Rối rắm ’sữa hỗn hợp’, uống ‘nhầm’ sữa bột pha ngỡ sữa tươi
Có 2 khái niệm khá nhập nhèm là sữa tươi tiệt trùng và sữa tiệt trùng, dẫn tới việc các doanh nghiệp quảng cáo, ghi nhãn nhập nhèm trên sản phẩm, còn đa số người tiêu dùng uống ‘nhầm’ phải sữa bột pha lại mà cứ ngỡ là sữa tươi.
Thay vì sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng (QCVN) theo Tiêu chuẩn Codex và Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), trong dự thảo công bố lấy ý kiến về sửa đổi quy chuẩn 1:2015 QCVN 5-1:2010/BYT, Bộ Y tế vẫn chia khái niệm sữa ra thành 5 khái niệm khác nhau một cách rối rắm, đặc biệt là khái niệm về “sữa hỗn hợp”.
Khái niệm chung chung, nhập nhèm
Trong thời gian qua, vấn đề được dư luận và nhiều người tiêu dùng quan tâm là sự nhập nhèm trong khái niệm về sữa theo định nghĩa của Bộ Y tế được quy định tại Điều 3 của quy chuẩn 1:2015 QCVN 5-1:2010/BYT. Theo đó, thay vì nêu rõ khái niệm là sữa tươi và sữa hoàn nguyên hoặc pha lại, thì trong quy chuẩn này lại có 2 khái niệm khá nhập nhèm là sữa tươi tiệt trùng và sữa tiệt trùng. Chính điều đó đã dẫn tới việc các doanh nghiệp quảng cáo, ghi nhãn nhập nhèm trên sản phẩm, còn đa số người tiêu dùng uống “nhầm” phải sữa bột pha lại mà cứ ngỡ là sữa tươi.
Trước sức ép của dư luận (NTNN đã có loạt bài phản ánh) và người tiêu dùng, mới đây, Bộ Y tế đã công bố dự thảo sửa đổi quy chuẩn này để chuẩn bị ban hành. Theo dự thảo này, khái niệm sữa sẽ được chia thành 5 loại là: Sữa tươi nguyên chất, sữa tươi, sữa hoàn nguyên, sữa pha lại và sữa hỗn hợp. Trong đó, điều đáng chú ý là, có 2 khái niệm mới được quy định theo đánh giá là còn tệ hơn cả quy chuẩn cũ là sữa tươi (Điều 3.2) và sữa hỗn hợp (Điều 3.5).
Theo khái niệm này, sữa tươi là sản phẩm được chế biến chủ yếu từ sữa tươi nguyên liệu (có thể được tách một phần chất béo), không bổ sung bất kỳ một thành phần nào của sữa, có thể bổ sung đường và các loại nguyên liệu khác, ví dụ như nước quả, cacao, cà phê, vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, đã qua thanh trùng hoặc tiệt trùng”. Đây là một khái niệm khá chung chung, bởi trong dự thảo Bộ Y tế không nói rõ giới hạn của từ “chủ yếu” ở đây là bao nhiêu % định lượng, giới hạn các chất bổ sung là bao nhiêu %, từ đó có thể dẫn tới việc doanh nghiệp pha một nửa sữa tươi với các chất bổ sung nhưng vẫn nghiễm nhiên được coi là “sữa tươi”.
Còn tại Điều 3.5, định nghĩa về sữa hỗn hợp có nêu: “Sản phẩm được chế biến chủ yếu từ hỗn hợp của hai hay nhiều sản phẩm sữa, có thể bổ sung các thành phần sữa và các thành phần khác như đường, nước quả, cacao, cà phê, vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm nhưng thành phần chính phải là sữa, đã qua tiệt trùng”. Đây là một khái niệm khá nhập nhằng. Sự nhập nhằng ở chỗ, hiện tại Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và Codex có khái niệm “Sữa hỗn hợp”, nhưng dành cho các sản phẩm sữa nói chung, còn riêng sữa dạng lỏng không có khái niệm này. Nếu định nghĩa “Sữa hỗn hợp” như dự thảo QCVN dành cho sữa dạng lỏng thì vẫn không phân biệt được nguyên liệu sữa để sản xuất sữa dạng lỏng là sữa tươi hay sữa bột.
Video đang HOT
Phải xem xét lại khái niệm mới
Trong một báo cáo của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội tháng 8.2015, có đề nghị Bộ Y tế cần điều chỉnh lại khái niệm sữa (ngoài sữa tươi), tách sữa tiệt trùng thành sữa hoàn nguyên và sữa pha lại theo Tiêu chuẩn Codex 206-1999. Tại một cuộc họp mới đây về khái niệm sữa do Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát chủ trì, cùng đại diện của Bộ Y tế, Bộ Công Thương, các ý kiến cũng đều nhất trí phải minh bạch khái niệm sữa theo hướng sữa tươi nói là sữa tươi, còn sữa bột pha lại phải nói là sữa bột, tránh các khái niệm “bẫy” người tiêu dùng.
Điều đáng chú ý là, trong Bộ Tiêu chuẩn quốc gia 11216:2015 do Bộ KHCN ban hành về sửa đổi khái niệm sữa dạng lỏng, cũng đã rút gọn còn 3 khái niệm là: Sữa tươi nguyên chất, sữa tươi và sữa hoàn nguyên.
Quan trọng hơn, theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, hiện giá sữa trên thế giới đang xuống, các doanh nghiệp sử dụng sữa nguyên liệu sẽ đi nhập khẩu, từ đó đẩy giá sữa trong nước giảm xuống. Nếu có quy chuẩn cũng là biện pháp để bảo hộ, bảo vệ nông dân sản xuất trong nước. Do đó, ông Phát đã yêu cầu Cục Chăn nuôi sớm hoàn thiện quy chuẩn sữa tươi nguyên liệu.
Tuy nhiên, dường như các ý kiến này vẫn chưa được Bộ Y tế lắng nghe và điều chỉnh. Tại buổi làm việc mới đây với NTNN, đại diện của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cũng cho biết, từ khi Bộ Y tế ban hành dự thảo, đại diện ngành nông nghiệp chỉ được mời tham dự đúng 1 lần đầu tiên, còn sau đó Cục Chăn nuôi cũng không được hỏi ý kiến hay mời họp.
Đánh giá về việc sửa đổi khái niệm sữa lần này, TS Đặng Kim Sơn- nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết: “Trong dự thảo lần này, đã có điểm tốt là phần về nội dung sữa tươi, sữa hoàn nguyên nguyên chất khá rõ ràng. Tuy nhiên, trong dự thảo lần này còn điểm chưa rõ ràng là ở nội dung về sữa hỗn hợp. Trong dự thảo mới, cả 4 khái niệm sữa này bị lẫn lộn trong loại hình “sữa hỗn hợp”. Theo đó, cả sữa tươi và sữa bột, hễ có pha trộn thành phần khác thì đều được đưa vào dạng này. Như vậy, không đảm bảo minh bạch cho người tiêu dùng.
Theo TS Sơn, nhà chế biến có thể lợi dụng điểm này để đánh đồng sữa tươi với sữa bột khi cho thêm các thành phần khác vì sản phẩm đều mang tên “sữa hỗn hợp”. “Tôi đề nghị cần xem xét lại và tham khảo thêm Tiêu chuẩn Codex sữa và sản phẩm của sữa do FAO và WHO đưa ra và bản TCVN do Bộ KHCN ban hành”- TS Sơn nói.
Cũng theo TS Đặng Kim Sơn, cần tách ra rõ ràng sữa tươi và sữa pha lại, cả trong trường hợp pha trộn lẫn không pha trộn các chất bổ sung khác. Việc phân biệt rõ ràng sẽ giúp người mua nhận biết được sữa tươi và sữa bột, có thể đánh giá và chọn mua phù hợp nhu cầu, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Bằng cách đó, họ sẽ trả giá cao hơn cho người sản xuất sữa tươi ngay cả khi có pha thêm chất khác hay để nguyên chất. Giá trị gia tăng đó sẽ kích thích phát triển nghề nuôi bò sữa, là cách tốt nhất để khuyến khích người sản xuất sữa tươi, bảo vệ nền sản xuất trong nước trong giai đoạn hội nhập, cũng như khuyến khích người chế biến ưu tiên sử dụng nguyên liệu sữa tươi cho chế biến sâu.
Theo_VietNamNet
Vinamilk ký hợp đồng xuất khẩu trị giá hơn 12 triệu USD
Ngay ngày đầu tiên tham gia Hội chợ chợ Gulfood 2016 tại Dubai, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã ký được hợp đồng xuất khẩu sản phẩm sữa bột cho trẻ em trị giá 12,5 triệu USD.
Từ 21/2 đến 25/2, Vinamilk tham dự hội chợ Gulfood 2016 được tổ chức tại Trung tâm thương mại Thế giới Dubai, nhằm đẩy mạnh hơn nữa hình ảnh, hoạt động của Vinamilk ở khu vực Trung Đông, cũng như kết nối được với khách hàng ở các nước lân cận và châu Phi.
Điều đáng mừng là ngay ngày đầu tiên tham gia Hội chợ này, Vinamilk đã ký kết được hợp đồng xuất khẩu sản phẩm sữa bột cho trẻ em trị giá 12,5 triệu USD.
Gian hàng Vinamilk thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các khách hàng và đối tác tại Gulfood
Có thể nói, ngay trong những ngày đầu năm sau Tết nguyên đán, việc Vinamilk ký được hợp đồng như vậy được coi là tin vui, bởi tìm kiếm được đối tác kinh doanh, đặc biệt là đối tác nước ngoài luôn là mong muốn của doanh nghiệp Việt Nam.
Tại Hội chợ Gulfood 2016, Vinamilk đem đến những dòng sản phẩm trọng tâm đã thành công ở thị trường như sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa đặc nhằm quảng bá mạnh hơn nữa hình ảnh của Vinamilk tại thị trường Trung Đông và châu Phi, đồng thời giới thiệu các sản phẩm sữa bột và bột sản phẩm mới xuất khẩu thị trường.
Với kinh nghiệm hơn 15 năm thâm nhập và phát triển tại thị trường Trung Đông, Vinamilk đã và đang mở rộng danh mục sản phẩm với các dòng sản phẩm mới như sữa đặc, bột dinh dưỡng nhằm thỏa mãn được nhu cầu đặc trưng của người tiêu dùng ở đây. Điều này đã góp phần tạo nên sự phát triển vượt bậc của Vinamilk ở Trung Đông trong 5 năm gần đây với tốc độ tăng trưởng doanh số trung bình từ 38% trong giai đoạn 2010-2015.
Ông Võ Trung Hiếu - Giám đốc Kinh Doanh Quốc tế Vinamilk giới thiệu với các đối tác các sản phẩm mới của Vinamilk tại hội chợ
Theo Vinamilk, thông qua việc tham gia hội chợ, Vinamilk xem đây là đầu mối cửa ngõ để gặp gỡ các khách hàng từ các quốc gia xung quanh, trao đổi thông tin về thị trường, chào hàng và xúc tiến ký kết các hợp đồng thương mại mới. Bên cạnh đó, hoạt động lần này cũng là một hình thức để Vinamilk hỗ trợ các nhà phân phối của mình tại thị trường để quảng bá sản phẩm, và tìm kiếm thêm những đối tác tiềm năng. Những hoạt động này sẽ là bước đệm ban đầu để Vinamilk triển khai kế hoạch tại thị trường Trung Đông với mục tiêu tốc độ tăng trưởng 10% mỗi năm, thông qua việc phối hợp với các nhà phân phối tập trung vào các thị trường mấu chốt và nhiều tiềm năng như Iraq, Syria, Yemen. Đồng thời, doanh nghiệpk tiếp tục tung thêm sản phẩm mới cho các ngành hàng quen thuộc, phát triển thêm các kích cỡ ,bao bì mới đem lại cho người tiêu dùng tại đây những sự lựa chọn đa dạng.
Được biết, năm 2015, doanh thu của Vinamilk đạt khoảng hơn 40.222 tỷ đồng, tăng khoảng 15% so với 2014 và nộp ngân sách nhà nước khoảng 3.922 tỷ đồng, tăng khoảng 12% so với cùng kỳ. Cũng trong năm 2015, doanh nghiệp này đã sản xuất và đưa ra thị trường gần 6 tỉ sản phẩm sữa các loại phục vụ người tiêu dùng cả nước.
Hội chợ Gulfood 2016 là một hội chợ thường niên trong lĩnh vực thực phẩm, thức uống và khách sạn với khối lượng giao dịch lên đến hàng tỷ USD. Đây là nơi sẽ kết nối các quốc gia và nhà cung cấp, mở các kênh phân phối cho các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp có liên quan, và làm nổi bật vai trò chiến lược của Dubai như là một trung tâm đầu não của thương mại công nghiệp thực phẩm toàn cầu. Năm 2015, với hơn 100.000m2 diện tích trưng bày, hội chợ đã thu hút hơn 4.200 doanh nghiệp tham dự đến từ 87 quốc gia, với lượng khách tham quan gần 85.000 đến từ 156 quốc gia (64% khách quốc tế và 36% khách từ UAE).
Hương Thủy
Theo_Hà Nội Mới
8 doanh nghiệp sữa ký văn bản kiến nghị khẩn cấp Thủ tướng Bị Hải quan bất ngờ truy thu thuế, 8 doanh nghiệp ngành sữa ký văn bản kiến nghị khẩn cấp gửi Thủ tướng và Bộ Tài chính. Các cơ quan Hải quan đề nghị truy thu thuế đối với tất cả các tờ khai nhập khẩu trước đây tức là Cơ quan hải quan sử dụng một thông báo có hiệu lực thi...