Rơi nước mắt tình cảnh cậu học trò mồ côi đỗ ĐH
“Em rất muốn đuợc đi học nhưng em thuơng bà lắm. Mà em đi học em cũng không có tiền! Bà em cũng không có nguời chăm sóc”, cậu học trò mồ côi nghèo vừa ôm bà ngoại già yếu, bệnh tật vừa nói trong nước mắt…
Trong suốt cả câu chuyện kể về gia đình, em Đỗ Văn Bằng, ở thôn Ngọc Tháp, xã Hoàn Giang, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) luôn đưa tay quệt đi những dòng nước mắt đang lăn dài trên má. Thi đỗ Trường ĐH Mỏ địa chất, khoa Kỹ thuật dầu khí với số điểm 21,5 nhưng Bằng đang lo lắng cho chặng đường phía trước của mình.
Mồ côi mẹ từ khi 10 tuổi, Bằng ở cùng bà ngoại nghèo trong căn nhà nhỏ đơn sơ, không có một vật gì đáng giá ngoài chiếc giuờng cũ của 2 bà cháu và cái bàn học xộc xệch nhưng ngăn nắp gọn gàng của em.
Với hoàn cảnh của Bằng hiện tại, ước mơ giảng đường của em có nguy cơ vụt tắt…
Ngay từ khi sinh ra, Bằng đã không biết bố mình là ai, mẹ em bị bệnh trầm cảm cũng bỏ em mà đi. Hai bà cháu đã gắng gượng rau cháo nuôi nhau. Chú Lê Văn Dương, Bí thư Chi bộ thôn kể cho chúng tôi nghe về những tháng ngày Bằng đang sống và trải qua. Gia đình khó khăn, Bằng trải qua tuổi thơ với những ngày cơm không có đủ ăn, áo không đủ mặc, có ngày phải nhịn đói, sống dựa vào hỗ trợ của bà con lối xóm. Để có miếng cơm qua ngày, Bằng đã từng phải đi làm giúp những việc phụ cho bà con hàng xóm như phơi rơm, phơi thóc, nhặt rau, băm bèo, nấu cám, nhưng em vẫn quyết tâm tới trường.
Đến năm 10 tuổi, người mẹ không may mắc bệnh qua đời để Bằng lại cho bà ngoại đã già yếu cô đơn nuôi dưỡng. Hàng tháng, hai bà cháu sống chủ yếu nhờ vào nguồn hỗ trợ theo Nghị định 67 của Nhà nước cùng nhà chùa Vĩnh Thái hàng tháng tháng hỗ trợ bà cháu 10kg gạo. Ngoài ra, những buổi không đến trường, Bằng đi làm thuê kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống của hai bà cháu.
Cuộc sống khó khăn, tuổi thơ thiếu thốn tình cảm của cha mẹ, nhưng cậu bé mồ côi đã không nhụt chí, luôn nỗ lực vươn lên học tập và nhiều năm đạt học sinh tiên tiến.
Trước ngày đi thi đại học, Bằng suy nghĩ nhiều đêm, nếu thi đậu thì không biết lấy đâu ra tiền ăn học, còn cuộc sống cho bà ngoại 87 tuổi lấy ai lo. Nhưng được sự động viên cả về vật chất lẫn tinh thần của chi hội khuyến học cùng thầy chủ nhiệm, của bạn bè, anh em và bà con xóm làng nên Bằng đã quyết định đi thi đại học.
Kết quả, kỳ thi đại học vừa qua, Bằng đã đạt 21,5 điểm và đậu vào ĐH Mỏ địa chất, khoa Kỹ thuật dầu khí. Nhưng dù kết quả có tốt hơn nữa nhưng ước mơ tới giảng đường của Bằng quá xa vời với em.
Video đang HOT
“Em luôn nhớ những ngày hai bà cháu trong nhà không còn nổi nắm gạo nấu cháo vì mưa gió, em không thể đi làm thuê đuợc, nhưng em vẫn cố gắng tới trường. Em đã tự an ủi mình khi nhìn thấy những bạn khác có bố hay mẹ bên cạnh rồi lại tự nhủ mình phải cố gắng. Khi được mọi người giúp đỡ, khuyên bảo em đi thi đại học, nhưng em nghĩ thi chỉ để không uổng công 12 năm cố gắng học tập, cũng để không ân hận chứ biết trước rằng con đường đến giảng đường có lẽ chỉ là ước mơ vì chẳng ai có thể cưu mang được em. Khi biết mình đỗ ĐH, em cũng chẳng dám nói với ai. Trong lòng em lại nhen nhóm cái ước mơ quyết tâm đi học. Nhưng rồi, cứ nghĩ bà ngoại già rồi không ai chăm sóc là em lại không muốn đi học nữa”, Bằng chia sẻ.
Trong ngôi nhà nhỏ đã xuống cấp, không biết có chịu nổi mùa mưa bão năm nay, những tấm giấy khen của Bằng đuợc dán ngay ngắn. Ngồi bên cháu, bà Lê Thị Hào – bà ngoại của Bằng với đôi mắt mờ đục cứ nhìn chúng tôi mà không thể nói nên lời, có đôi lúc bà cười, có lẽ bà cũng biết có niềm vui vừa đến với 2 bà cháu.
Ở cái tuổi 87, bà già lắm và yếu lắm, cái nghèo cứ bám lấy cuộc đời bà. Trong đôi mắt hõm sâu trên gương mặt già nua, héo úa ấy, bà cũng như muốn khóc vì thương cháu.
Thầy Lê Văn Dũng – giáo viên chủ nhiệm của Bằng chia sẻ: “Dù hoàn cảnh của em vô cùng khó khăn, nhưng trong suốt quá trình đi học, năm nào em cũng đều đạt học sinh tiên tiến và học sinh giỏi, là trò ngoan của nhà trường”.
Không biết rồi đây cậu học trò này có thể thực hiện ước mơ của mình khi mà hoàn cảnh của em như thế, bà ngoại em rồi đây sẽ ra sao nếu em đi học xa, không có ai bên cạnh chăm sóc bà…?
Kiều Phiên – Duy Tuyên
Theo Dantri
Cậu bé chân nóng như lò than chữa khỏi ung thư (?)
17 năm qua, em Đặng Sử Bắc (làng Ốc, xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) vẫn âm thầm chịu đựng đôi chân luôn nóng ran như lò than của mình.
Từ nhỏ, gia đình đã đưa Bắc chữa trị nhiều nơi, đến các giáo sư nước ngoài khám cũng không ra bệnh. Tuy nhiên, trời lại phú cho em khả năng xoa bóp, chữa bệnh cho mọi người...
Cách đây 3 năm về trước tôi đã về Thanh Hóa để tìm gặp Bắc, trong trí nhớ của tôi Bắc là cậu bé thông minh sắc sảo. Nhưng từ nhỏ em đã bị đau ốm triền miên, không thể theo học cùng đám bạn. Đến việc chạy nhảy cùng bạn bè Bắc cũng không làm được, em chỉ đi được một đoạn, lại phải ngồi nghỉ. Năm nay 17 tuổi nhưng nhìn hình dáng Bắc chẳng khác gì đứa trẻ.
"Đêm ngủ luôn có chậu nước bên cạnh"
Chúng tôi đến nhà Bắc trong một buổi chiều mùa hè oi bức. Bên cạnh lùm cây đầu ngõ, một cậu bé vẫn đang ngồi ngâm đôi chân bên chậu nước. Từ xa, chúng tôi đã nhận ra đó chính là Đặng Sử Bắc, người mà chúng tôi đã gặp cách đây 3 năm. So với 3 năm về trước, giờ nhìn Bắc có vẻ rắn rỏi hơn. Nhưng vóc dáng của Bắc chẳng khác gì mấy. "3 năm em cao được thêm mấy cm thôi anh ạ, hiện tại em nặng 38kg, cao 1m38. Em sợ rằng mình cứ mãi lùn thế này, không cao hơn được nữa", Bắc hóm hỉnh nói.
Tôi nhìn vào chậu nước to đùng dành cho Bắc ngâm chân, Bắc nhăn mặt bảo, 17 năm qua vẫn chưa rời chậu nước. Vào mùa đông còn đỡ, chứ mùa hè trời nóng bức không đêm nào Bắc ngủ ngon. Gia đình Bắc bán thóc gạo, đầu tư hẳn chiếc máy điều hòa, nhưng vẫn không làm mát được đôi chân của em. Em nằm ngủ mươi mười lăm phút lại phải lồm cồm dậy nhúng chân vào chậu nước cho đỡ nóng.
Anh Đặng Sử Khanh, bố em Bắc cho hay, so với vài năm trước thì đôi chân của Bắc cũng có phần thuyên giảm. Nhưng vẫn còn nóng lắm. Hằng đêm, anh Khanh phải thức để ngâm chân cho Bắc. "17 năm qua gia đình chúng tôi vất vả chăm sóc Bắc, đi nhiều nơi không chữa được căn bệnh cho con, nên giờ đành chấp nhận sống với căn bệnh đó. Bắc ở nhà còn chăm sóc dễ chứ hễ đi đâu, chân cháu nóng đau nhức, khiến cháu kêu khóc vật vã", anh Khanh kể.
Lúc nào Bắc cũng kè kè chậu nước bên mình.
Có khả năng chữa bệnh?
Thời gian vừa qua, người dân địa phương nơi Bắc sinh sống đồn đại khả năng chữa bệnh của em. Bắc cũng thật thà nói rằng: "Em không phải là bác sĩ đâu mà chữa bệnh, trước đây tình cờ có một bác người xã Tượng Văn, huyện Nông Cống bị bệnh ung thư phổi. Tình cờ nằm viện cùng bác ấy, thấy bác ấy đau nhức quá, em xoa giúp vào chỗ đau. Sau này không biết nhờ đâu bác khỏi bệnh, mọi người nói rằng là do em tác động năng lượng. Từ đó có nhiều người đến nhờ em chữa bệnh".
Bắc cho hay, hằng tháng cũng có vài chục người bị bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, đau nhức cơ bắp, họ đi chữa trị nhiều nơi không khỏi đến nhờ Bắc xoa bóp giúp và thức tế cũng đã có người khỏi bệnh, chính vì thế họ mách bảo nhau đến. Người ở gần thì hằng ngày đến nhờ Bắc xoa bóp vài lần, xa thì xin ở lại điều trị. Họ nhờ thì Bắc chữa, Bắc chưa bao giờ đòi hỏi bất kỳ quyền lợi gì.
Chúng tôi gặp anh Quách Văn Luyến (xã Cán Khê, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa) đang được Bắc điều trị tại nhà. Anh Luyến cho biết, anh biết đến Bắc nhờ bà Nguyễn Thị Nga người cùng xã giới thiệu. Bà Nga vốn bị bệnh thoái hóa cột sống nhiều năm. Năm 2009, bà quyết định ra Bệnh viện 103 (quận Hà Đông, TP Hà Nội) nhờ các bác sĩ phẫu thuật. Nhưng sức khoẻ của bà cũng chỉ ổn định được vài năm. Năm 2012, căn bệnh của bà Nga bị tái phát, nhờ người quen giới thiệu bà đã đến nhờ Bắc xoa bóp vào cột sống. Sau này bà khỏi bệnh và nói đó là nhờ Bắc chữa trị.
"Tôi vốn bị bệnh thoái hóa cột sống 5 năm nay, đi chữa trị nhiều nơi, uống nhiều loại thuốc mà không khỏi. Hơn một tháng nay tôi đến nhờ cậu Bắc chữa trị. Hằng ngày, Bắc trị liệu cho tôi 3 - 4 lần. Cậu ấy dùng hai lòng bàn áp sát vào lưng để truyền năng lượng vào chỗ đau. Trước khi đến đây lưng tôi đau đến nỗi đi lại cũng khó khăn. Nhưng giờ lưng tôi thấy đỡ đau nhiều, đi lại thấy thoải mái", anh Luyến kể.
Theo lời của anh Luyến thì anh cùng mọi người đến nhờ Bắc chữa bệnh, Bắc chỉ giúp chứ không đòi hỏi gì. Ai ở lại chữa bệnh hằng ngày chỉ nộp 40.000đ tiền ăn, thấy khỏi bệnh thì cảm ơn tùy tâm. Tuy nhiên, cách chữa của Bắc là chữa theo tâm linh, nếu ai đó đến nhờ Bắc chữa một cách thành tâm thì bệnh nhanh thuyên giảm và không phải ai cũng khỏi bệnh.
Bắc truyền năng lượng vào lưng anh Luyến chữa bệnh thoái hóa cột sống.
Anh Khanh, bố em Bắc bức xúc cho hay, thời gian vừa qua có một số tờ báo không biết lấy thông tin đâu đã nói gia đình anh bán hết ruộng vườn, sống nhờ vào tiền Bắc chữa bệnh. Nhờ vào Bắc mà gia đình anh mới có thể xây nhà. Sự thực thì gia đình anh Khanh vẫn làm hàng chục sào ruộng, bao nhiêu năm làm lụng vợ chồng anh dồn được ít tiền, vay mượn thêm của anh em mới xây cất được căn nhà.
Anh Khanh không khẳng định Bắc có khả năng chữa bệnh. Nhưng cũng nói rằng, có người bị xương khớp nhờ Bắc dùng tay xoa bóp nhiều lần đã khỏi bệnh. Điều đó là có, anh mong rằng có một cơ quan nào đó có thể đứng ra làm các thực nghiệm để chứng thực khả năng của con mình.
Trước khi ra về, tôi hỏi Bắc rằng : "Em định bao giờ cưới vợ"? Bắc tủm tỉm cười nói: " Em giờ vẫn còn muốn đi chơi bi, đánh khẳng với trẻ con trong xóm thì làm sao lấy vợ được anh". Lời nói của chàng trai 17 tuổi, làm cho tôi ngỡ như đó là lời của đứa trẻ lên 7. Bắc giờ chỉ có điều ước duy nhất là gia đình sống cạnh biển, để mỗi khi chân em bị nóng sẽ nhúng xuống nước cho tiện. Vì Bắc biết rằng, chân của em sẽ vĩnh viễn không thể bình thường như bạn bè cùng lứa. Còn về chữa bệnh, ai có bệnh nhờ thì Bắc chữa, em chỉ muốn hỗ trợ, giúp đỡ người dân xung quanh.
- "Thời gian vừa qua cũng có một số người đến nhờ Bắc chữa bệnh, nhưng việc chữa trị khỏi hay không thì chính quyền chúng tôi không nắm được. Hiện tại gia đình anh Khanh, bố cháu Bắc vẫn làm 7 sào ruộng". Ông Vũ Trung Hùng (Trưởng thôn làng Ốc) - "Khả năng tác động bằng năng lượng từ đôi bàn tay của người này vào chỗ đau của người khác có thể khỏi bệnh là có thực. Bộ môn Dưỡng sinh Tâm thể cũng áp dụng phương pháp đó và chữa khỏi nhiều bệnh như thoái hóa cột sống, bệnh câm, điếc... Vì thế, việc cậu bé Đặng Sử Bắc ở Thanh Hóa có thể chữa bệnh cho người dân bằng phương pháp truyền năng lượng vào chỗ đau là chuyện bình thường. Người dân không nên thần thánh sự việc". TS Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng - UIA)
Theo vietbao
Tận cùng nỗi đau của người lính có hai con nhiễm chất độc da cam Tận cùng của cái nghèo, tận cùng của nỗi đau, ông Lại Văn Biên chôn giấu tất cả những khổ sở cùng cực đó vào đáy lòng để 33 năm qua chăm sóc cho hai "cây chuối" của mình. Người làng Tường An, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình gọi 2 người con trai của ông Biên là hai "cây...