà Lạt vì đây là những điểm đến lý tưởng của các cặp đôi, và đến đây còn để "đổi gió"
Xe của khách phải để tràn xuống lòng đường mới đủ
Theo lời kể của một người bán bánh tráng nướng tại quảng trường Đà Lạt, những tháng gần đây vì dịch nên quảng trường đã tắt đèn từ 22:00. Nhưng theo ghi nhận của phóng viên , tối đầu năm tại đây vẫn đông đúc, mọi người chấp nhận "chơi trong bóng tối"
Khu vực quanh Hồ Xuân Hương vẫn còn khách đi dạo dù đã khuya. Theo anh Tùng Lâm, một du khách đến từ TPHCM cho biết, vì nhiều tháng dịch phải ở nhà, nên nhân dịp tết Tây này muốn dắt gia đình đi xa một chút cho thoải mái.
Một nhóm bạn đến từ Long An chia sẻ, vì là một nhóm đam mê tốc độ nhưng phải ở nhà mấy tháng dịch quá lâu, nên nhân dịp tết Tây đi chơi xa một chút "coi như là khởi động lại xe mà cũng khởi động lại niềm đa mê của mình", một thành viên trong nhóm chia sẻ.
Nông trại xanh mướt mới xuất hiện ở Đà Lạt Đến Đà Lạt dịp đầu năm, du khách có thể cân nhắc ghé thăm mô hình nông trại kết hợp quán cà phê với diện tích rộng, không gian thơ mộng. Mới đi vào hoạt động từ cuối tháng 12, nông trại xanh mướt mang phong cách châu Âu ở Đà Lạt (Lâm Đồng) thu hút nhiều bạn trẻ đến check-in, chia sẻ...