Rơi nước mắt cảnh người dân bới bùn đất tìm tài sản sau trận lũ quét kinh hoàng
Trong những ngôi nhà bị vùi trong bùn đất, người dân trở về cố tìm lại chút tài sản, nhưng tất cả đều đã hư hỏng.
Trận lũ quét kinh hoàng chưa từng có trong lịch sử khiến xã Tà Cạ, thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An thiệt hại nặng nề. Một ngày sau, khi lũ đã rút, đảm bảo an toàn người dân mới dám trở về nhà. Nhưng sức tàn phá khủng khiếp của cơn lũ đã khiến tất cả bị cuốn trôi hoặc nhấn chìm trong bùn đất. Ai nấy đều xót xa, bởi tài sản tích cóp bấy lâu nay đầu mất hết. Họ cố bới lớp bùn đất tìm kiếm chút tài sản, nhưng không còn gì cả.
Khung cảnh hoang tàn nơi cơn lũ quét đi qua. (Ảnh: CTV)
Bà Vang Thị Bình (SN 1959, trú tại khối 1 thị trấn Mường Xén) tìm được ít quần áo, đồ dùng sinh hoạt của gia đình nhưng tất cả đều đã hư hỏng. Đã sống hơn 60 năm nhưng đây là lần đầu bà chứng kiến một trận lũ kinh hoàng đến vậy. Nước ầm ầm đổ về, dòng Huồi Giảng đục ngầu cuộn xiết như muốn nuốt chửng tất cả.
Chưa bao giờ người dân nơi đây đối đầu với một trận lũ kinh hoàng đến vậy. Anh Lô Văn Thọ (SN 1991, trú tại khối 1, thị trấn Mường Xén) mở cửa hàng sửa chữa, mua bán máy tính, các thiết bị điện tử, vay được chút vốn nhưng giờ hàng anh nhập về đều đã đi theo cơn lũ kinh hoàng, khiến anh trắng tay, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
“Sáng nay, em mới vào được nhà mình. Nhưng giờ mọi thứ đều ngập trong bùn đất, máy tính, các thiết bị điện tử coi như hỏng hết cả”, anh Thọ xót xa.
Người dân cố tìm kiếm chút tài sản còn sót lại trong đống đổ nát sau cơn lũ dữ. (Ảnh: CTV)
Người mẹ già tìm được ít quần áo trong lớp bùn đất nhưng tất cả đã hư hỏng. (Ảnh: CTV)
Những gương mặt thất thần trong các căn nhà đã tan hoang sau lũ, người dân nơi đây chưa bao giờ chứng kiến một trận lũ với sức tàn phá khủng khiếp đến vậy. Họ cố gắng tìm trong đống đổ nát những thứ có thể dùng được nhưng đều vô vọng.
Video đang HOT
Cả buổi lật tìm, chị Trần Thị Huyền mới thấy tấm ảnh cưới, may mắn nó vẫn chưa hư hỏng, còn lại tất cả tài sản đã mất sạch.
Tấm ảnh cưới được tìm thấy nguyên vẹn.
Một chiếc cầu tre nhỏ được bắc tạm qua dòng Huồi Giảng để tiếp tế các nhu yếu phẩm cho bà con xã Tà Cạ địa phương bị trận lũ quét tàn phá nặng nề nhất. Chính quyền địa phương cùng các cơ quan đoàn thể đang huy động tối đa nhân lực, phương tiện khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.
Phía ngoài những đoàn cứu trợ đang vận chuyển các nhu yếu phẩm trực tiếp vào giúp đỡ người dân. Không khí khẩn trương, ai nấy đều không thể tin vào cảnh tượng trước mắt của mình, đâu đâu cũng ngập ngụa trong bùn đất.
Những người dân ở những vùng không bị ngập của thị trấn Mường Xén cũng đến chi viện với đủ các loại dụng cụ. Tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn với hi vọng những gia đình bị thiệt hại sớm ổn định đời sống.
Nhà anh La Trung Dũng (SN 1983, trú tại khối 1, thị trấn Mường Xén) nằm bên cạnh dòng khe Huồi Giảng, nơi cơn lũ đổ về, lúc này người mẹ già của anh Dũng kịp thoát ra ngoài chạy sang hàng xóm mới thoát khỏi cơn lũ. Tất cả mọi tài sản phía trong, một phần đã bị nước lũ cuốn trôi, một phần thì bị nhấn chìm trong lớp bùn đất. Trở về căn nhà đã tan hoang anh cũng chẳng buồn dọn dẹp, bởi cũng chẳng còn gì để dọn.
Người dân bắc tạm chiếc cầu để chi viện cho Tà Cạ.
Trên các tuyến đường chính, những chuyến xe lớn hối hả chở bùn đất ra khỏi vùng tâm lũ, nhưng khối lượng quá lớn, sau một ngày vẫn chẳng vơi được bao nhiêu. Hiện lực lượng chức năng, cùng người dân đang khẩn trương khắc phục hậu quả để sớm ổn định đời sống cho người dân.
Tây Bắc chủ động ứng phó với lũ quét, sạt lở đất
Do ảnh hưởng của bão số 3, từ đêm 25/8 đến sáng nay, khu vực Tây Bắc hầu hết đều có mưa trên diện rộng, nhiều nơi mưa to, với lượng mưa trên 120mm.
Chính quyền và người dân theo dõi sát diễn biến của mưa lũ, chủ động triển khai ứng phó nhằm giảm thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra.
Suốt đêm qua và sáng nay, TP Sơn La và nhiều địa phương trong tỉnh Sơn La có mưa trên diện rộng; một số nơi mưa to, như tại Tú Nang, huyện Yên Châu lượng mưa hơn 140 mm, Mường Lựm (Sông Mã) gần 120mm... Mưa lớn khiến một số suối như Nậm Pàn, Nậm La có lũ; một số vị trí trên các tuyến giao thông, đất đá chảy tràn mặt đường, gây khó khăn cho người tham gia giao thông.
Mưa lớn gây ngập úng nhiều diện tích lúa của người dân
Dù chưa ghi nhận có những thiệt hại lớn, song trước tình hình mưa được dự báo còn diễn biến phức tạp trong ngày hôm nay và trong sáng nay mưa vẫn đang tiếp diễn, chính quyền các địa phương ở tỉnh Sơn La đã chủ động hướng dẫn người dân tích cực triển khai các biện pháp ứng phó.
"Ban chỉ huy PCTT và TKCN xã đã phân công các thành viên xuống trực tiếp các bản tuyên truyền vận động bà con nhân dân là đối với các hộ ở chân núi đá, hoặc là những bản có nguy cơ sạt lở đất thì chủ động di dời tài sản và con người đến nhà văn hóa và đến các hộ gia đình anh em lân cận ở nhờ để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bà con cũng không được ra ngoài suối, cũng không nên ra khỏi nhà khi đang có mưa to, gió lốc để tránh xảy ra tai nạn", ông Lèo Văn Hưởng, Chủ tịch UBND xã Chiềng Xôm, TP Sơn La cho biết.
Mưa lớn khiến một số suối như Nậm Pàn, Nậm La có lũ; một số vị trí trên các tuyến giao thông, đất đá chảy tràn mặt đường, gây khó khăn cho người tham gia giao thông.
Tại tỉnh Điện Biên, mưa cũng xảy ra trên diện rộng, tập trung nhiều ở các huyện Mường nhé, Nậm Pồ, Mường Chà, Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Ảng, Điện Biên Đông và thị xã Mường Lay.
Ông Nguyễn Trọng Huế, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Biên Đông cho biết: Trên địa bàn đến nay chưa ghi nhận thiệt hại do mưa lũ. Tuy nhiên Điện Biên Đông là một trong những địa phương thường chịu nhiều thiệt hại nặng nề về tài sản do thiên tai gây ra.
Nhiều khu dân cư bị ảnh hưởng do nước và đất đá chảy tràn ra mặt đường
Từ đầu năm đến nay, ước tính thiệt hại đã xấp xỉ 10 tỷ đồng. Vì vậy, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN huyện đang chỉ đạo các xã tập trung xây dựng các phương án chủ động ứng phó với đợt mưa do hoàn lưu bão số 3 đảm bảo chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế.
"Tại các xã thì chúng tôi đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; đặc biệt là thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ. Xã, huyện đều phải thường xuyên cập nhật các thông tin về thời tiết, kịp thời thông tin đến người dân để mỗi người chủ động các biện pháp ứng phó", ông Huế chia sẻ.
Sạt lở, tắc đường trong sáng 26/8 tại QL 37, đoạn gần thủy điện Suối Sập, huyện Bắc Yên, Sơn La
Từ chiều tối qua đến nay, các khu vực trong tỉnh Yên Bái cũng có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Theo cơ quan chức năng, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, dự báo trong những giờ tới tiếp tục có mưa to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50 - 100mm/24h, có nơi trên 200mm/24h.
Trước nguy cơ ngập úng, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào, chính quyền các địa phương cũng đã sử dụng mạng xã hội, các phương tiện thông tin khác để tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn nhân dân phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại, đặc biệt là việc không ngủ lại lán nương, không di chuyển qua sông suối khi nước dâng cao... Bên cạnh đó là chủ động gia cố chuồng trại, thu hoạch hoa màu đến kỳ để tránh bị hư hỏng.
Mưa lũ gây sạt lở, tắc đường từ Nậm Păm đi Ngọc Chiến, Mường La, Sơn La
"Chúng tôi xác định công tác tuyên truyền để người dân hiểu và tự phòng tránh là chính. Phòng Nông nghiệp theo dõi dự báo thời tiết rất là sát để kịp thời báo cho nhân dân ở các thôn bản khi mà có mưa to, giông lốc, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Một giải pháp nữa là chúng tôi rà soát các hộ gia đình ở trong vùng nguy hiểm thì chúng tôi kiên quyết di dời", bà Lương Thị Xuyến, Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái nói./.
Lũ quét khiến 8 người ra đi, hàng chục nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm Những ngày qua, bà con trên khắp cả nước đều hướng về "khúc ruột" miền Trung khi nơi đây bị lũ lụt, lốc xoáy, lũ quét tràn phá. Nhiều ngôi nhà bị cuốn trôi, hàng chục nghìn ha lúa, hoa màu mất trắng... Không chỉ tổn thất về tài sản, có nhiều người đã ra đi vì thiên tai. Nhiều ngôi nhà chìm...