Rơi nước mắt cảnh mẹ bệnh hiểm nghèo nuôi con thơ dại
Người mẹ vừa tàn tật vừa chống chọi với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối vẫn hằng ngày tự tay nấu cơm cho con rồi có những ngày không còn gạo thì lặc lè đi từng nhà xin cơm cho con ăn. Nhìn cảnh ấy, làng xóm ai cũng đau lòng đến rơi nước mắt
Mồ côi, tàn tật, đói nghèo, bất hạnh… đó là những gì chị Đỗ Thị Giàu, ở thôn Thanh Minh, xã Minh Nghĩa, huyện Nông Cống (Thanh Hoá ) dù sắp bước về thế giới bên kia với căn bệnh hiểm nghèo quái ác vẫn đang phải gánh chịu.
Dù đau đớn vì bệnh tật hiểm nghèo, chị Đỗ Thị Giàu vẫn cố gắng tự tay nấu cơm cho đứa con của mình
Chúng tôi đến thăm mẹ con chị theo lời cầu cứu của những người hàng xóm nơi người đàn bà bất hạnh này đang sống. Cái nắng gay gắt như đổ lửa khiến căn nhà nhỏ thó nằm lọt thỏm trong xóm nghèo của mẹ con chị càng trở nên ngột ngạt và oi bức. Trong góc nhà tối om, chị khập khiễng với chân tàn tật, dáng người còm cõi ra mở cửa, giọng nói đã thều thào không thành tiếng.
Căn nhà nhỏ khoảng chục m2 mà vẫn thấy trống huơ, trống hoác vì chẳng có vật gì ngoài chiếc giường đơn cũ kỹ. Bắt đầu câu chuyện về cuộc đời chị là những giọt nước mắt tủi phận, người đàn bà với 45 mùa xuân đi qua là những ngày tháng cay đắng, cùng cực của bất hạnh. Tôi đã nghĩ chị không còn nước mắt để khóc thế nhưng khi kể về cuộc đời mình, nước mắt chị vẫn cứ tuôn rơi như để trút hết những đớn đau cuộc đời để chị bước sang thế giới bên kia, nơi ấy sẽ không còn khổ đau nữa.
Ngay từ khi chị 15, 16 tuổi thì bố mẹ qua đời, không những thế, chị sinh ra đã tàn tật một chân, rồi càng lớn, khắp cơ thể chị lại mọc lên những khối u nhọt. Anh, chị mỗi người lớn lên lập gia đình, còn chị tàn tật nên ở vậy quanh năm lam lũ với đồng ruộng mưu sinh.
Năm chị 35 tuổi, một người đàn ông góa vợ đã tìm đến với chị, tưởng hạnh phúc sẽ mỉm cười với người phụ nữ bất hạnh này. Thế nhưng, cái đói, cái nghèo khiến chồng chị bỏ đi khi đứa con trai chị sinh ra chưa đầy 3 tuổi. Sau ngày chồng bỏ đi, chị dắt díu con vào miền Nam làm ăn. Cậu bé con của chị mới 3 tuổi đã phải đội mưa, đội nắng khắp Sài Thành theo mẹ làm thuê làm mướn. Nhưng những đồng tiền kiếm được mỗi ngày cũng chẳng đủ để mẹ con chị trả tiền trọ và tiền ăn hàng tháng.
Nỗi bất hạnh không chỉ dừng lại ở đó, đầu năm 2012, chị thấy xuất hiện một cục u ở vú, không có tiền nên chị để liều mãi đến mấy tháng sau thấy đau và mệt chị mới tặc lưỡi đi khám thì phát hiện ra mình đã mắc căn bệnh ung thư vú giai đoạn 2. Lúc ấy, chị đã từng cầu xin bác sĩ rằng: “Em nghèo lắm, chồng thì bỏ đi, bác sĩ cứu em với để em còn sống nuôi con”, bác sĩ bảo chị nếu có bảo hiểm thì sẽ phải trả ít tiền thôi nhưng với chị lúc đó bảo hiểm cũng không có, một xu cũng không còn.
Cậu bé ngồi húp canh khi mẹ vật vã trước những cơn đau do bệnh ung thư mang lại
Giữa nơi đất khách quê người chị chẳng biết bấu víu vào ai, chị quyết định về quê nhưng cũng không có nổi vài trăm để bắt xe về thế rồi chị bế con đi xin những người công nhân cũng nghèo khổ, làm thuê làm mướn cùng chị mới có tiền về quê.
Về quê, chị được anh em, bà con hàng xóm mỗi người gom một ít để chị mổ và xạ trị hoá chất được vài lần. Bác sĩ bảo phải điều trị liên tục thì mới có cơ hội kéo thêm sự sống nhưng chị với hai bàn tay trắng, những bữa ăn của mẹ con chị cũng phải chờ vào sự cưu mang của bà con hàng xóm thì lấy đâu ra tiền điều trị. Cho đến bây giờ thì bệnh của chị đã quá nặng, khối u đã di căn vào phổi và đang ở giai đoạn cuối. Thằng bé con của chị năm nay cũng đủ tuổi vào lớp 1 nhưng chị cũng đâu có tiền cho con đi học.
Chị Giàu nằm trên giường bệnh trong nỗi cô đơn và lo lắng cho tương lai của đứa con trai bé nhỏ khi chẳng may chị nhỡ mất đi
Video đang HOT
Giờ đây, những ngày cuối đời của chị vẫn trôi đi trong cái đói nghèo lay lắt, đớn đau của bệnh tật hành hạ đến cùng cực. Nhưng có lẽ cái đau đớn ấy không bằng cái nỗi đau của người mẹ bất lực nhìn đứa con thơ dại của mình rồi đây sẽ ra sao. Chị nghẹn ngào trong tiếng nấc: “Có lẽ tôi chết cũng không nhắm mắt được khi đẻ con ra mà không nuôi được con, để con sống đói, sống khổ, giờ lại còn bỏ nó mà đi. Ước nguyện lớn nhất trước khi chết là con được ai đó nhận nuôi rồi mang cháu đi, tôi không muốn trong đầu óc non nớt của nó, mẹ nó đã chết khổ sở như thế nào…” nói đến đó chị lại khóc, tôi hiểu tình thương con của người mẹ một đời bất hạnh này.
Mặc dù, bước đi khập khiễng, đau đớn trong người, nói không thành tiếng nữa nhưng người mẹ ấy vì thương con vẫn hằng ngày tự tay nấu cơm cho con rồi có những ngày không còn gạo thì lặc lè đi từng nhà xin cơm cho con ăn. Thằng bé con của chị cứ vô tư lẽo đẽo theo chân mẹ và thích thú khi có ai đó cho miếng bánh, cái kẹo. Nó chẳng biết, nước mắt người mẹ ấy đang lặng lẽ chảy. Nhìn cảnh ấy, làng xóm ai cũng đau lòng đến rơi nước mắt.
Cô Cao Thị Sinh, hàng xóm của chị Giàu bùi ngùi tâm sự: “Mang tên là Giàu nhưng tôi thấy chưa thấy ai khổ như cô ấy, khổ từ khi sinh ra cho đến chết. Bà con hàng xóm thương lắm nhưng cũng chỉ gom được một ít tiền hoặc cho bát cơm, bát cháo thôi vì ở quê ai cũng nghèo cả. Hôm trước hội phụ nữ cũng góp cho được 15kg gạo, còn những ngày tới thì không biết hai mẹ con sẽ xoay sở ra sao nữa. Cô ấy không có tiền nên chỉ chờ chết chứ cũng không đi lên viện điều trị được nữa”.
Chia tay mẹ con chị Giàu mà hình ảnh người đàn bà khốn khổ, còm cõi bồng trên tay đứa con trai ngây thơ và ánh mắt ái ngại của bà con hàng xóm vẫn cứ ám ảnh chúng tôi. Chỉ mong sao ước mơ cuối đời của người đàn bà cả cuộc đời bất hạnh ấy thành hiện thực.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1011: Chị Đỗ Thị Giàu, ở thôn Thanh Minh, xã Minh Nghĩa, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá ĐT: 01627.542.860 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Sự thật phía sau "ma độc" giết người ở vùng cao
Xã Đức Hồng vốn nằm bao quanh những dãy núi cao chót vót. Nhìn bề ngoài, những ngôi nhà sàn mọc san sát trông rất hoang sơ và trầm mặc. Nhưng đằng sau vẻ yên bình này lại là những chuyện bi thương, oán thán cần được thanh minh, gột rửa...
Bi kịch những người bị gán mác "ma thuốc độc"
Men theo những con đường rải đá nhấp nhô, gồ ghề đi vào các thôn bản trong xãĐức Hồng, chúng tôi truy tìm tung tích của "ma độc". Hỏi người dân ở bản Nà Khiêu,Nà Ngườm không ai không biết đến Hoàng Văn T và Hoàng Văn C - hai "ma độc" một thời. Tuy nhiên, công việc tìm kiếm của chúng tôi phải dừng lại vì người tên C đã chuyển vào miền Nam sinh sống và một người đã mất cách đây nhiều năm.
Trưởng bản Nà Khiêu Ngân Bá Tạ
May mắn, anh Trưởng bản Nà Khiêu là Ngân Bá Tạ lại biết khá rõ về chuyện này. Anh chính là truyền nhân của người cha đã mất Ngân Bá Đàm một lang y nổi tiếng một thời về các bài thuốc chữa bệnh cứu người. Cho đến nay, anh vẫn còn nhớ như in những chuyện xảy ra tại các bản lân cận trong xã.
Theo anh Tạ, những năm 1990 chuyện về tục bỏ độc giết hại người đã ám ảnh mọi người dân đến cả ngay trong giấc ngủ. Đi đâu cũng nghe mọi người xôn xao, bàn luận về những cái chết bất thường, không rõ nguyên nhân. Sau khi bàn luận chán chê, cuối cùng người dân lại tìm cách bắt quả tang những người hạ độc.
Và rồi, một thời gian sau dân bản cũng tìm ra "ma độc". Không ai khác, đó chính là Hoàng Văn T, người đã đầu độc ông Lục Văn Thước ở bản Nà Ngườm. Người dân khẳng định ông T là người nuôi độc bởi vì hai lý do.
Thứ nhất, nơi ông Thước trúng độc là ở tại nhà Hoàng Văn T. Thứ hai, trong lúc ông Thước đang lên cơn sốt nặng, Hoàng Văn T đã chỉ đường mách nước đến nhà một thầy lang y lấy thuốc về chữa trị.
Người dân suy luận logic sự việc, cho rằng Hoàng Văn T lúc đầu đã cố ý hại ông Thước. Tuy nhiên, sau vài hôm Hoàng Văn T cảm thấy áy náy nên đã gián tiếp cứu sống ông Thước.
Ngay sau khi ông Lục Văn Thước được chữa khỏi, cả bản đã họp lại và đưa Hoàng Văn T vào nhà văn hóa lập biên bản và đòi giết. Vụ việc còn đưa lên Tòa án huyện giải quyết nhưng không có bằng chứng nên Tòa không xử lý và cho hai bên hòa giải.
Tuy nhiên, sau vụ kiện đó cả bản đã cô lập cả gia đình ông Hoàng Văn T, các ngày ma chay, đám cưới của bản không được phép tham gia. Trong thời gian đó, hễ mỗi lần ông T ra ngoài đường là bị thanh niên trong bản xua đuổi, dọa nạt, thậm chí đánh đập. Sau này, vì cô đơn với sự kỳ thị của dân làng mà ông sinh bệnh chết.
Còn người được người dân gọi là "ma độc" C lại giải thoát bằng cách đưa cả gia đình chạy vào miền Nam sinh sống. Trong thời gian sống ở bản Pác Bo, xã Cao Thăng (giáp ranh với xã Đức Hồng), ông C luôn chịu sự dị nghị, xa lánh của người dân trong vùng. Cũng không ai chứng kiến và dám khẳng định việc ông C nuôi độc hại người nhưng trong cái ý nghĩ của người dân nơi đây luôn chất chứa sự nghi hoặc, sợ hãi.
Chuyện bắt đầu xảy ra vào cuối những năm 1990. Đây là giai đoạn mà nghiệp bốc thuốc cứu người của ông C đang ở đỉnh cao. Tuy nhiên, danh tiếng ông C bị đánh mất khi bệnh nhân lấy thuốc từ ông về uống mà không khỏi bệnh và bị chết ngay sau đó.
Anh Nông Văn Khâm Phó Chủ tịch xã Đức Hồng
Người dân khi thấy chuyện chết chóc mang tính bí ẩn, lạ lùng lại đổ tội cho "ma độc". Nhiều người bắt đầu nghi ngờ, xa lánh, thậm chí có người còn thẳng thừng, có thể trong quá trình bốc thuốc ông C nhầm với cây thuốc độc nào đó nên mới dẫn đến cái chết của người bệnh nhân ở xã Cao Thăng.
Vì vậy, tin đồn cùng những lời thêu dệt lại được nhiều người bàn cãi. Họ vừa sợ hãi vừa âm thầm theo dõi nhằm bắt quả tang, bóc mẽ chiêu trò của ông C giết người bằng thuốc độc. Và rồi, ngày định mệnh cũng đã xảy đến với ông C.
Trong một bữa tối đi ăn cưới ở xã bên, một vị khách ngồi cùng mâm cỗ với ông C bỗng dưng bị đau bụng dữ dội. Lập tức, cả chủ nhà lẫn khách mời xúm quanh người đàn ông đang nằm ôm bụng. Mọi người liền nghi ngờ trong mâm nhất định đã có người bỏ độc.
Một lúc, có người nhảy xem vào đám đông ồn ào và hét to: "Kẻ bỏ độc chính là ông C, giờ thì không chối cãi được nữa nhé". Lập tức, những con mắt đổ dồn vào ông C. Những người trong mâm rượu cũng đã chứng kiến giữa người khách bị đau bụng đã uống với ông C mấy chén rượu nên đã lôi cổ ra khỏi nhà và đánh tới tấp.
Sau trận đòn "thừa sống thiếu chết", mãi đến sáng hôm sau ông C mới bò lê lết về tới nhà. Lúc đó, từ làng trên bản dưới khắp nơi đều bàn tán chuyện ông C "bị quả báo".
Nhiều người còn suy đoán, ông biết nhiều cây thuốc độc lẫn thuốc giải nên đêm đó đã ngậm cây thuốc ở ngoài đồng mới có thể giữ được mạng sống.
Không chịu được những ánh mắt nghi hoặc, khinh ghét, cũng chẳng thể thanh minh được nửa lời ông C đã cùng gia đình quyết định rời khỏi vùng quê.
"Tôi khẳng định là không có "ma độc"..."
Để biết thực hư về tục bỏ độc giết hại người, chúng tôi hỏi anh Nông Văn Khâm, Phó chủ tịch UBND xã Đức Hồng, anh Khâm cho biết: " Thực tế nhiều năm nay có xuất hiện những lời đồn về "ma độc", nhưng qua tìm hiểu thì không phải là sự thật. Nhiều người bị ngộc độc thực phẩm cũng đều đổ tội cho "ma độc". Làm sao mà có nhiều "ma độc" đến thế chứ. Người ta cứ đồn đại như thế làm tai tiếng cho xã chúng tôi. Tôi khẳng định là không có "ma độc".
Anh Khâm cho biết thêm, chuyện "ma độc" ngày xưa là do các cụ không hiểu biết, trình độ dân trí còn thấp nên mới có những lời đồn đại như vậy. Hiện nay, đời sống nhân dân được no đủ hơn, nhận thức cũng được nâng lên ắt sẽ loại bỏ được những ý nghĩ, tin đồn về tục bỏ độc giết hại người. Nhưng nỗi oan của cả xã chưa biết bao giờ sẽ được thanh minh, gột rửa?.
Nhiều khi do nghi ngờ mù quáng đã làm mất đi tình cảm thân thiết, sự gắn bó đoàn kết của những người dân trong các bản làng, dẫn đến những sự việc đáng tiếc như vừa kể trên.
Sự nỗ lực của chính quyền địa phương về việc công cuộc xây dựng, bảo vệ và công tác tuyên truyền nhằm phục vụ cho cuộc sống của nhân dân sẽ góp phần nhanh chóng đẩy lùi những hủ tục, mê tín dị đoạn để tránh sự việc đáng tiếc xảy ra, đặc biệt là đề phòng, cảnh giác kẻ xấu lợi dụng.
Theo vietbao
Cậu bé bị bố đốt và hành trình tìm lại tuổi thơ Sau thời gian dài chiến đấu với thần chết và trải qua nhiều cuộc phẫu thuật tạiViệt Nam và Hàn Quốc, giờ đây Vũ Quốc Linh - cậu bé bị bố ruột đốt ở huyện Nông Cống (Thanh Hóa) năm 2011 có một cuộc sống mới mà trước đó không ai có thể ngờ tới. Cậu bé nhút nhát hay hoảng sợ ngày...