Rơi nước mắt với món quà của mẹ chồng ngày cuối năm
Các cụ xưa bảo “thánh nhân đãi kẻ khù khờ” quả thật chẳng sai chút nào. Đặc biệt là với đứa con gái “vụng thối vụng nát” như tôi.
Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố Đà Nẵng, trong một gia đình công chức bình thường. Nếu phải tóm tắt cuộc đời mình trong hai chữ, chắc hẳn đó phải là hai chữ “bình thường”. Bố mẹ tôi là công chức nhà nước, có cuộc sống không giàu cũng chẳng nghèo, chẳng phải hạnh phúc viên mãn cũng chẳng phải mâu thuẫn gì to lớn.
Hình minh họa
Tôi nhan sắc bình thường, học hành bình thường, mọi thứ đều bình thường. Rồi tôi đỗ vào một trường Đại học thuộc hàng… bình thường ở ngay Đà Nẵng. Cuộc sống cứ vậy đều đặn trôi qua. Ai bảo nó tẻ nhạt cũng đúng, mà mỹ miều cho rằng nó an nhiên, tự tại cũng chẳng sai. Nhưng quan trọng là tôi cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống bình thường mà ông trời ban cho mình. Có bố mẹ để yêu thương, để nũng nịu, có cô em gái “hột gà hột vịt” để cùng nhau làm nhiều điều ngớ ngẩn của lũ con gái, có bạn bè để tụ tập… Và rồi có anh – người đàn ông sẽ đi bên cạnh tôi suốt cuộc đời – cũng là một người bình thường chẳng có gì nổi bật.
Anh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Bố mẹ cũng là công chức nhà nước. Cũng vì học hành… bình thường và muốn thử sức với cuộc sống tự lập nên anh vào Đà Nẵng học đại học. Chúng tôi quen nhau, yêu nhau rồi kết hôn cũng nhẹ nhàng như vậy. Trước khi cưới, tôi chuyển ra Hà Nội công tác. Cưới xong, chúng tôi ở cùng với bố mẹ chồng vì anh là con út, các anh chị đều đã lập gia đình và ở riêng. Thú thực là tôi cũng có chút run bởi đọc báo rồi nghe mọi người nói chuyện, tôi hơi sợ cảnh làm dâu Bắc. Đặc biệt, mẹ chồng tôi lại là con gái Hà Nội gốc, nữ công gia chánh phải nói là hàng đỉnh. Nhưng cuộc sống gia đình của tôi lại rất nhẹ nhàng, chẳng có chút gì căng thẳng.
Ngày đầu tiên về làm dâu, trước mặt cả gia đình và cả đoàn nhà gái, mẹ chồng tôi chỉ nói với tôi một điều: “Mẹ không ghê gớm, không cực đoan và cũng chẳng phải hiền lắm đâu. Nhưng làm dâu mẹ dễ lắm. Mẹ chỉ cần con dâu mẹ hai chữ thôi, đấy là BIẾT ĐIỀU”.
Quả như lời mẹ nói, bà không xét nét con cái, không bắt tôi phải thế này thế kia nhưng cũng không dễ dãi. Bà vẫn nấu món ăn Bắc, tôi dần dần cũng quen với khẩu vị của cả nhà. Những hôm cuối tuần, bà bảo tôi đổi vị nấu món Đà Nẵng cho cả nhà thưởng thức. Hay có những buổi, theo thói quen, nấu món gì đó tôi lại dùng mắm nêm, lạc vị, bà chẳng quát mắng, chỉ cười bảo: “Thôi ăn thử, không hợp thì thôi.” Bà dẫn tôi đến chơi khắp lượt họ hàng, bạn bè thân thiết để giới thiệu, để “ra đường nhỡ đụng xe đừng có mà cãi nhau”.
Năm đầu làm dâu trôi qua nhẹ nhàng vậy. Chúng tôi chưa có ý định có em bé, mẹ cũng chẳng nói gì. Cái Tết đầu tiên ở nhà chồng, tôi tủi thân, nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ những ngày Tết hai chị em tíu tít làm đủ món bánh vớ vẩn. Tôi gọi điện về chúc Tết bố mẹ rồi chẳng hiểu sao cứ thế khóc tu tu như một đứa trẻ. Mẹ chồng tôi đi qua, vô tình nhìn thấy, bà lặng lẽ đứng cạnh tôi, nói: “Ngày xưa lúc mới lấy bố con, chỉ cách nhà ông bà ngoại có mấy cây số thôi mà Tết đến mẹ cũng buồn lắm, cũng khóc như mưa. Rồi phải quen thôi con à, biết làm sao được. Mình thân đàn bà thiệt thòi lắm”. Tôi như được an ủi phần nào. Rồi thì Tết cũng qua.
Lại một cái Tết nữa gần đến. Tôi lần lữa không biết có nên xin bố mẹ chồng về Đà Nẵng ăn Tết không. Tết dương lịch, mẹ chồng tôi làm bữa cơm tất niên, tụ họp đầy đủ con cháu. Tôi lại có chút chạnh lòng nhớ bố mẹ. Em gái tôi cũng mới lấy chồng, vậy là giờ chỉ có hai ông bà lủi thủi. Rồi ít nữa đến Tết nguyên đán, lại hai thân gia ăn Tết với nhau.
Ăn cơm xong, mẹ tôi gọi cả nhà vào bàn uống nước. Mẹ cầm một bao lì xì to, lại gần tôi và bảo: “Năm nay mẹ lì xì cái út sớm. Con mở ra đi”. Vợ chồng tôi chưa hết ngạc nhiên, bóc phong bao mẹ đưa, tôi lặng người, nước mắt cứ thế tuôn ra, tôi ôm chầm lấy mẹ khóc nức nở. Cả nhà không hiểu có chuyện gì thì mẹ bảo: “Con nào cũng là con, cha mẹ nào cũng là cha mẹ. Tết nhất, bố mẹ nào cũng muốn con cái sum vầy. Nhưng thôi, bố mẹ ở đây còn có các anh các chị với các cháu, bố mẹ con năm nay ăn Tết một mình đấy”. Thì ra mẹ đã mua vé máy bay cho hai vợ chồng tôi về Đà Nẵng ăn Tết.
“Mẹ mua cho chúng mày vé khứ hồi luôn rồi. Mồng 3 lại về đây với mẹ. Ăn chơi nốt năm nay đi, năm sau thì cho tôi đứa cháu!”.
Video đang HOT
Hình dung ra cảnh bố mẹ ngỡ ngàng đón vợ chồng tôi trước giao thừa mà tôi thấy lòng mình rộn ràng. Không kiềm chế được mình, tôi ôm mẹ rồi khóc nức nở.
Theo Phununews
Dấu hiệu phát hiện trẻ bị lạm dụng
Lạm dụng tình dục trẻ em là một tội ác. Nó gây tác hại nghiêm trọng đối với trẻ và gia đình của các em.
Những đối tượng lạm dụng tình dục trẻ em thường đe dọa hoặc hối lộ, đổi chác để khiến trẻ im lặng. Trẻ thường sợ gặp rắc rối nếu nói ra hoặc cảm thấy không ai tin tưởng chúng. Lạm dụng tình dục trẻ em có thể xảy ra ở bất cứ đâu, trong gia đình và cộng đồng...
Trẻ em khuyết tật thường có nguy cơ bị lạm dụng nhiều hơn vì chúng có thể phụ thuộc vào người lớn trong việc chăm sóc.
Điều cha mẹ cần làm
Hãy dành thời gian nói chuyện: Chia sẻ với con mỗi ngày, và thực sự lắng nghe chúng. Nói về những điều tốt đẹp diễn ra, và cả những điều bạn lo lắng. Hãy cho con biết, con có thể nói chuyện với bạn bất cứ lúc nào và không có gì là xấu xa nếu muốn chia sẻ.
Hãy nói về an toàn: Làm ngay từ khi con còn nhỏ. Giúp các em nhận biết các tín hiệu cơ thể các em cảm thấy không đúng, hoặc không an toàn như chân run rẩy, lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi, và đau bụng. Dạy cho chúng đặt tên cảm xúc của mình và nói với bạn khi chúng cảm thấy bối rối hay sợ hãi.
Dạy trẻ về cơ thể của chúng: Để các em biết rằng cơ thể là của riêng chúng, không được cho người khác chạm vào, nhất là vùng kín. Dạy chúng cách nói "không" hoặc hét lớn với bất kỳ hành động nào chúng không muốn từ người khác, và lập tức cho bạn biết về nó. Gọi tên chính xác tất cả các bộ phận cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục để con nhận biết rõ hơn.
Tạo lập ranh giới: Chú ý đến cảm giác và tôn trọng khi trẻ em không muốn tiếp xúc vật lý. Một số trẻ em sẽ nói "không" và một số có thể tránh khỏi cái ôm hay âu yếm. Không ép chúng ôm hôn ai đó nếu con không muốn. Cho con sự riêng tư trong phòng vệ sinh hay nhà tắm (nhớ lưu ý đến sự an toàn).
Tạo mạng lưới an toàn: Cùng con lập ra một danh sách những người cảm thấy an toàn. Và tối đa con cần biết 5 người để liên hệ khi cần.
Dạy cho trẻ em tránh rủi ro ở bên ngoài: Không đi ra ngoài một mình; chạy đến nơi bạn đang ở, hoặc đến một nhóm người nếu có người lạ tiếp cận; Luôn chắc chắn rằng bạn có thể nhìn thấy con mình khi cùng con ở công viên hay sân chơi, và luôn luôn đi cùng chúng vào nhà vệ sinh.
Dạy con sử dụng máy tính, điện thoại an toàn: Thế giới trực tuyến ẩn chứa nhiều nguy hiểm với trẻ. Chắc chắn con biết cách sử dụng sao cho an toàn như: Không chia sẻ thông tin cá nhân; Hiểu rõ người trong phòng chat sẽ khác với người thực ngoài đời; Nói với bạn ngay nếu ai đó nói hoặc gửi cho chúng thứ liên quan tới tình dục; Không đồng ý gặp gỡ các bạn bè mới quen trên mạng; không tự chụp hình rồi chia sẻ...
Nhận biết đối tượng
Hãy cảnh giác với một ai đó là người lớn hay trẻ lớn hơn con bạn khi:
- Thường xuyên muốn dành thời gian với trẻ nhỏ tuổi hơn là người lớn hay bạn cùng tuổi
- Không để tâm tới không gian cá nhân của trẻ, có thể thường hỏi các câu hỏi giới tính, tình dục hoặc phớt lờ khi trẻ nói không nếu bị hôn hay đụng chạm.
- Nói hoặc đùa vui về tình dục trước mặt trẻ
- Cho trẻ xem các hình ảnh sex
- Nói với trẻ về sự phát triển của cơ thể, tìm kiếm mối quan hệ đặc biệt với trẻ hoặc muốn ở một mình với chúng.
- Yêu cầu trẻ giữ bí mật hoặc quá hào phòng với những món quà, tình cảm.
- Cho trẻ dùng rượu hoặc ma túy.
Nếu trẻ nói ai đó đang làm hại chúng: Cha mẹ có thể nghĩ trẻ đang nói dối về chuyện chúng bị lạm dụng, nhất là nếu nó liên quan đến ai đó mà gia đình tin tưởng. Trẻ có thể thêu dệt các câu chuyện về nhiều thứ, nhưng chúng thường không nói dối về vấn đề tình dục.
Nếu trẻ chia sẻ với bạn ai đó đang làm hại chúng. Hãy lắng nghe, đừng bác bỏ những gì chúng nói, khuyến khích chúng vì trẻ phải rất can đảm mới dám nói ra. Trấn an chúng rằng, chúng đã đúng khi kể cho bạn.
Trấn tĩnh, chúng có thể sợ hãi không dám nói thêm nếu thấy bạn bị sốc. Đừng hỏi quá nhiều, để chúng tự nói bằng ngôn ngữ của mình, trong không gian của mình. Hãy đảm bảo rằng, trẻ được an toàn và cho chúng biết bạn sẽ làm tốt nhất những gì có thể để ngăn chặn việc chúng bị làm hại.
Cần nhắc con rằng, cơ thể của mọi người là riêng tư và việc đụng chạm là không được phép, để tránh việc con bị lạm dụng.
Dấu hiệu trẻ bị lạm dụng
Trẻ bị lạm dụng sẽ thay đổi cách cư xử thường ngày. Chúng có thể có những dấu hiệu về thể chất hoặc hành động khác thường. Những dấu hiệu để biết trẻ có thể bị lạm dụng gồm:
- Tấy đỏ hoặc đau xung quanh miệng hoặc cơ quan sinh dục mà không có lý do rõ ràng.
- Có vẻ biết nhiều về tình dục hơn so với tuổi.
- Dễ đái dầm hoặc có vấn đề về giấc ngủ, hay gặp ác mộng.
- Vẽ về các bộ phận cơ thể bị lạm dụng hay bị người khác làm tổn thương. Trẻ cũng có thể hành động tương tự với đồ chơi của chúng.
- Buồn hay sợ hãi khi người khác nói về cơ quan sinh dục hoặc quan hệ tình dục.
- Trở nên thu mình và phục tùng, hoặc tức giận và phá phách.
- Tự làm đau mình.
- Bắt đầu có những vấn đề ở trường hoặc không muốn đi học.
Theo Tienphong
'Nếu vào nhà nghỉ cùng anh, thì mình mới cưới...' Nếu như theo anh vào nhà nghỉ, thì liệu rằng anh có cưới tôi thật không? Anh có thực yêu tôi không? Nếu như theo anh vào nhà nghỉ, thì liệu rằng anh có cưới tôi thật không? Anh có thực yêu tôi không? Cứ ra ngoài chơi là ảnh lại rủ tôi vào nhà nghr (Ảnh minh họa) Sau 4 tháng quen...