Rối loạn tiêu hóa và thần kinh do ăn cà pháo có solanin
Cà pháo tuy tốt cho sức khỏe vì có nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại có solamin độc gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh của người dùng.
Chất độc nhiều trong cà sống
Cà pháo nói riêng và các loại cà trong họ cà nói chung được cho là thực phẩm có nhiều dinh dưỡng. Cà pháo được du nhập về Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 19, trong thời kỳ Pháp thuộc.
Trong khoa học về Đông y, gọi quả cà là di tử hay giả tử, ải qua. Dân gian Việt Nam gọi quả cà là ghém, cà pháo, cà muối.
Cà tươi và xanh có nhiều chất độc hơn cà đã chín. Ảnh minh họa
Thông thường, cà pháo có hoa trắng, tên khoa học thường gọi là Solanum torum. Tuy nhiên, công nghệ nhân giống phát triển, hiện nay đã có rất nhiều loại cà khác nhau như cà hoa vàng, hoa trắng, hoa tím.
Cà được xếp vào dòng cây nhỏ, lá xẻ thùy nông, có gai. Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên, trong thân, lá, hoa và quả cà pháo có chứa một ít chất độc. Loài cà nào có vị đắng nhiều tức là chất độc càng cao. Chất độc trong cà thường được biết tới là các alkaloids. Cà pháo còn có một lượng sitosterol, tuy không đáng lưu tâm nhưng lại có solanin độc. Quả cà chưa chín có lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín. Chất solanin trong cà được xác định giống như chất đọc trong mầm xanh hoặc phần xanh ở củ khoai tây.
Solanin (một loại glyco-alkaloid) có vị đắng và độc hại với cơ thể. Chúng có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây khoai tây, bao gồm lá, quả, củ, mầm.
Solanine rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngộ độc solanin chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt, ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt.
Ở hàm lượng lớn, ngộ độc solanine có thể gây tử vong. Có nghiên cứu cho rằng liều lượng từ 2 đến 5mg/kg thể trọng có thể gây triệu chứng ngộ độc và liều lượng từ 3 đến 6mg/kg thể trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 8-12 giờ sau khi tiêu thụ thức ăn, nhưng cũng có thể diễn ra trong vòng 30 phút khi ăn thức ăn có hàm lượng solanine cao.
Trong cuộc sống, quả cả thường được dùng để nấu, muối, luộc, xào, chiên…Quả cà cắt miếng ăn sống như rau, chấm mắm tôm hay mắm ruốc. Quả cà giòn tan, nhai sồn sột kèm với mắm mặn rất khoái khẩu nhưng cần cẩn thận, ăn nhiều có thể bị nhức mỏi do solanin độc. Trong “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” có ghi rằng: không nên ăn nhiều cà sống.
Các chuyên gia nói gì?
Video đang HOT
Cho biết trên báo chí mới đây, Bs. Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm dinh dưỡng TPHCM cho biết, một loại thực phẩm chứa độc thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của người dân Việt là cà pháo.
“Ông bà ta đã nhắc nhở “một quả cà bằng ba thang thuốc” vì trong thân, lá, hoa và quả cà pháo có chứa một ít chất độc là solanin (glyco-alkaloids). Loài cà nào có vị đắng nhiều, lượng chất độc càng cao”, Bs. Thủy nói.
Cà đắng – món khoái khẩu, thịnh hành ở các gia đình người Tây Nguyên. Ảnh minh họa
Trong cà tươi, hàm lượng chất này cao gấp 5-10 lần so với mức an toàn. Vì thế, ăn nhiều cà pháo tươi dễ bị ngộ độc. Khi nấu chín hoặc muối chua, chất độc trong quả cà còn không đáng kể.
Đối với một số người vừa mới ốm dậy, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh cần lưu ý khi ăn cà pháo. Cà pháo tính hàn, hơi độc, ăn nhiều có thể bị đau bụng và sinh cố tật cho nên người xưa thật có lý khi nói rằng một quả cà, ba chén thuốc. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.
Trên báo Dân trí, Lương y Đinh Công Bảy – Hội Dược liệu TP.HCM cho biết, đến nay chưa có nghiên cứu nào về độc tố có trong cà, nhưng kinh nghiệm ông cha ta cho thấy, khi cơ thể vừa mới khỏi bệnh, hoặc đang bị bệnh (cảm, tiêu chảy…) ăn cà, bệnh sẽ nặng hơn. Câu nói: “Một quả cà bằng ba thang thuốc” nhắc nhở chúng ta nên thận trọng khi ăn uống. Điều cần nhớ là cà trong câu này bao gồm cả cà pháo, cà tím, cà bát.
Theo BS. Phan Dung, Trung tâm Tư vấn sức khỏe người cao tuổi (Hà Nội), khi đang đau không nên ăn đồ lạnh, cá đồng, baba, cà pháo vì gây nhức xương khớp.
Đàn bà ăn nhiều cà pháo cũng gây trở ngại cho hoạt động của tử cung. Phụ nữ trong quá trình mang thai, những món ăn thuộc họ nhà muối như dưa muối, cà muối.. rất hấp dẫn bà bầu. Tuy nhiên những đồ muối gỏi, muối sổi này không phải lúc nào cũng đảm bảo vệ sinh, có nhiều chất chua, chất axit.. dễ dẫn đến phù nề, nên các thai phụ không nên ăn quá nhiều.
Theo Hải Thượng Lãn Ông, sữa do khí huyết tạo thành, sản phụ không nên ăn nhiều muối vì muối sẽ làm cho không có sữa, lại sinh ho, khó chữa. Ở người phụ nữ sau khi sinh, khí huyết còn suy yếu không nên ăn các thức ăn có chứa chất độc như cà pháo, cà bát, cà dái dê, măng, khoai mì,…Như vậy, phụ nữ sau khi sinh nếu ăn nhiều cà pháo muối sẽ gây bất lợi cho việc tạo sữa. Cả mẹ lẫn con có thể bị ho, khí huyết không thông, có thể gây nhức mỏi.
Cây cà gai hoa tím có hình dáng tương tự như cây cà gai hoa trắng, chỉ khác là hoa màu tím. Quả màu vàng đổi sang màu đỏ khi chín. Quả này không ăn. Đã có khá nhiều trường hợp ngộ độc do nhầm lẫn với loại trên.
Theo Đông y, cà pháo có tính hàn (thậm chí rất hàn), vì vậy kiêng dùng đối với người hư hàn, thận trọng khi phối hợp với các thức ăn hàn, nên ăn kèm các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả… người mới đau dậy, suy nhược không nên ăn cà, cà không nên ăn sống.
Theo Hồng Anh – Thu Huyền
Chất lượng Việt Nam
Bệnh tay - chân - miệng, chữa thế nào?
Tay - chân - miệng (TCM) là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virut đường ruột gây ra, hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là coxsackie virut nhóm A16 (CA16), A10 (CA10) và Enterovirus 71 (EV71).
Bệnh phần lớn là lành tính và tự khỏi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, nếu do EV71 thì có thể gây ra các vụ dịch lớn, có thể gây tử vong nhanh chóng cho trẻ em, nhất là trẻ nhỏ. Trong bài này chúng tôi đề cập đến cách theo dõi và xử trí cho bệnh nhân bị TCM do EV71.
Biểu hiện của bệnh
Bệnh TCM có biểu hiện bệnh cảnh rất khác nhau, có thể không có triệu chứng, có thể sốt nhẹ, phát ban đến thể rất nặng gây tử vong nhanh do biến chứng như phù phổi, suy tuần hoàn, hô hấp với các biểu hiện thần kinh khác nhau.
Nhìn chung đa số là thể nhẹ hay gặp ở cộng đồng. Sau thời gian 2 - 4 ngày nhiễm bệnh trẻ sẽ có các biểu hiện sau: Bệnh thường bắt đầu với sốt 38 - 390C, kém ăn, mệt mỏi, thường đau họng; Sau 1 - 2 ngày sốt thường xuất hiện đau ở miệng, nhìn thấy các vết đỏ rộp lên có thể gây loét.
Thương tổn thường thấy ở lưỡi, lợi răng và mặt trong niêm mạc má. Đồng thời xuất hiện các ban đỏ ở da, không ngứa, có thể có mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi có ở mông.
Những trường hợp có biến chứng nặng về hô hấp, thần kinh phải được theo dõi và điều trị ở bệnh viện.
Biểu hiện nốt phỏng ở lòng bàn chân trong bệnh tay chân miệng
Chữa trị thế nào?
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chống EV71, vì vậy việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và các biện pháp điều trị tích cực nhằm duy trì chức năng sống đối với các trường hợp nặng, đặc biệt có suy tuần hoàn, hô hấp.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị chống virut EV71. Một số nghiên cứu dùng acyclovir là thuốc kháng virut hoặc dùng interferon là một nhóm protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch của hầu hết các động vật nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh như virut, vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào ung thư.
Hiện nay, các chế phẩm interferon gamma chủ yếu được dùng trong các bệnh viêm gan do virut B, C hoặc HIV/AIDS. Còn các loại interferon có khả năng ức chế EV71 vẫn đang được thử nghiệm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương có đưa ra hướng dẫn xử trí bệnh TCM từ năm 2011 như sau:
- Nếu trẻ mới có các dấu hiệu như sốt hoặc bệnh sử có sốt, ban sẩn mụn nước ở tay chân, có thể loét miệng hoặc không. Đây là giai đoạn không có biến chứng có thể điều trị tại nhà các triệu chứng này: dùng paracetamol hạ sốt giảm đau. Uống bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol.
Dùng dung dịch sát khuẩn da như xanhmethylen, milian... và niêm mạc như zytee, kamistad... cho các vết loét. Và hướng dẫn cha mẹ nhận biết các dấu hiệu nguy cơ như sốt cao, li bì, nôn... để đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng chưa có nguy cơ từ 1 - 2 ngày hoặc tới 1 tuần lúc đó bé sẽ hồi phục.
- Nếu trẻ có các dấu hiệu nặng lên cần đưa trẻ tới viện ngay.
Lưu ý: Bệnh TCM là bệnh nhiễm khuẩn do virut đường ruột, nên kháng sinh thông thường không có tác dụng. Các bà mẹ thấy con bị bệnh TCM là dùng ngay kháng sinh mà không biết rằng bệnh TCM do virut nên việc dùng kháng sinh không những không có tác dụng gì đối với bệnh mà chỉ gây hại sức khỏe, làm bệnh nặng lên và tạo nên tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng rất khó khăn cho việc điều trị bệnh nói chung và bệnh TCM nói riêng.
Phòng ngừa dễ?
Vì chưa có vaccin phòng bệnh nên biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là thực hiện vệ sinh tốt được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng:
- Rửa tay đúng và thường xuyên bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Làm sạch các vết bẩn, các dụng cụ đồ chơi bằng xà phòng hay dung dịch sát khuẩn.
- Tránh tiếp xúc (hôn, ôm ấp, dùng chung đồ dùng hoặc cốc chén) với người bệnh TCM.
- Các cơ sở y tế, phòng dịch phải phát hiện và thông báo kịp thời các trường hợp bị bệnh.
BS. Nguyễn Thục Anh
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Thêm ca tử vong do MERS tại Ả Rập Xê Út Giới chức y tế tại Ả Rập Xê Út ngày 17.5 báo cáo có thêm ba trường hợp tử vong do nhiễm virus đường hô hấp MERS, đưa số người chết tại đất nước bị ảnh hưởng tồi tệ nhất bởi căn bệnh này lên 163 người. Hãng tin AFP dẫn nguồn từ Bộ Y tế Ả Rập Xê Út ngày 17.5 cho...