Rơi nước mắt với bài văn tả thần tượng bác bảo vệ của học sinh lớp 7
Vừa qua, trên facebook Thuan Pink đăng tải bài văn biểu cảm về thần tượng của học sinh lớp 7, đáng nói, học sinh này lại lựa chọn thần tượng là một bác bảo vệ khiến cho ai đọc cũng nghẹn ngào.
Theo nội dung đăng tải, bài văn được cô giáo cho 9 điểm kèm với lời phê “hiểu đề, cấu trúc rõ ràng, ngôn từ phong phú, giàu cảm xúc, khả năng quan sát, đánh giá tốt. Cần phát huy!”.
Bài văn tả thần tượng là bác bảo vệ được cô giáo chấm 9 điểm gây “bão” mạng
Infonet xin trích lại bài văn kể về thần tượng của học sinh lớp 7:
Có thể với mọi người, thần tượng của họ sẽ là những nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng nhưng đối với em thần tượng của em chính là bác Hồng bảo vệ gần nhà em.
Bác tuy mới gần năm mươi tuổi nhưng tóc tai đã bạc trắng, khuôn mặt bác in hằn những nếp nhăn và vết chân chim đặc kín ở đuôi mắt nhưng những thứ đó chẳng thể làm lu mờ đi vẻ phúc hậu vốn có trên gương mặt bác. Thân hình bác cao to vạm vỡ nhưng tay bác lại bị tật do di chứng của một tai nạn năm xưa.
Video đang HOT
Cơ thể bác luôn bốc lên một mùi mồ hôi khiến người khác cảm thấy khó chịu nhưng đâu ai biết rằng tấm lưng bác vất vả vì đàn con ngây dại đang ở nhà ngày ngày trông ngóng.
Từ khi còn trẻ tuổi bác đã cưu mang nhiều đứa trẻ cơ nhỡ bị bỏ rơi ngoài đường, ngoài viện hay thậm chí là những bãi rác. Có những đứa bé bị dị tật, có những đứa bị nhiễm trùng lở loét trông rất thương nhưng bác Hồng không ngại sáng nắng chiều mưa đưa tụi nó vào bệnh viện khám, băng bó sát trùng vết thương cho các em.
Bác vừa là người cha vừa là người mẹ của các em. Từ sáng sớm bác đã đi chợ để mua đồ ăn cho hơn chục đứa trẻ ở nhà, lo cho tụi nhỏ bữa ăn xong bác còn phải bươn chải nhiều công việc để kiếm tiền mua quần áo sách vở cho các con. Ngoài công việc bảo vệ bác còn đi rửa bát thuê, làm xe ôm…tuy mình nghèo khó là thế nhưng bất kỳ ai cần sự giúp đỡ bác đều không ngần ngại làm hết khả năng của mình, không bao giờ bỏ qua những mảnh đời khó khăn hơn.
Nhiều khi em thấy bác ngồi thở trên vỉa hè nhưng khi có người hỏi bác lại cười rạng rỡ bắt tay vào công việc. Đối với bác những đứa con bác cưu mang là những báu vật vô giá nhất trên đời, các em chính là động lực để bác vượt qua muôn vàn khó khăn, gian nan thử thách!
Em nhớ có 1 lần em đến thăm bác Hồng, căn nhà không quá to nhưng rất ấm cúng và ngập tràn tiếng cười. Lúc em đến bọn trê rất nồng nhiệt và lễ phép, tuy một số em bị khiếm khuyết trên cơ thể nhưng tâm hồn đã được bác nuôi dưỡng đủ đầy từ chính tình yêu thương sâu trong trái tim.
Bác và các em hát bài “Bố là tất cả” cho em nghe, những giai điệu hồn nhiên là thế nhưng không hiểu sao nước mắt em trực trào ra. Các em nhỏ thật may mắn khi gặp được bác, biết đâu bác lại chính là Đức Phật đang đi nghỉ phép.
Hâm mộ một người nào đó đơn giản lắm, chẳng cần người ta quá tài giỏi, chẳng cần người ta có ngoại hình đẹp, chẳng cần người đó đã cho mình cái gì, chỉ cần người đó có tâm hồn đẹp, biết yêu thương suy nghĩ đến người khác đã khiến chúng ta ngưỡng mộ lắm rồi.
Cho đi bao nhiêu nhận lại bấy nhiêu. Bác Hồng đã cho đi sức khỏe và thời gian của mình, những gì bác nhận lại cũng thật ấm áp, những bóng hình bé nhỏ chiều chiều lại tíu tít quây quần bên bác thật đáng yêu làm sao. Em mong rằng về sau em sẽ trở thành một người như bác chịu thương chịu khó và có tấm lòng bao dung nhân hậu.
Bác Hồng thần tượng của cháu, bác hãy luôn khỏe mạnh và sống thật hạnh phúc bên mái ấm bé nhỏ của bác nhé! Cháu mong rằng các con của bác khi lớn lên chúng sẽ luôn nhớ rằng ở mái nhà nhỏ kia luôn có bác đứng đợi, là chỗ dựa tinh thần vững chãi nhất và không có ai phải cô đơn một mình giữa cái xã hội đầy sự đấu đá này!”.
Chia sẻ về bài tập làm văn của con gái, chị Đào Thị Hồng Thuận (Hà Nội) cho hay: “ Con gái tôi học tại trường Tiểu học &THCS Everest. Tôi cũng không muốn chia sẻ gì nhiều. Con tự học nên những câu từ cảm xúc quan sát của con do con tự viết ra. Hy vọng con sẽ phát huy hơn nữa khả năng của mình“.
Theo info net
Từ chối viết văn tả thần tượng, học sinh bị phạt chép 100 lần câu 'em xin lỗi cô'
Học sinh lớp 6 bị cô giáo phạt chép 100 lần câu "Em xin lỗi cô, lần sau em không thế nữa" do không làm bài văn cô giáo yêu cầu.
Mới đây, tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết (từng là giáo viên Ngữ văn trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) chia sẻ câu chuyện từ một người bạn là phụ huynh của học sinh lớp 6.
Do không làm bài văn theo yêu cầu của cô giáo, học sinh bị bắt chép phạt 100 lần câu: "Em xin lỗi cô, lần sau em không thế nữa". Vừa chép cô bé vừa khóc vì không hiểu lý do vì sao bị phạt.
Theo tiến sĩ Tuyết, sự việc xảy ra vào ngày 9/11. Khi cô giáo ra đề "Hãy kể về thần tượng của em", dù biết cách viết nhưng bé gái lớp 6 không làm vì cho rằng bản thân không có thần tượng nào.
Nghe xong câu chuyện, bà khá bất bình nên đăng tải thông tin lên trang Facebook cá nhân để nêu quan điểm cũng như để mọi người nhận xét về câu chuyện.
"Câu chuyện của con gái một đồng nghiệp trẻ rất cần đưa lên làm tiêu điểm tháng 11, tháng của các thầy cô! Đọc xong mà sợ hãi, chỉ cầu mong cô giáo của cháu không thuộc số đông giáo giới, bởi cô cần xem lại nhiều điều quá", bà Tuyết viết.
Là giáo viên Ngữ văn, cô Tuyết cho rằng đề bài cô giáo này đưa ra chưa ổn về kiến thức, kỹ năng khi câu lệnh yêu cầu kể về một đối tượng mà với học trò, có thể không tồn tại, hoặc có thể các em cũng không hiểu khái niệm "thần tượng" là gì.
Đề bài và hình phạt của cô với trò sau đó cho thấy tâm lý nô lệ đáng sợ trong giáo dục con người - khi yêu cầu con người buộc phải có đối tượng để sùng bái, cô giáo làm tổn thương cái tôi cá nhân của học trò.
Cùng với đó, tiến sĩ Tuyết đưa nêu vấn đề: "Câu chép phạt 100 lần 'Em xin lỗi cô, lần sau em không thế nữa' cộng thêm lời kể của mẹ bé: 'Con vừa chép vừa khóc' vì 'con không hiểu sao con bị phạt' là minh chứng đau lòng cho sự thất bại của giáo dục. Phải chăng mục đích của giáo dục là xóa bỏ cái tôi tự trọng, trung thực và biến đối tượng giáo dục thành những robot không được phép phản biện?"
Sau khi bài viết được đăng tải, một số ý kiến cho rằng thái độ của em học sinh bị chép phạt là "thách thức giáo viên" thay vì em phải "biết cách tưởng tượng để hoàn thiện bài văn".
Phản biện lại quan điểm này, tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết khẳng định: "Chúng ta cần dạy học trò biết hoàn thiện bản thân bằng trí tuệ và nhân cách tự trọng, trung thực chứ không phải tưởng tượng để hoàn thiện.
Ở đây em có nói biết cách làm bài nhưng không có thần tượng cho thấy bé tiếp nhận được lý thuyết cô dạy, nắm được phương pháp làm bài, còn nội dung bài yêu cầu viết về thần tượng bé không có nên không làm thì sao nghĩ đó là thách thức giáo viên?"
Theo VTC news
Cười nghiêng ngả với bài văn tả anh trai 'răng vẩu và đu ra ngoài' của học sinh Một bài văn của học sinh tả anh trai răng vẩu và đu ra ngoài, đầu lù xù khiến bao người bật cười. Nội dung bài văn như sau: "Nhà em có một anh trai tên là Nguyễn Sơn Tùng nhưng anh ấy lại không đẹp trai như ca sĩ Sơn Tùng. Anh trai em gầy và cao lêu nghêu như một cây...