Rơi nước mắt cảnh vợ nuôi chồng lớn hơn 22 tuổi nguy kịch sau tai nạn: “Anh phải về đưa con mình đi học…”
“Con mình mới 6 tuổi, nó cần có cha. Anh phải tỉnh lại, phải về với mẹ con em, anh nghe em nói không…” – tiếng chị Nguyễn Thị Lùn (31 tuổi) bất lực, hòa lẫn vào tiếng máy thở đều đều lạnh lẽo.
Hơn 2 tuần qua, ông Nguyễn Văn Quang (53 tuổi, ngụ huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) phải nằm điều trị tại khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Quận 2 (TP.HCM).
Tại nạn đến quá bất ngờ đã khiến cuộc đời ông rẽ sang một hướng khác, khiến gia đình ông lâm vào tình cảnh bế tắc, điêu đứng.
Chị Lùn bên cạnh chồng.
Ông Quang vẫn hôn mê sau nhiều ngày điều trị.
Nhìn sắc mặt chồng không có chút sinh khí, chị Nguyễn Thị Lùn (31 tuổi) nghẹn ngào. Nhưng kêu mãi mà mắt ông Quang vẫn trắng bệch, không có biểu hiện phản xạ.
Chị Lùn chia sẻ, 6 năm trước chị kết hôn với ông Quang dù biết ông đã có một đời vợ. Họ có với nhau một bé gái kháu khỉnh. Hằng ngày chồng đi cạo mủ cao su mướn còn vợ phụ bán quán nước. Thu nhập không nhiều nhưng cũng đủ nuôi con và trang trải sinh hoạt hằng ngày.
Tai nạn đến quá bất ngờ đẩy số phận bệnh nhân rơi vào bi kịch.
Hôm xảy ra sự việc (2/9), hai mẹ con đang ngồi trong nhà thì vô tình chứng kiến người chồng, người cha gặp nạn.
“Anh ấy đang đứng ở lề đường gần nhà thì một chiếc xe máy lao nhanh tới tông phải. Ảnh ngã quỵ xuống bất tỉnh. Tôi nghe tiếng động thì chạy ra và chứng kiến hết. Cả con gái 6 tuổi của tôi cũng thấy. Con bé khóc nhiều lắm…” – chị Lùn kể.
Khoa Gây mê hồi sức, BV Quận 2.
Video đang HOT
Sau tai nạn, ông Quang được đưa đến bệnh viện (BV) địa phương cấp cứu trước khi chuyển lên tuyến trên vì tình trạng quá nặng.
Tại khoa Hồi sức cấp cứu, BV Chợ Rẫy, trước tình trạng chấn thương sọ não kèm máu tụ nhiều dưới màng cứng, các bác sĩ đã mở sọ giải áp cho bệnh nhân.
Chị Lùn lay chồng dậy mãi mà không được.
Sau 2 tuần chăm sóc tích cực, ông Quang được chuyển về BV Quận 2 để tiếp tục điều trị, theo dõi.
Bác sĩ Phùng Quang Minh Hoàng, Đơn vị Hồi sức ngoại thần kinh, khoa Gây mê Hồi sức, BV Quận 2 chia sẻ, thời điểm nhập viện bệnh nhân đã yếu liệt nửa người, cử động vô thức, đồng tử không co giãn và bị nhiễm trùng dữ dội.
Bác sĩ cho biết bệnh nhân bị yếu liệt nửa người.
Các bác sĩ đã dùng kháng sinh liều cao để giải quyết tình trạng nhiễm trùng, dùng thuốc vận mạnh, điều trị tích cực. Đến nay dù bệnh nhân vẫn chưa tỉnh nhưng não đã không còn tổn thương thêm.
Ngoài nhiễm trùng thì ông cũng cử động trong vô thức.
Nếu tình hình ổn định, bệnh nhân có thể được xem xét chuyển xuống khoa thường theo dõi điều trị nhằm giúp giảm chi phí vì hiện tại viện phí đã hơn 60 triệu đồng.
“Để bệnh nhân có thể hồi phục là cả một quá trình lâu dài, chưa thể nói trước điều gì và viện phí sẽ còn tiếp tục tăng cao. Hoàn cảnh của bệnh nhân khó khăn, đã không còn khả năng chi trả nên rất cần sự chung tay của cộng đồng” – bác sĩ nói.
Để bệnh nhân có thể hồi phục là cả một quá trình lâu dài.
Nghe thông tin từ bác sĩ, chị Lùn buồn rầu. Chị cho biết sau khi gây tai nạn, người chạy xe máy có hỗ trợ vài triệu đồng nhưng giờ thì biệt tăm.
Những ngày tại BV Chợ Rẫy có các con vợ trước của ông Quang chi trả viện phí. Nhưng giờ thì chị phải đang chạy vạy vay nóng khi tiền của gia đình đã cạn.
“Anh phải tỉnh lại, phải về với mẹ con em, anh nghe em nói không…” – tiếng chị Nguyễn Thị Lùn (31 tuổi) bất lực.
“Em mong chồng em sớm khỏe. Anh ấy là hi vọng, anh ấy phải sống. Con mình mới 6 tuổi, nó cần có cha. Anh phải tỉnh lại, phải về với mẹ con em, anh nghe em nói không…” – tiếng chị Nguyễn Thị Lùn (31 tuổi) bất lực, hòa lẫn vào tiếng máy thở đều đều lạnh lẽo.
Độc giả muốn giúp đỡ hoàn cảnh bệnh nhân có thể liên lạc trực tiếp vợ bệnh nhân (chị Lùn) qua số điện thoại: 0376815423.
Hoặc liên hệ ông Trần Quang Châu, Trưởng phòng CTXH của BV, SĐT: 028 54327888 (Tổng đài Bệnh viện quận 2).
Số tài khoản: 0071001247244. Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Bến Thành. Xin chân thành cảm ơn!
Theo aFamily
Tài xế taxi bỏ mặc nạn nhân sau tai nạn : Sự vô cảm lấn át lòng nhân ái
Tài xế taxi bỏ mặc nạn nhân sau khi va chạm giao thông làm 1 người chết cho thấy xã hội đang đối mặt với tình trạng vô cảm trước nỗi đau người khác.
Công an quận Tân Phú, TP HCM đang khẩn trương điều tra làm rõ vụ tai nạn giữa taxi Vinasun do tài xế Đặng Tấn Phú (48 tuổi) điều khiển và xe máy do Nguyễn Hoàng Long (16 tuổi, ngụ Hóc Môn) cầm lái, chở chị Nguyễn Thị Mỹ Tiên (24 tuổi, quê Bến Tre), xảy ra trên đường Võ Công Tôn ở P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM rạng sáng 25/6 vừa qua.
Hình ảnh tài xế taxi xuống nhìn nạn nhân nằm bất động rồi bỏ đi.
Đáng lên án là sau khi xảy ra va chạm khiến 2 nạn nhân trên xe máy văng lên vỉa hè, co giật rồi nằm bất động thì tài xế taxi chỉ xuống xe đứng nhìn khoảng chục giây, rồi nhanh chóng bỏ trốn khỏi hiện trường, để mặc 2 nạn nhân trong tình trạng nguy kịch.
Hậu quả là người phụ nữ trẻ đã tử vong, người còn lại bị thương nặng. Quá trình điều tra, công an xác định cả hai người điều khiển phương tiện đều có lỗi, trong đó tài xế Phú vi phạm 2 lỗi là rẽ trái không bật tín hiệu và rời khỏi hiện trường, không giúp đỡ người bị nạn. Hành vi của tài xế taxi bị cộng đồng lên án mạnh mẽ.
Anh Huỳnh Quốc Long, hành nghề tài xế tại TPHCM bức xúc: "Nếu không đủ kinh nghiệm sơ cứu thì mình phải báo với công an hay lực lượng chức năng gần nhất để đưa nạn nhân đi cấp cứu. Ở đây mình lại bỏ đi luôn như vậy, thì cái tâm không cho phép và xã hội cũng lên án cách ứng xử như vậy".
Hình ảnh do camera ghi lại cho thấy, ngoài tài xế taxi bỏ đi khỏi hiện trường sau tai nạn, còn có 17 người khác và một ôtô 4 chỗ di chuyển qua khu vực, thấy cảnh nam thanh niên vùng vẫy kêu cứu, cô gái nằm bất động trên vỉa hè nhưng không ai tiến lại gần, chỉ có một người đi xe máy dừng lại.
Luật sư Nguyễn Thạch Thảo.
Trao đổi về vấn đề pháp lý, luật sư Nguyễn Thạch Thảo cho rằng, tình tiết nghiêm trọng của vụ việc là cô gái đã tử vong do không được cấp cứu kịp thời. Trường hợp này, tài xế có thể đối mặt với khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù theo điểm C khoản 2 điều 260 Bộ Luật hình sự, với tình tiết tăng nặng là không cứu giúp nạn nhân. Những người khác chứng kiến vụ việc mà không giúp đỡ người gặp nạn, nếu bị truy xét cũng sẽ chịu mức phạt theo quy định của pháp luật.
"Trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật, thì bất cứ một người dân nào khi thấy người khác bị rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng thì tất cả những người đó phải có nghĩa vụ đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời. Ngoài ra còn phải làm những động tác điện thoại nhờ hỗ trợ của các cơ quan chức năng và công an", luật sư Thảo cho hay.
Chuyên gia tâm lý - đào tạo kỹ năng mềm Đỗ Văn Sự, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo nhân lực và hợp tác Quốc tế.
Chuyên gia tâm lý - đào tạo kỹ năng mềm Đỗ Văn Sự, Phó Viện trưởng Viện Đào tạo nhân lực và hợp tác Quốc tế cho rằng, đoạn clip ghi lại vụ tai nạn giữa taxi và xe máy lan truyền trên mạng đã để lại cảm xúc tiêu cực, nhất là cách ứng xử của người có liên quan trực tiếp và những người dân đi qua hiện trường.
Tài xế taxi không dám chịu trách nhiệm, đối mặt với hậu quả vụ tai nạn có nguyên nhân sâu xa là do thiếu kỹ năng, thiếu sự can đảm và bình tĩnh khi xảy ra sự cố. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp ra tay giúp đỡ người gặp nạn nhưng rồi bị vạ lây đã dẫn đến tâm lý sợ liên lụy, khiến họ quay đi, vô cảm trước nỗi đau của người khác.
Chính vì vậy, việc trang bị cho người dân, kể cả trẻ em về kỹ năng sơ cấp cứu hay ý thức dám làm, dám chịu trách nhiệm rất cần được quan tâm giáo dục ngay từ gia đình, nhà trường. Những hành động nghĩa hiệp, giúp đời, giúp người cần được tuyên truyền nhiều hơn, để những hành động, nghĩa cử đẹp đẽ, nhân văn được lan toả rộng rãi.
Chuyên gia tâm lý Đỗ Văn Sự nói: "Có nhiều người nêu lý do sợ bị dàn cảnh nhưng trong trường hợp này, có nhiều người đã đặt lợi lợi ích của mình lên trên lợi ích của người khác, khiến chúng ta đối diện với hệ lụy kéo theo là sự thờ ơ, vô cảm biểu hiện rất rõ".
Mỗi ngày trên cả nước xảy ra hàng trăm vụ va chạm và tai nạn giao thông. Có rất nhiều nạn nhân được cứu sống nhờ được đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời, nhưng cũng có người phải đối mặt với tử thần hoặc thương tật suốt đời vì không được giúp đỡ kịp thời. Tai nạn, rủi ro là điều không ai mong muốn. Sẽ ra sao nếu chính bản thân hoặc người thân của mình rơi vào tình cảnh tương tự, không ai giúp đỡ khi chẳng may gặp nạn giữa đường? Vì vậy, mỗi người hãy đặt bản thân mình vào vị trí người khác để cảm nhận, đồng cảm với nỗi đau của họ. Giúp đỡ mọi người khi khó khăn là việc làm cần thiết và là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Nó không chỉ thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam mà còn là cách hành xử của những người có văn hóa, là tấm gương cho con cháu noi theo./.
Theo Vinh Quang/VOV- TP HCM
Cô gái bị nạn không ai cứu và quyết định của bạn Vụ việc cô gái bị bỏ mặc khi tai nạn ở quận Tân Phú, TP.HCM đã tạo nên nhiều tranh luận trái chiều. Ngay sau các bài viết " V ụ cô gái bị tai nạn không ai cứu: Tôi đau lắm" (tác giả là bạn đọc Thái Hoàng) ; "Vụ cô gái bị tai nạn không ai cứu: Vì sao tôi chọn...