Rối loạn tâm thần vì hít bóng cười
Bất chấp cảnh báo từ các cơ quan chức năng, ở thời điểm hiện tại, vẫn có một bộ phận không nhỏ giới trẻ sử dụng bóng cười trong các cuộc vui.
Không hiếm trường hợp đã phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe.
Bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc khí N2O trong bóng cười. Ảnh: BV Việt Tiệp – Hải Phòng.
Bóng cười là quả bóng được bơm đầy khí N2O – một loại hóa chất không màu, có vị hơi ngọt được sử dụng trong y tế với đặc tính giảm đau và gây mê, và được sử dụng thương mại trong ngành công nghiệp ăn uống để sản xuất kem tạo bọt.
Thực tế cho thấy, bóng cười gây nhiều hệ lụy cho giới trẻ, như giảm tầm nhìn, giảm thính giác, dùng thời gian dài có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường cho hệ thần kinh, hệ tim mạch thậm chí là gây tử vong.
Bệnh viện Quân y 7A – TPHCM mới đây đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ (26 tuổi) có biểu hiện tê chi dưới tăng dần, cảm giác như kim châm, đi lại khó khăn, các biểu hiện này tăng dần và kèm theo rối loạn chức năng cơ vòng (rối loạn tiêu tiểu).
Video đang HOT
Phát hiện, xử lý quán bar phục vụ bóng cười cho khách tại chỗ ở Hà Nội. Nguồn: CATPHN.
Bệnh nhân phát hiện các triệu chứng này trước nhập viện 15 ngày sau khi sử dụng khoảng 6-7 quả bóng có chứa khí N2O trong 2 ngày liên tiếp, các biểu hiện này tăng dần nhưng bệnh nhân không đi khám bệnh, khoảng 1 tuần sau khi các biểu hiện tê bì tăng và khó khăn trong vận động, bệnh nhân tự mua thuốc điều trị, khi bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân mới tới Bệnh viện Quân y 7A khám ở ngày thứ 15 của bệnh.
Khai thác tiền sử cho thấy, bệnh nhân thường xuyên sử dụng khí N2O trong các buổi tiệc khoảng 5 năm trước khi nhập viện (khoảng 2-3 lần/tuần), mỗi lần bệnh nhân sử dụng 5-7 quả bóng.
Theo BS Kiều Mạnh Hà – Chủ nhiệm Khoa thần kinh, Bệnh viện Quân y 7A, ngộ độc khi hít bóng cười rất nguy hiểm, nhẹ thì có biểu hiện tê chân tay, giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim, suy giảm sức khỏe, nặng thì tổn thương nghiêm trọng đến hệ thống tủy sống, tổn thương não và rối loạn tâm thần. Nhiều bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng khó hồi phục, bị tàn phế suốt đời. Thậm chí người bệnh có thể tử vong nếu chậm điều trị.
Trong khi đó, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai mới đây cũng cho hay đã tiếp nhận không ít trường hợp bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần do sử dụng bóng cười. Điển hình, nam bệnh nhân (22 tuổi) đến khám vì tê bì, yếu 2 chân và rơi vào trạng thái hoang tưởng. Vài năm nay, bệnh nhân thường xuyên dùng bóng cười, mỗi lần liên tục 30-40 quả. Thời gian gần đây, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi nhiều, tê bì, yếu 2 chân, kèm theo cảm giác có người muốn hại mình, theo dõi mình.
Nói về hậu quả của bóng cười, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Hầu hết các bệnh nhân ngộ độc khí N2O đều có tổn thương rất nặng nề tại hệ thống thần kinh khi đến viện. Biểu hiện cụ thể là rối loạn cảm giác, tê bì, mất cảm giác và đặc biệt là liệt tất cả các cơ. Đa phần các trường hợp không thể đi lại được, không thể đứng được. Thậm chí có trường hợp ảnh hưởng đến nguy cơ chức năng thở, có nghĩa là các cơ hô hấp cũng bị liệt, ăn uống khó khăn, liên tục bị sặc. Chụp từ đốt sống cổ, chụp não cho thấy tổn thương rất nặng nề với tủy sống cổ và với não. Cũng có những bệnh nhân rối loạn tâm thần, phải dùng thuốc giải độc nhiều ngày và quá trình hồi phục rất khó khăn.
Theo các chuyên gia y tế, khi sử dụng bóng cười, khí cười tạo ra sự hưng phấn ảo, sử dụng nhiều có thể gây nghiện, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh. Tùy cơ địa, bóng cười khiến người dùng lờ đờ, ngơ ngơ, đi đứng loạng choạng, rối loạn giấc ngủ, rối loạn nhịp tim, thiếu máu. Khi đó, dây thần kinh ngoại biên cũng như dây thần kinh thực vật giảm hoạt động, bị trơ hoặc mệt mỏi…
Trước những hậu quả khó lường như kể trên, các bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên giải trí bằng bóng cười, không nên thử rồi thành thật, bị lạm dụng lúc nào không hay. Ngay cả khi sử dụng ở nồng độ thấp thì người dùng cũng sẽ bị giảm nhận thức, tầm nhìn và thính giác. Với những người bị bệnh về tim mạch, hen suyễn và các bệnh liên quan tới đường hô hấp nếu sử dụng và tiếp xúc với khí N2O có thể bị nguy hiểm tới tính mạng. Đáng sợ là khí N2O cũng có thể gây ảo giác, có dấu hiệu tượng tự như ma túy tổng hợp và cũng gây nghiện. Đồng thời, nên có lối sống lành mạnh như tập thể dục thể thao, ăn uống và sinh hoạt điều độ, thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Người đàn ông đột ngột khó thở, nhồi máu cơ tim sau khi tắm
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, đồng tử 2 bên 2mm, thở gắng sức nhiều.
Ngày 24/7, đại diện Bệnh viện Đa khoa Thái Bình cho biết, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, điều trị thuốc không đều. Các bác sĩ đã đặt ống nội khí quản, an thần, thở máy, dùng các thuốc vận mạch, can thiệp động mạch vành qua da. Kết quả chụp chiếu cho thấy động mạch vành phải tắc hoàn toàn, gây nhồi máu cơ tim cấp. Ê kíp đặt stent tái thông động mạch.
Trước đó, sau khi tắm xong, ông D. 60 tuổi, đột ngột khó thở và hô hoán người nhà. Bệnh nhân ngay lập tức được đưa đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
(Ảnh minh họa).
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, đồng tử 2 bên 2mm, thở gắng sức nhiều, tần số thở 30 lần/phút, Spo2 90%, tím môi và đầu chi.
Tại Khoa Cấp cứu, bệnh nhân được xử trí đặt ống nội khí quản, an thần, thở máy, dùng các thuốc vận mạch, kháng tiểu cầu và kháng đông. Sau khi hội chẩn cấp cứu với chuyên khoa nội tim mạch, các bác sĩ đã thống nhất can thiệp động mạch vành qua da cấp cứu.
Kết quả chụp mạch vành bằng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA cho thấy, tắc hoàn toàn động mạch vành phải từ đoạn một mạch vôi hóa kèm huyết khối; hẹp 80% nhánh Diag I và hẹp 90% LCX II.
Ekip can thiệp tiếp tục tiến hành hồi sức cho bệnh nhân trên bàn can thiệp bằng an thần, thở máy, dùng vận mạch và thuốc trợ tim tăng cường co bóp can thiệp.
Đồng thời, các bác sĩ cũng can thiệp đặt stent tái thông động mạch thủ phạm và động mạch vành phải. Sau 3 giờ can thiệp, bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch, được điều trị hồi sức tích cực, không còn khó thở và huyết động ổn định.
Theo BSCKI Bùi Công Hải, Khoa Tim mạch, nhồi máu cơ tim dẫn đến nguy cơ tử vong cao, đặc biệt đối với người bệnh cao tuổi kèm bệnh lý nền.
Đặc biệt, can thiệp đặt stent xử trí tắc động mạch vành do nứt vỡ ác mảng xơ vữa là can thiệp có độ khó cao, đòi hỏi bác sĩ can thiệp tim mạch phải giàu kinh nghiệm, thao tác cẩn trọng, khéo léo trong quá trình thực hiện thủ thuật hút huyết khối, nong bóng, đặt stent để hạn chế nguy cơ tắc stent sau này", bác sĩ chia sẻ.
Theo các chuyên gia, bệnh cảnh tắc động mạch vành cấp tính chiếm 0,37-2,96% các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp.
Tắc động mạch vành là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến cố như nhồi máu cơ tim do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim, tai biến mạch máu não, tàn phế, tử vong.
Để giảm nguy cơ tắc mạch vành và nhồi máu cơ tim, người dân cần có chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn mỡ và nội tạng động vật, ăn đủ rau quả, từ bỏ thói quen hút thuốc lá, không lạm dụng rượu bia, tập thể dục đều đặn, giữ cân nặng hợp lý, tránh căng thẳng tâm lý và điều trị tốt các bệnh lý nếu có như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu...
Ngoài ra, người dân cần chú trọng khám sức khỏe định kỳ đều đặn cũng như khám chuyên khoa tim mạch khi có các triệu chứng bất thường để phát hiện và điều trị sớm...
Lý do ăn khoai lang tốt hơn cơm Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng mà gạo hay bột mì không có. Loại thực phẩm này góp phần phòng ngừa suy giảm sức khỏe, có tác dụng làm đẹp và chống ung thư. Tôi bị tăng đường huyết, rối loạn mỡ máu và được tư vấn phải giảm cân. Tôi tham khảo nhiều thực đơn và muốn chuyển sang ăn khoai...